Đi khắp nơi cắt cỏ nuôi bò, anh nông dân thu 65 tỷ/năm
Mỗi ngày đi khắp các khu đô thị, khu công nghiệp bỏ hoang ở Hà Nội để cắt cỏ về nuôi bò, nông dân Trần Văn Thắng (Hà Nội) thu 65 tỷ đồng mỗi năm.
Chia sẻ với PV. VietNamNet tại họp báo thông tin về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2022, hôm qua (3/10), anh Trần Văn Thắng (Đan Phượng, Hà Nội) “khoe” mình là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc được vinh danh dịp này.
Anh tâm sự, bố mẹ anh là nông dân, quanh năm chăm chỉ cấy hái rất vất vả nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Nhà anh có tới 8 anh chị em. Đến khi trưởng thành, anh từng bươn trải đủ nghề, từ đi chợ đến đi buôn lợn… để lo cho cuộc sống gia đình.
Quê anh là huyện thuần nông, mỗi khi thấy bà con thu hoạch mùa màng bỏ phí rơm rạ thấy tiếc của vô cùng. Sau đó, anh nảy ra ý định nuôi bò để tận dụng những phụ phẩm đó. Nhưng lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, anh chỉ là nuôi bò truyền thống, quy mô đàn khá nhỏ.
Nuôi bò cho doanh thu 65 tỷ đồng/năm, anh Trần Văn Thắng vinh dự là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 (ảnh: Tâm An)
Đến năm 2014, khi đi lang thang khảo sát vùng chăn nuôi, anh thấy có quá nhiều khu đô thị, khu công nghiệp ở Hà Nội bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Anh vui mừng vì biết đây là cơ hội để mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi bò của mình mà không cần diện tích đất trồng cỏ.
Được sự trợ giúp của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, anh nhập các giống bò ngoại chất lượng cao như bò 3B, bò Brahman… đưa vào nuôi vỗ béo, với quy mô mỗi lứa nuôi 200 con bò thịt thương phẩm. Ngoài ra, anh nuôi thêm 50 con bò sinh sản.
Video đang HOT
Cứ như vậy, chỉ với 1.000m2 đất trang trại, mỗi năm anh Thắng nuôi và xuất bán được 5 lứa bò thịt (1.000 con), trong đó chủ lực là giống bò 3B.
“Bình thường, để nuôi được một lượng lớn bò như vậy phải có ít nhất khoảng 50-60ha diện tích đất trồng cỏ. Còn tôi thì không có 1m2 đất trồng cỏ nào nhưng vẫn nuôi được rất nhiều bò”. Anh nói và cho biết, anh thuê 4 nhân công lao động với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, họ chỉ việc đi khắp các khu đô thị bỏ hoang cắt cỏ, sau đó chất đầy lên xe ô tô tải chở về trang trại cho bò ăn.
Mỗi năm anh tiết kiệm được hàng tỷ đồng nhờ cắt cỏ ở những khu công nghiệp bỏ hoang về cho bò ăn (ảnh: Dân Việt)
Theo tính toán của anh, 1 con bò ăn hết khoảng 20 kg cỏ/ngày (giá 900 đồng/kg). Như vậy nếu nuôi trong 2 tháng, tiền cỏ sẽ hết khoảng 1,1 triệu đồng. Song, nguồn cỏ này anh kiếm được ở những khu đô thị bỏ hoang nên tiết kiệm được tiền tỷ mỗi năm.
“Phải thuê đất trồng cỏ nuôi bò thì không có lãi đâu. Nhưng cỏ cho bò ăn này mình không mất tiền mua nên mới có lãi”, anh cho hay.
Do không phải lo vấn đề thức ăn thô (cỏ) nên công việc chăn nuôi bò của anh Thắng dễ dàng hơn rất nhiều. Anh chỉ việc đầu tư tiền mua cám (thức ăn tinh) cho bò.
Theo anh Thắng, giống bò 3B rất phàm ăn, dễ nuôi, tốc độ lớn nhanh, được mệnh danh là “cỗ máy sản xuất thịt”. Khi nhập về nuôi bình quân mỗi con bò 3B đạt trọng lượng 2,5-3 tạ/con, sau 2 tháng vỗ béo, bò đạt trọng lượng 5-6 tạ/con.
Bên cạnh đó, 3B là giống bò thịt cao sản, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với những giống bò khác. Thường thì các giống bò có tỷ lệ thịt xẻ đạt 37-38% là cao, song bò 3B cho tỷ lệ thịt xẻ đạt 45% nên thị trường rất chuộng loại bò này.
“Một năm tôi xuất bán khoảng 1.000 con bò thịt thương phẩm, doanh thu đạt khoảng 65 tỷ đồng. Trừ hết chi phí cũng lãi được vài tỷ đồng”, anh Thắng tiết lộ.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Thắng còn có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ở xã Thọ An, anh ủng hộ làm đường nông thôn mới, xây chùa, trường mầm non, tặng sổ tiết kiệm cho những hộ gia đình nghèo hay mua ghế đá cho trường học, trạm xá… Bên cạnh đó, anh Thắng còn đầu tư 1,2 tỷ đồng vốn kinh doanh không tính lãi cho 20 hộ chăn nuôi bò.
Bế mạc Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V
Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, tối 1/10, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V và Ngày hội Tam nông: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn năm 2022 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức đã khép lại với vòng chung kết, tranh tài sôi nổi của 4 đội xuất sắc nhất đến từ Tuyên Quang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc và chủ nhà An Giang.
Bà Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.
Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V năm 2022 với chủ đề "Nông dân Việt Nam: Trí tuệ - Số hóa - Hợp tác - Đột phá" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thu hút trên 1 triệu lượt cán bộ, hội viên nông dân ở các địa phương trong cả nước tham gia. Trải qua vòng thi tại 4 khu vực với sự tham gia của 63 đội tuyển tới từ Hội Nông dân 63 tỉnh, thành, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 16 đội xuất sắc nhất vào tham dự vòng thi bán kết và chung kết tổ chức ngày 30/9 - 1/10 tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Hội thi năm nay có nhiều đổi mới về nội dung, cách thức tổ chức, tư duy tiếp cận và tham gia hoạt động của các đội thi. Các đội có sự đầu tư chu đáo, quá trình tập luyện công phu, bài bản, nắm vững kiến thức chung cũng như trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời đã thực hiện số hoá, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong các phần thi, tạo sự lôi cuốn, sôi nổi, hấp dẫn, thuyết phục người xem.
Vòng bán kết và chung kết Hội thi diễn ra sôi động, hấp dẫn với những giây phút căng thẳng, hồi hộp, kịch tính. Sau hai ngày trực tiếp tranh tài sôi nổi, từ 16 đội tuyển tham dự vòng bán kết, Ban tổ chức đã lựa chọn được 4 đội xuất sắc nhất đến từ Tuyên Quang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc và An Giang vào vòng thi chung kết. Qua mỗi phần thi, các đội thi đã để lại dấu ấn, nét văn hóa riêng rất đặc trưng của đơn vị; đem đến những hình ảnh đẹp, khí thế và sức sống mới; thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tư duy đổi mới, sẵn sàng hội nhập và quyết tâm đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; góp phần xây dựng công tác Hội và phong trào nông dân ngày càng phát triển.
Tiến sĩ Lê chí Phương, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ trình bày tham luận tại hội thảo.
Sau 4 vòng thi tranh tài sôi nổi là: Lời chào nông dân, Nghe nông dân nói, Kiến thức nhà nông và So tài nhà nông, Ban giám khảo làm việc công tâm, khách quan, đánh giá đúng khả năng, lựa chọn được đội thi xuất sắc, xứng đáng nhất để trao giải. Kết quả, giải nhất toàn quốc thuộc về đội chủ nhà An Giang với tiền thưởng 100 triệu đồng; giải nhì là đội Vĩnh Phúc với tiền thưởng 70 triệu đồng. Hai đội Tuyên Quang và Quảng Nam đồng giải ba với tiền thưởng 50 triệu đồng cho mỗi đội.
Phát biểu bế mạc, ông Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Hội thi khẳng định: Hội thi là kênh tuyên truyền sinh động và hiệu quả của Hội Nông dân Việt Nam trong truyền tải những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam, những kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến với đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân. Qua Hội thi giúp cho những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước sớm đi vào cuộc sống; những kiến thức khoa học kỹ thuật được phổ biến, áp dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống của nông dân; đặc biệt góp phần lan toả sâu rộng trong nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Cùng với tổ chức vòng bán kết và chung kết của Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V năm 2022, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam còn phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức Ngày hội Tam nông: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn năm 2022 với sự tham gia của các tỉnh, thành phố khu vực Nam bộ và 16 tỉnh, thành có đội tuyển dự thi vòng bán kết và chung kết hội thi. Qua 3 ngày tổ chức với các hoạt động chính như: Triển lãm trưng bày hình ảnh, hàng hóa nông sản Việt Nam; Hội thi ẩm thực vùng miền; Hội thảo khoa học về nông nghiệp, nông dân, nông thôn... đã thu hút hàng vạn lượt khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, trao đổi. Đây thực sự là cơ hội kết nối hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhân và người nông dân; xây dựng môi trường liên kết cung, cầu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, các sản phẩm kinh tế chủ lực, đặc sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước...
Chàng trai gây sốc khi thừa nhận càng khởi nghiệp càng nghèo Mới đây, một chàng trai sau 2 năm khởi nghiệp đã thừa nhận càng khởi nghiệp càng nghèo dần và bây giờ là nghèo hẳn. Những chia sẻ này nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Sau 2 năm thuê đất khởi nghiệp với nông nghiệp, Hậu cho biết càng làm càng nghèo dần và bây giờ là nghèo hẳn....