Đi giữa thú hoang tại Khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Indonesia
Nằm cách thủ đô Jakarta của Indonesia khoảng 80km, ‘ Taman Safari Bogor’ ở Bogor, Tây Java là vườn thú chủ đề động vật hoang dã đầu tiên và cũng là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất tại Indonesia.
Giá vé vào cửa của “Taman Safari Bogor” là khoảng 350.000 rupiah (tương đường gần 500.000 đồng) dành cho mỗi du khách nước ngoài. Du khách có thể lựa chọn khám phá Safari bằng xe bus của nhà tổ chức hoặc sử dụng xe ô tô riêng.
Những con thú hiền lành thường tới sát cửa kính xe ô tô và chờ du khách cho ăn củ quả.
Báo. Xây dựng từ năm 1980, “Taman Safari Bogor” có diện tích 170ha, là nơi sinh sống của hơn 3.000 loài động vật hoang dã, gồm bò tót, hà mã, tê giác, ngựa vằn, nai, hổ Bengal, sư tử, đười ươi, hươu cao cổ…
Sư tử. Ở các khu vực có thú dữ như hổ, sư tử, báo…, du khách không được cho thú ăn và không được phép bước ra khỏi xe. Tại các khu vực này, ban quản lý luôn bố trí phương tiện, nhân viên để giám sát, nhắc nhở du khách chấp hành quy định, đề phòng các trường hợp bất trắc.
Video đang HOT
Hà mã.
Hươu cao cổ. Vườn thú này cũng là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Indonesia. Môi trường sinh sống tự nhiên giúp các loài động vật hoang dã tại đây phát triển, đầy sức sống.
Bò tót.
Tê giác.
Ngựa vằn.
Biểu diễn cá heo.
Tại các khu bảo tồn thiên nhiên của Indonesia, trong đó có “Taman Safari Bogor”, không thể thiếu là loài rồng Komodo nổi tiếng của Indonesia. Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất hiện có trên thế giới, được tìm thấy trên các đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang ở miền đông của Indonesia và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
“Taman Safari Bogor” có các chương trình thu hút du khách như huấn luyện hổ, cũng như công viên giải trí với các trò chơi hấp dẫn trẻ em.
Tiết mục cưỡi voi.
Đười ươi./.
Loài chim săn mồi nhỏ nhất thế giới: Sát thủ ngoại hình đáng yêu, một đêm săn 10 cá thể
Chim ưng đùi cao không lớn hơn chim sẻ là bao, nhưng đừng để kích thước tí hon này đánh lừa.
Chim ưng đùi đen (Microhierax fringillarius) và chim ưng Borneo (Microhierax latifrons) cùng chia sẻ danh hiệu chim săn mồi nhỏ nhất thế giới. Với cơ thể chỉ dài từ 14 đến 16 cm, sải cánh từ 27 đến 32 cm và nặng khoảng vài gram, nhiều người có thể nhầm rằng chim ưng đùi đen không phải là kẻ săn mồi hiệu quả nhất. Thế nhưng, đừng để vẻ ngoài vô hại của loài chim này đánh lừa. Chim ưng đùi đen giống vẹt đuôi dài là một trong những loài có vẻ ngoài dễ thương, nhưng khi săn mồi, chúng thật sự trở thành các sát thủ đáng gờm của tự nhiên.
Chim ưng đùi đen chủ yếu ăn côn trùng như bướm đêm, chuồn chuồn, mối cánh và ve sầu. Đôi khi, chúng sẽ tấn công cả các loài chim nhỏ, thằn lằn và thậm chí cả động vật có vú như dơi nhỏ. Chúng thường săn mồi từ những nơi có tầm nhìn tốt, lao ra ngoài để bắt một số loài côn trùng đang bay ngang qua.
Bên cạnh đó, loài chim này cũng có thể gây bất ngờ cho con mồi đang ngụy trang dưới mặt đất. Những sát thủ nhỏ bẻ này có tính xã hội khá đặc biệt, khác xa với những loài chim săn mồi khác. Chúng thường săn mồi theo bầy với số lượng tương đối lớn, có khi lên đến 10 cá thể.
Loài chim này có nguồn gốc từ Brunei Darussalam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia, chim ưng đùi đen là loài có khả năng thích nghi cao. Dường như chúng chịu được những biến đổi lớn trong môi trường sống.
Không có dữ liệu chính thức về mật độ quần thể cũng như các đánh giá về quần thể khác nhau, nhưng Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên liệt kê Microhierax fringillarious vào danh sách những loài cần quan tâm.
Chim ưng đùi đen gây bất ngờ cho nhiều người khi có thể săn mồi với tốc độ và độ chính xác cao. Không những vậy, chúng còn có kiểu săn mồi theo bầy, một điều khá hiếm gặp ở chim săn mồi nói chung.
Clip: Đàn chó hoang cắn xé linh dương Impala Trong đoạn clip dưới đây, đàn chó hoang đã tấn công rồi cùng nhau cắn xé con linh dương Impala thành từng miếng nhỏ. Với bản năng sinh tồn của mình, linh dương Impala cố gắng làm tất cả những gì có thể để chạy trốn trước sự tấn công của đàn chó hoang. Tuy nhiên, chỉ sau ít giây, nó đã quỵ...