Đi khắp ba miền thưởng thức món nem
Với những ai đam mê ẩm thực thì món nem luôn là món được yêu thích. Với nguyên liệu chính là thịt và da heo tẩm ướp gia vị, mỗi vùng miền đều có cách biến tấu khác nhau với món nem chua.
Nếu bạn có cơ hội đi du lịch đến các tỉnh sau đây thì hãy thưởng thức món nem của vùng đất đó nhé, đảm bảo bạn sẽ mê tít đấy.
Nem chua rán Hà Nội
Là món ăn vặt đường phố khá phổ biến, nem chua rán được nhiều du khách truyền tai nhau khi đến thủ đô. Nem chua lăn qua bột, có màu vàng rộm ngon mắt, ăn kèm tương ớt và một số loại hoa quả như củ đậu, xoài, dưa chuột… Ở Hà Nội, những khu vực bán nem chua rán nổi tiếng là ngõ Tạm Thương, Hàng Bông, phố Trịnh Hoài Đức khúc sau sân vận động Hàng Đẫy, phố Tạ Hiện…. với giá từ 30.000 đến 50.000 đồng một đĩa. Ảnh: Má Lúm.
Nem chua Thanh Hóa mang vị chua dịu đặc trưng, được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt, lá đinh lăng cho lên men đến chín (khoảng 2-3 ngày). Người ta gói nem chua trong lá chuối, theo hai dạng: dài hoặc vuông, rồi xâu hay cột lại thành chục.
Nem chua có ở nhiều huyện của Thanh Hóa, nhưng ngon nhất là ở thành phố của tỉnh này. Các phố làm nem nổi tiếng là Tân An, Ngô Thì Nhậm, Cửa Tả, Trường Thi, Đội Cung… với giá khoảng 30.000-40.000 đồng một chục.
Nem lụi xứ Huế
Video đang HOT
Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng như miến, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Nem lụi ngon cũng nhờ thứ nước chấm đặc biệt làm từ đậu phộng xay nhuyễn, cho thêm một chút nước mắm rồi đun trên bếp thành hỗn hợp sền sệt giống như tương. Nem lụi ăn kèm với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người. Món này được bán nhiều ở chợ Đông Ba, đường Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu… với giá khoảng 30.000 đồng đĩa.
Tré Bình Định
Đây là thứ đặc sản trứ danh của đất võ không thể thiếu trong những ngày lễ tết. Thịt lợn được chần qua nước sôi rồi ngâm trong nước lạnh để thịt giòn và không bị dính, dùng dao thái nhanh tay, rồi nêm gia vị. Trộn thịt với riềng, tỏi, thính… Sau đó rải lá chuối ra, lá ổi non rửa sạch, xếp lên trên và trải đều hỗn hợp tré vừa đủ lên, cuốn lại cho thật chặt. Gói tré trong lớp “áo” rơm lúa mới dày, bó chặt hai đầu bằng lạt. Tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 đến 3 ngày sẽ tự chín. Khi ăn, bạn lột tré ra, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt với nhau, cuốn với bánh tráng và rau sống, đồ chua, chấm nước mắm ớt tỏi hoặc tương ớt. Giá khoảng 25.000-40.000 đồng một cây, tùy kích thước.
Nem Ninh Hòa (Khánh Hòa)
Ai đến Nha Trang đều không thể bỏ qua nem Ninh Hòa. Nem nướng ở đây được ăn như món gỏi cuốn của người Sài Gòn, dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn lại chấm vào nước chấm.
Ở Nha Trang, bạn có thể tìm ăn ở Lê Lợi, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Lê Thành Phương, Lãn Ông, Phan Bội Châu… với giá khoảng 50.000 đồng một phần hai người ăn.
Nem nướng Đà Lạt
Cũng có nguồn gốc từ Huế, món nem nướng Đà Lạt được biến tấu đôi chút cho phù hợp với thời tiết cao nguyên. Nem Đà Lạt ăn cùng bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế… và chấm nước tương được pha chế riêng. Nước chấm ở đây nấu từ xương heo được ninh kỹ lọc lấy nước cốt, cùng tương hột xay, rồi đánh nhuyễn hai hỗn hợp này lại với nhau, sau đó nêm gia vị, nước mắm, bột nêm cho vừa ăn, thêm vừng rang, tạo vị ngọt và béo.
Ở Đà Lạt nổi tiếng nhất là quán nem Bà Hùng trên đường Phan Đình Phùng và chợ Chi Lăng. Một phần nem nướng cho một người ăn khoảng 30.000 đồng.
Nem Lai Vung (Đồng Tháp)
“Lai Vung là xứ lạ lùng/ Nem chua mà ngọt, thơm lừng mà say…”, đúng như câu thơ, nem Lai Vung có chút vị ngọt đặc trưng miền Tây. Nem được làm từ thịt, bì heo và một số gia vị như tiêu, ớt, tỏi và bọc trong các lớp lá chuối. Khi tháo ra ăn, bỏ lớp lá chuối là miếng nem đỏ hồng với hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thêm độ giòn của mấy cọng bì càng tăng vị độc đáo.
Nếu không ghé được huyện Lai Vung để mua của những lò nem lớn như Năm Thơ, cô Hoàng, Hiệp, Quang, Chiến Ngoan, Hoàng Oanh.. bạn có thể mua ở các cửa hàng đặc sản miền Tây ở Cao Lãnh, Sa Đéc với giá 25.000-35.000đ một hộp (10 cái).
Theo Vnexpress
Tự làm nem chua Thanh Hóa ngon không cưỡng nổi!
Cách làm nem chua Thanh Hóa cực ngon:
Mình có cô bạn ở Thanh Hóa, cứ mỗi lần bạn ý về quê lại phải nhờ mua vài chục chiếc nem ăn cho đỡ thèm thuồng ấy. Mình đã ăn nem chua nhìu nơi, nhưng chỉ có nem chua Thanh Hóa là ấn tượng nhất, ăn bao nhiên cũng không thấy chán. Vì thích ăn lắm nên cũng hỏi cách làm và mày mò làm thử thì thấy ăn cũng ngon lém các nàng ạ, chất lượng tương đổi là ổn ý :D. Món ăn này không quá khó đâu nhé, các nàng hãy thử tham khảo cách làm mà mình sẽ chia sẻ sau đây nha, 1 ngày đẹp trời nào đấy làm thử xem, tại Hà nội mà vẫn có nem Thanh Hóa để ăn, quá là tuyệt lun ý chứ:)
Phần nguyên liệu cần chuẩn bị:
lá chuối tươi, lá đinh lăng (hoặc lá ổi)Dây chun (dùng để bọc nem khi gói xong)Tỏi: 2 củ, thái thành lát mỏng, nên chọn tỏi Việt Nam tuy nhỏ củ nhưng hương vị rất thơm, đây là 1 phần không thể thiếu của món nem chua Thanh Hóa đó nhaỚtThịt nạc mông: 1kgBì lợn: 200 gramThính gạo: 100 gramĐường, muối, hạt tiêu, nước mắm cốt cá, bột năngMàng bọc thực phẩm
Phần thực hiện:
Bước 1: Thịt làm nem là phần quan trọng nhất ấy, phải là loại thịt còn ấm nóng, mới từ lò mổ mang về và chưa qua nước lạnh, nếu sơ ý rửa qua thì coi như món nem sẽ thật bại lun. Thực ra món nem Thanh Hóa thời xưa người ta thường giã tay để thịt có độ kết dính nhiều hơn, mà giã tay bao giờ cũng là ngon nhất, nhưng bây giờ đa phần thường là thịt xay rồi, tuy hương vị không còn hoàn hảo được như trước nhưng bù lại tiết kiệm được khá nhiều thời gian các nàng ạ, nếu mà có nhiều thời gian thì các nàng có thể giã tay cho đến khi miếng thịt nhuyễn ra, kết dính và quánh vào nhau là được rùi ý
Bước 2: Phần bì lợn rửa sạch, cạo hết lông còn sót lại. Để những sợi bì được trong khi thái, các nàng phải lọc hết phần mỡ còn sót lại cho tới khi quan sát thấy lớp bì có màu trắng tinh là được. Đem luộc chín, thái thật mỏng bằng tay sợi ngắn chừng 2cm
Bước 3: Làm nên hương vị của nem chua Thanh Hóa không thể thiếu thính gạo rang vàng, xay nhỏ mịn, rùi cho thêm chút xíu hạt tiêu cho dậy mùi thơm. Trộn hỗn hợp nem bao gồm: thịt giã (xay) nhuyễn, bì lợn vừa thái, 100 gram thính, 1 thìa nước mắm cốt cá, tỏi, ớt thái lát, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa bột năng (bột năng sẽ giúp nem có độ kết dính), đeo bao tay vào và trộn đều nguyên liệu trên
Bước 3: Hỗn hợp sau khi đã trộn đều các nguyên liệu trên thì chia thành các miếng nhỏ có độ dài khoảng 7 cm và to bằng ngón tay cái để đóng gói ( các nàng cũng có thể chia thành các miếng hình trụ dài, hoặc cả 1 cái nem to như gói giò lụa nếu thích nhé :D), bọc 1 lớp màng bọc mỏng ra bên ngoài. Dùng lá ổi hoặc lá đinh lăng quấn lại bên ngoài, tiếp đó, lấy lá chuối bọc 6-7 lớp và dùng dây chun buộc lại
Món nem chua này có thể để từ 3-5 ngày là nem chín, có thể ăn được rùi. Món nem chua Thanh Hóa mà ngồi nhâm nhi cùng tương ớt thì đảm bảo đắt hàng lắm đó nha, tuy công đoạn hơi cầu kỳ chút nhưng bù lại chúng mình đã được thưởng thức đặc sản xứ Thanh bất cứ lúc nào, mà tự mình làm cũng sạch sẽ, vệ sinh. Rất đáng để các nàng trổ tài phải không nào, còn chần chừ gì nữa nhỉ, cùng vào bếp thui :D
.Theo Iunauan.
Tự hào phong vị quê Thanh Thanh Hóa không chỉ là miền đất "địa linh nhân kiệt" mà còn nổi tiếng là một vùng văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc. Với địa hình đa dạng trải rộng từ miền núi, trung du xuống đồng bằng và vùng biển, những yếu tố tự nhiên, lịch sử và sắc tộc là cơ sở làm nên sự đa dạng và...