Đi giữa rừng già, chinh phục núi Muối miền Tây Bắc
Nếu bạn muốn hòa mình vào thiên nhiên, chinh phục một đỉnh núi nào đó ở Tây Bắc mà thời gian thì có hạn, núi Muối chính là một lựa chọn hoàn hảo.
Khung cảnh bình yên ở Tây Bắc
Bình minh trên đỉnh Núi Muối
Núi Muối là dãy núi ở giữa 2 xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) và Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai). Tổng quãng đường từ chân núi lên đến núi Muối vào khoảng 14km.
Chỉ cần hai ngày cuối tuần, từ Hà Nội, bạn đã có thể lên Sa Pa, đi qua những bản làng xa xôi, hay ngắm nhìn những cây cổ thụ trong rừng nguyên sinh và đốt lứa trại trên đỉnh núi cao 2100m.
Thời tiết đẹp nhất để leo núi Muối là vào từ mùa thu tới mùa xuân, thời tiết không quá lạnh cũng không quá nóng. Nếu đi vào mùa đông, phải chuẩn bị đồ ấm thật kỹ, nhưng bạn sẽ cơ hội chiêm ngưỡng băng tuyết phủ lên cây lá, đồi núi như truyện cổ tích.
Băng giá phủ trên cây lá
Từ Hà Nội, các bạn bắt xe giường nằm đi Lào Cao hoặc Sa Pa. Từ bến xe trung tâm Lào Cao, Sa Pa, bạn sẽ phải di chuyển vào địa phận xã Sàng Ma Sáo để bắt đầu công cuộc chinh phục đỉnh núi Muối. Có thể thuê xe máy nếu đi ít người và tiết kiệm chi phí, hoặc thuê xe 16 chỗ nếu bạn đi một nhóm đông người.
Tới Sàng Ma Sáo, bạn có thể thuê porter dẫn đường, hoặc bạn tự chuẩn bị đồ ăn và tự mang vật dụng của mình leo núi. Tùy số lượng người trong đoàn mà các bạn thuê số lượng porter tương ứng. Chi phí dẫn đoàn là 300.000 đồng/ngày.
Nếu các bạn thuê porter, họ sẽ chuẩn bị đồ ăn cho cả đoàn từ gạo, thịt rau. Lên tới lán nghỉ, porter sẽ nấu nướng luôn cho cả nhóm. Để chủ động, các bạn nên đặt trước từ 1-2 ngày để các porter có thời gian chuẩn bị.
Video đang HOT
Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ
Từ điểm xuất phát, bạn đi bộ qua bản làng được bao bọc quanh những ngọn núi, ruộng bậc thang và con suối trong vắt mát lạnh.
Đường leo lên núi Muối chủ yếu là lên dốc, thỉnh thoảng sẽ có một đoạn đường bằng phẳng nên bạn sẽ nhưng bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều địa hình.
Bạn sẽ băng qua rừng tre xanh mướt mát mà chúng tôi hay ví von như trong mấy phim của Nhật hoặc Trung Quốc hay đi giữa khu rừng già với những cây cổ thụ cao vút. Bạn cũng sẽ gặp những con suối, thác chảy ầm ầm ngày đêm giữa không gian núi rừng yên tĩnh.
Đi giữa rừng già, hít căng lồng ngực mùi cỏ cây, mùi gỗ, mùi hoa, thỉnh thoảng ngồi nghỉ giữa thung lũng, phóng tầm mắt ra xa, không tiếng còi xe, không khói bụi, cả không gian yên tĩnh sẽ làm mọi mệt mỏi, đau nhức của bạn tan biến.
Một dòng suối mát lạnh trên đường đi
Buổi tối trên lán nghỉ ở đỉnh núi rất thú vị, ngồi quây quần bên bếp lửa tí tách, cùng bàn về những chuyến đi sắp tới. Vùi những củ khoai lang, bắp ngô vào than nóng và hồ hởi lấy khoai khô nướng ra chia cho nhau, tiếng cười nói vang. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức món khoai nướng dân dã bình dị ở nơi núi rừng như thế này.
Trải nghiệm đáng nhớ nhất chính là đón những tia nắng đầu tiên ở đỉnh núi Muối. Từ lúc ánh nắng mặt trời làm những đỉnh núi vàng rực, cho tới khi trải dài xuống cả thung lũng, cả một khung cảnh hùng vĩ và khoáng đạt hiện ra trước mắt bạn.
Nếu may mắn, bạn sẽ gặp biển mây trắng xoá như tiên cảnh. Kể cả không có biển mây, cảnh đẹp ở đỉnh núi Muối cũng sẽ làm bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đón bình minh trên đỉnh núi Muối là trải nghiệm khó quên
Đường trekking lên núi Muối
Rừng già Tà Xùa cuốn hút đến quên lối về
Rừng núi miền Tây Bắc của Tổ quốc như một kho tàng các phong cảnh hoang sơ, bí hiểm và quyến rũ mê hoặc lòng người.
Những đỉnh núi cao chót vót, mây mù bao phủ trở thành điểm đến cuốn hút nhiều du khách hay người đam mê trekking.
Cảnh sắc khu rừng nhuốm màu cổ tích - Ảnh: NGUYỄN VĂN DUY
Vừa qua, chúng tôi bị dẫn dụ đến khu rừng già Tà Xùa (Trạm Tấu, Yên Bái) với vẻ đẹp đầy ma mị, cuốn hút đến quên lối về.
Qua "Mỏm Rùa", "Sống Lưng Khủng Long"
Hiện nay, nhiều du khách vẫn nhầm tưởng Tây Bắc chỉ có một khu rừng núi Tà Xùa. Nhưng thực chất có hai địa danh cùng mang tên Tà Xùa. Thứ nhất là Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, thuộc huyện Bắc Yên (Sơn La); thứ hai là vùng núi Tà Xùa thuộc huyện Trạm Tấu (Yên Bái).
Từ Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 32 khoảng 200km đến thị xã Nghĩa Lộ rồi rẽ vào đường tỉnh lộ 112 đi huyện Trạm Tấu. Trải qua cung đường gần 50km đèo dốc khá hiểm trở, du khách sẽ tới được bản Tà Xùa, xã Bản Công.
Tà Xùa Rêu xanh bám kín lấy thân cây tạo ra khu rừng kỳ dị - Ảnh: NGUYỄN VĂN DUY
Sau hành trình dài, chúng tôi quyết định nghỉ lại một đêm tại nhà của người Mông bản địa. Những nếp nhà sàn bằng gỗ san sát nhau chạy từ giữa lòng thung lũng lên sườn núi. Đồng bào dân tộc ở đây vẫn canh tác nông nghiệp và chăn nuôi là chính. Một số ít thì kinh doanh thêm vài sạp tạp hóa nhỏ cùng nghề đang "hot" là dẫn khách lên núi.
Với người khỏe mạnh hoặc dân leo núi chuyên nghiệp, hành trình leo núi thường kéo dài 2 ngày 1 đêm, với dân du lịch bình thường là 3 ngày 2 đêm. Thuê người Mông bản địa dẫn đường là yêu cầu bắt buộc đối với các đoàn. May mắn, chúng tôi được người dân giới thiệu hai chàng trai Giàng A Say và Giàng A Tỉnh đã có kinh nghiệm nhiều lần dẫn khách lên núi.
Sau khi mua xôi, thịt gà, nước uống và các đồ dùng cá nhân đầy đủ, chúng tôi xuất phát cùng hai chàng trai Mông hiền lành này. Cung đường men theo những bờ ruộng để tiến về phía chân núi. Càng lên cao, khung cảnh núi rừng càng thâm u, hùng vĩ. Người dẫn đường phải lấy dao phát bớt cành, lá để chúng tôi luồn lách qua những bụi tre, khóm cây rậm rạp.
Leo núi băng qua những khu rừng rậm - Ảnh: NGUYỄN VĂN DUY
Đến gần trưa, sau khoảng 5 tiếng vừa leo vừa nghỉ, chúng tôi đến được điểm nghỉ chân đầu tiên tại tảng đá mang tên "Mỏm Rùa". Đây là điểm check-in được dân phượt yêu thích.
"Mỏm Rùa" là khối đá lớn nhô ra khỏi sườn núi với hình dáng như một cụ rùa. Vị trí này ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, với không gian bao la mây trời, rừng xanh, núi thẳm. Khi chiều tà dần buông, chúng tôi đến được khu lán nghỉ chân ở độ cao gần 2.500m. Đây là điểm lán mới được người Mông đi núi dựng lên để nghỉ qua đêm, hoặc tránh mưa gió khi đi rừng.
Sáng hôm sau, bình minh hiện lên đầy kỳ vĩ với biển mây bồng bềnh chiếm trọn lòng thung lũng. Ngay trước mắt nhóm chính là "Sống Lưng Khủng Long" Tà Xùa sừng sững đầy kiêu hãnh.
Suối đá giữa khu rừng xanh thẳm - Ảnh: NGUYỄN VĂN DUY
Đây đúng là một dải núi ấn tượng bậc nhất vùng Tây Bắc, khi chạy uốn lượn, điệp trùng. Đỉnh của cả dải núi dài nhưng rất hẹp, với hai bên là vực thẳm hun hút. Đi trên đỉnh của "Sống Lưng Khủng Long" là một trải nghiệm mang lại nhiều cảm giác cho du khách.
Lạc vào khu rừng kỳ quái
Sau một hành trình dài băng qua nhiều vực sâu, dốc cao, chúng tôi tiến đến gần đỉnh núi. Từ độ cao 2.700m đến đỉnh 2.865m là khu rừng với thảm thực vật độc đáo và lạ mắt. Đây là cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, vẫn còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ như thuở ban đầu.
Khu rừng luôn có không khí âm u, ẩm ướt và hơi lạnh tỏa vào cơ thể. Nhiều lúc mây sương biến thành những trận mưa phùn rả rích, chúng tôi phải lấy áo mưa ra mặc. Càng đi sâu và lên độ cao mới, rừng cây rêu càng hiện ra kỳ dị, như một ma trận sẵn sàng giam nhốt đoàn lữ khách.
Rêu có chỗ thành từng thảm ngay ở dưới đất. Đi trên những thảm rêu sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Trong một gốc cây rêu khô ráo, các chàng trai, cô gái thi nhau vào ngả lưng thử cảm giác thư giãn đặc biệt. Ở trên thân cây, những nhánh phong lan sống cộng sinh đẹp đẽ và quyến rũ.
Chẳng biết từ bao giờ, hàng ngàn, hàng vạn cây cối ở đây bị các loài rêu cỏ bám quanh và biến thành một khu triển lãm rêu xanh. Có lẽ vì thế, khi người ta khám phá ra khu rừng này, do quá ấn tượng nên đặt hẳn cho nó cái tên riêng "Rừng Rêu". Có những thân cây cổ thụ bị rêu xanh thẫm bám sống từ ngàn đời nay, khiến chúng ta liên tưởng đến những con quái vật của rừng xanh.
Khóm phong lan sống cộng sinh trên gốc cây rêu phong - Ảnh: NGUYỄN VĂN DUY
Những loài rêu, cỏ, dương xỉ, phong lan... sống cộng sinh, ký sinh trên thân gỗ, trên cả đá. Chúng đã nhận hơi ấm, chất dinh dưỡng từ sương, mưa và không khí hay chính những mảnh vụn tích tụ xung quanh để sống và tạo ra một khu rừng độc đáo. Tuy là nước nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng khu rừng với thảm thực vật kiểu này rất hiếm ở Việt Nam.
Chiều muộn của ngày thứ 2 ở cánh rừng Tà Xùa, chúng tôi tìm đến được đỉnh cao nhất với chóp inox ghi thông số 2.865m. Theo ghi nhận của dân du lịch và cơ quan chức năng quản lý thì đây là đỉnh núi cao thứ 14 ở nước ta hiện nay.
Tác giả đứng dưới những "cây rêu"
Núi Thần Đinh (Quảng Bình) - hấp dẫn từ dấu tích đến giai thoại Núi Thần Đinh là ngọn núi thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Theo tương truyền trong dân gian, ngọn núi này đã được một vị vua chúa nào đó đặt thêm cho cái tên Bất Nghĩa Sơn bởi hầu hết các ngọn núi ở Quảng Bình đều quay về hướng nam, duy chỉ núi Thần Đinh quay về hướng...