Ba con cá khổng lồ chế.t ở bãi biển của Indonesia chỉ trong một tháng
Một con cá nhà táng dài 17m đã chế.t sau khi dạt vào một bãi biển ở Bali, Indonesia, theo một quan chức bảo tồn nước này cho biết hôm Chủ nhật (9/4).
Đây là con cá thứ ba mắc cạn trên đảo Indonesia chỉ trong hơn một tuần.
Con cá nhà táng đực được tìm thấy mắc cạn trên bãi biển Yeh Leh ở quận Jembrana, phía tây Bali vào chiều thứ Bảy.
Các thành viên của đội đặc nhiệm môi trường Indonesia kiểm tra miệng của một con cá nhà táng đã chế.t dạt vào một bãi biển ở quận Jembrana của Bali. Ảnh: AFP
Permana Yudiarso, một quan chức hàng hải và thủy sản địa phương nói với AFP: “Chúng tôi hiện đang cố gắng kéo xác con vật vào bờ để việc khám nghiệm dễ dàng hơn và chúng tôi sẽ chôn nó sau khi cuộc kiểm tra kết thúc”.
Video đang HOT
Đây là con cá voi thứ ba mắc cạn ở Bali, một điểm đến phổ biến cho khách du lịch, chỉ trong tháng 4. Hôm thứ Tư, một con cá nhà táng đực dài 18m đã mắc cạn ở quận Klungkung, trên bờ biển phía đông của Bali.
Trước đó, một con cá voi Bryde nặng hơn 2 tấn và dài ít nhất 11m được phát hiện mắc cạn trên một bãi biển ở Tabanan vào ngày 1/4 – xác của nó đã bị thố.i rữ.a khi được người dân địa phương phát hiện.
Yudiarso nói với AFP rằng nghi ngờ ban đầu của họ là con cá nhà táng được tìm thấy hôm thứ Bảy cũng chế.t vì bệnh tật, “giống như con cá voi được tìm thấy mắc cạn vài ngày trước. Cơ thể trông gầy gò và ốm yếu”.
Yudiarso cho biết sẽ mất ít nhất ba tuần để kết luận khám nghiệm nhưng các chuyên gia pháp y đã tìm thấy một số vết chả.y má.u trong phổi của con cá voi và ruột của nó chứa đầy chất lỏng.
Cảnh sát đã phong tỏa địa điểm này để ngăn người dân lấy thịt hoặc các bộ phận cơ thể của động vật có vú này.
Năm 2018, một con cá nhà táng được phát hiện đã chế.t ở Indonesia với hơn 100 cốc nhựa và 25 túi nhựa trong bụng, làm dấy lên lo ngại về vấn đề rác thải biển khổng lồ của quần đảo Đông Nam Á này.
Indonesia là quốc gia xả rác thải biển nhiều thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Phát hiện sứa ma khổng lồ khi lặn ở vùng biển Nam Cực
Theo các nhà khoa học, việc bắt gặp sứa ma dưới đáy biển là trải nghiệm hiếm có dù loài sinh vật này sinh sống ở nhiều vùng biển.
Nhóm du khách sử dụng tàu lặn tham quan vùng biển ngoài khơi Nam Cực đã chạm trán sứa ma khổng lồ. Đây được cho là trải nghiệm hiếm có, bởi không phải ai trên thế giới cũng có thể thấy sứa ma,Live Scienceđưa tin.
Theo mô tả của những vị khách này, sứa ma khổng lồ trông giống như những sinh vật ngoài hành tinh với xúc tu dài màu trắng bên dưới phần vòm.
Ông Daniel Moore một nhà sinh vật biển, cũng là thành viên sáng lập công ty tàu lặn du lịch Viking hoạt động ngoài khơi Nam Cực cho biết, ông nhận ra ngay loài sứa ma này từ máy ảnh của du khách và hiếm khi có thể gặp chúng. Con sứa ma dường như không biết đến sự xuất hiện của tàu chiếc tàu lặn dù bị soi đèn vào. Nó cũng không có phản ứng nào khi con tàu đến gần.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chíPolar Researchcho biết, sứa ma khổng lồ (tênkhoa họcStygiomedusa gigantea) là một trong những loài săn mồi không xương sống lớn nhất dưới biển sâu. Các nhà nghiên cứu ước tính loài sứa này trung bình dài hơn 5 m, nhiều con dài hơn 10 m.
Hình ảnh sứa ma do các du khách của Viking chụp lại. (Ảnh: Mark Niesink)
Sứa ma khổng lồ sống ở mọi đại dương, trừ Bắc Băng Dương. Tuy nhiên vì sinh vật bí ẩn này thường sống sâu dưới đáy biển nên con người hiếm khi nhìn thấy chúng.
TheoLive Science, các loài sứa khổng lồ được bắt gặp ở độ sâu từ 80 m cho đến 280 m, nhưng sứa ma khổng lồ thường sống ở độ sâu dưới 1.000 m. Việc chúng xuất hiện ngoài khơi bán đảo Nam Cực vốn có vùng nước nông hơn là điều chưa được lý giải.
Ông Moore cho rằng việc sứa ma khổng lồ xuất hiện ở vùng nước nông ở Nam cực gần mặt biển có thể để tiếp xúc với bức xạ tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời, thứ sẽ giúp chúng loại bỏ các ký sinh trùng trên thân. Một lý giải khác là do dòng hải lưu ở Nam Cực đã cuốn những con sứa ma từ đáy biển lên gần mặt biển.
Loài cá có thể nhận ra mình trong gương và ảnh tĩnh Loài cá bác sĩ có thể nhận ra chính mình qua gương và ảnh tĩnh - đó là phát hiện mới của của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Osaka, Nhật Bản. Trong nghiên cứu, nhóm sử dụng loài cá bác sĩ (bluestreak clean wrasse) chuyên ăn vảy chế.t và các loài ký sinh bên ngoài cơ thể những con cá khác. Loài...