Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
Người đàn ông bất ngờ sau khi đọc được tin nhắn từ những người bạn học cũ.
Tiểu Đông đã tốt nghiệp Đại học gần 10 năm. Sau khi rời khỏi trường, anh đến thành phố lớn, cách nhà hàng ngàn cây số làm việc. Những năm đầu tiên lập nghiệp, cuộc sống của Tiểu Đông vất vả vô cùng. Nhưng nhờ sức chịu đựng hơn người, Tiểu Đông dần vượt qua được những khó khăn, trở thành một người có sự nghiệp thành công trong mắt người khác.
Đã 10 năm kể từ khi cả lớp tốt nghiệp nên lớp trưởng muốn tổ chức buổi gặp mặt, nhằm tạo cơ hội cho mọi người gặp lại, hồi tưởng về cuộc sống sinh viên đã qua. Tiểu Đông, người hiếm khi liên lạc với các bạn cùng lớp vì luôn bận rộn trong công việc, cũng rất nhớ các bạn học cũ và muốn xem họ bây giờ ra sao. Thế là anh chủ động đăng ký tham gia và chờ đợi ngày tổ chức tiệc.
Ngày hôm đó, Tiểu Đông hào hứng nghĩ đến những bạn học đã lâu ngày không gặp, nên anh đến nhà hàng từ sớm. Một lúc sau, các bạn cùng lớp lần lượt đến. Nhìn thấy những bạn học cũ, ai nấy cũng đều xúc động.
Trong bữa tiệc, sau vài ly rượu, mọi người bắt đầu trò chuyện về sự phát triển và tình hình hiện tại của mình trong những năm qua. Khi Tiểu Đông kể lại hành trình lập nghiệp của mình, nhiều bạn học bày tỏ ngưỡng mộ với anh. Khi biết được Tiểu Đông đang làm chủ của doanh nghiệp lớn, nhiều người bạn còn trêu đùa rằng giờ đây anh đã trở thành người thành công, giàu có nhất lớp.
Tình huống này khiến Tiểu Đông bồi hồi và xúc động. Anh nhớ lại khi còn đi học, do năng lực học tập còn kém nên Tiểu Đông không nhận được nhiều chú ý, thậm chí còn bị các bạn học phớt lờ. Những vất vả của Tiểu Đông khi một mình đi lập nghiệp ở thành phố lớn giờ đây trở thành điều hoàn toàn xứng đáng.
Ảnh minh hoạ
Gần đến cuối bữa tiệc, do có việc đột xuất nên Tiểu Đông xin phép đi về trước. Sau đó, anh còn đến quầy lễ tân để lặng lẽ thanh toán hoá đơn là 60 ngàn tệ (~210 triệu đồng).
Video đang HOT
Sau khi Tiểu Đông rời đi, đến khi bữa tiệc kết thúc, các bạn học mới biết anh đã thanh toán hoá đơn. Tin tức này khiến tất cả mọi người đều sửng sốt. Khi lớp trưởng gọi điện cho Tiểu Đông thì anh nói bản thân muốn mời các bạn: “Mọi người có dịp ngồi xuống cùng nhau thật không dễ dàng. Số tiền nhỏ này chẳng là gì cả. Hãy coi như tôi mời mọi người một bữa”, anh nói từ đầu dây bên kia.
Tiểu Đông cứ ngỡ mọi chuyện đã xong nhưng ngay khi anh về đến khách sạn, chuẩn bị nghỉ ngơi thì điện thoại bùng nổ thông báo. Anh phát hiện hầu như cả lớp đều đã chuyển khoản lại anh số tiền ăn ngày hôm đó. Tiểu Đông bất ngờ và bối rối, nên đã nhắn tin trong nhóm hỏi các bạn học đang làm gì. Vì Tiểu Đông ngỡ rằng anh đã nói ra ý định muốn mời bạn học một bữa, thế nên hành động chuyển khoản lại của họ là không cần thiết.
Ảnh minh hoạ
Một bạn học nói, với sự thành công hiện nay thì ai cũng mừng cho Tiểu Đông. Nhưng khi đi họp lớp, mọi người đã thống nhất sẽ cùng nhau chia tiền ăn uống nên các bạn không muốn lợi dụng Tiểu Đông. Một bạn khác lại nói, tình bạn không nên được đo đếm bằng vật chất, thế nên anh ta muốn hoàn trả lại chi phí cho Tiểu Đông. Một bạn học khác tiếp lời, anh ta hiểu Tiểu Đông đạt được thành công là một điều không dễ dàng. Do đó, anh ta không muốn làm lãng phí tiền bạc của Tiểu Đông.
Nhìn những lời nói chân thành của các bạn trong nhóm lớp, Tiểu Đông rất xúc động. Thời gian đã thay đổi, ai rồi cũng có cuộc sống riêng nhưng tình bạn của họ lại là thứ không thể lay chuyển.
Người ra nói rằng, tình bạn của người trưởng thành mà khi dính đến tiền bạc thì sẽ dễ tan vỡ. Thế nhưng, anh hiểu rằng ở đâu đó vẫn có những con người đối xử tốt với nhau mà không có một chút vụ lợi cá nhân. Với Tiểu Đông, tình bạn đẹp và trong sáng như thế mới là điều mà người ta trân trọng trong suốt bao năm bon chen ngoài đời.
Chiếc bàn học của nữ sinh cấp 3 làm nổi lên tranh cãi
Chiếc bàn học này được nữ sinh gọi là nơi đem đến "cảm giác an toàn" song nó lại khiến phụ huynh cảm thấy vô cùng khó hiểu.
So với nam sinh, các nữ sinh thường tinh tế hơn, điệu đà hơn và biết chăm chút cho mọi thứ hơn. Sự chú trọng đến chi tiết này của họ có đôi khi thể hiện ở cả những thứ chẳng mấy ai để tâm như... bàn học ở lớp.
Mới đây, chiếc bàn học của một nữ sinh Trung Quốc đã bất ngờ viral và trở thành tâm điểm bàn tán trên MXH. Nữ sinh gọi chiếc bàn này là "bàn học mang lại cảm giác an toàn". Hai từ "bàn học" và "cảm giác an toàn" đặt cạnh nhau khiến không ít phụ huynh cảm thấy khó hiểu: Bàn học là nơi để ngồi học chứ có phải giường trong ký túc xá đâu mà cần an toàn với không an toàn. Và khi được diện kiến cận cảnh chiếc bàn, phụ huynh càng ngơ ngác hơn. Thậm chí không ít người phải thốt lên: "Thế này mà gọi là bàn học à?".
Chiếc bàn được nữ sinh gọi là "bàn học mang lại cảm giác an toàn".
Các góc dù nhỏ nhất đều được nữ sinh này tận dụng để sắp xếp các món đồ to nhỏ khác nhau.
Theo đó, nữ sinh cấp 3 này đã bố trí lại hoàn toàn chiếc bàn học ở lớp. Bình thường bàn học chỉ có sách vở bút thước, nói chung là đồ dùng học tập, cùng lắm là thêm chút đồ ăn vặt trong ngăn bàn. Thế nhưng, bàn học của nữ sinh này thì không, bạn gọi nó là ngôi nhà mini khéo chẳng sai. Trong không gian có hạn của chiếc bàn học, nữ sinh này đã xếp 1001 thứ, mỗi thứ đều có vị trí cố định, muốn sử dụng cái gì cũng có thể tìm thấy ngay. Và theo nữ sinh, đó chính là lý do vì sao cô gọi bàn học của mình là "bàn học mang lại cảm giác an toàn".
Về phần trên bàn có gì ư? Ngoài sách giáo khoa, bài kiểm tra, vở bài tập thì còn có đồ trang trí, thú bông, gương nhỏ, khăn choàng, ảnh, sticker, ly nước, thậm chí có cả một vách ngăn đặc biệt để tránh ly nước vô tình bị đổ, có thể nói để đảm bảo cảm giác an toàn đến cùng.
Để mọi người tiện theo dõi, nữ sinh thậm chí còn làm sơ đồ chú thích vị trí và tác dụng từng món đồ.
Không chỉ có sách vở hay đồ dùng học tập, nữ sinh còn có cả xe để... đồ ăn vặt, gối, dao, thớt...
Sau khi loạt hình ảnh về chiếc bàn này được đăng tải, cư dân mạng đã nổ ra những tranh cãi kịch liệt. Bên cạnh những nữ sinh tỏ ra thích thú và cho biết sẽ học hỏi để áp dụng cho bàn học của mình thì cũng có không ít ý kiến "ném đá", cho rằng cách bày trí của nữ sinh là hết sức vô nghĩa, làm thế chỉ tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập mà thôi.
- Bạn nữ này có thể không phải người học giỏi nhất lớp nhưng ít nhất cũng có thể thấy bạn ấy là một cô gái tinh tế và yêu đời. Chẳng có gì sai khi theo đuổi sự thoải mái cả, thoải mái thì mới an tâm học tập chứ.
- Góc học tập xinh ghê, quan trọng là gọn gàng nữa.
- Tôi mà là giáo viên thì tôi dẹp cái bàn này đi lâu rồi, trông vướng víu, có khi còn ảnh hưởng đến các bạn khác.
- Ở lớp thì lo mà học, chứ ngồi cả ngày sắp xếp mấy thứ này thì thời gian đâu học hành ôn luyện?
Còn bạn, bạn nghĩ sao về chiếc bàn học này?
Bị bạn học bắt nạt, đạp vào lưng, phản ứng của cậu bé 5 tuổi rưỡi ở TP.HCM khiến người lớn ngạc nhiên: Mẹ dạy giỏi thật! Leo đã có cách ứng xử chững chạc, bình tĩnh nhờ được mẹ trang bị những kỹ năng cơ bản. Một ngày, sau khi đi học về, Leo (5,5 tuổi), con trai chị Trương Dư Ngọc Trâm (TP.HCM) kể cho mẹ nghe chuyện mình bị bắt nạt. Theo lời cậu bé, khi con đang nằm sấp thì một anh lớp lớn đến và...