Đi du lịch Thái Lan mùa nào đẹp nhất?
Việc lựa chọn thời điểm phù hợp sẽ giúp chuyến du lịch Thái Lan của bạn hoàn hảo và tuyệt vời hơn.
Thời gian đi du lịch Thái Lan đẹp nhất
Thái Lan có khí hậu nhiệt đời, với thời tiết nóng và độ ẩm cao. Từ giữa tháng 5 – tháng 9, nước này chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, còn từ tháng 10 – tháng 3 lại chịu tác động của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn nóng và ẩm.
Nếu bạn muốn tránh thời tiết nắng nóng gay gắt vào mùa hè ở Thái Lan thì nên đi du lịch trong khoảng thời gian từ tháng 11 – tháng 2. Thời tiết lúc này khô ráo và mát mẻ, rất thích hợp để khám phá các địa điểm du lịch ngoài trời.
Trong trường hợp muốn tham quan các khu vườn hoa anh đào nở rộ cực đẹp ở Chiang Mai, bạn nên lên kế hoạch đi du lịch Thái Lan vào tháng 3 – tháng 5.
Khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 10 là mùa mưa tại Thái Lan, nếu không thích mưa thì bạn nên tránh đi vào lúc này. Tuy nhiên, nếu bạn thích màu xanh tươi của các khu rừng nhiệt đới và muốn tránh đám đông du khách thì đây có thể là thời gian tuyệt vời cho chuyến du lịch ở xứ chùa Vàng.
Hoa dã quỳ phủ vàng những ngọn đồi ở Mae Hong Son (Thái Lan) vào tháng 11, tháng 12. Ảnh: Thai Airways
Một số lễ hội tại Thái Lan
Có rất nhiều lễ hội ở Thái Lan diễn ra quanh năm nhưng hầu hết đều được tổ chức vào các tháng từ tháng 11 – tháng 2.
Lễ hội té nước Songkran
Video đang HOT
Nếu muốn hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng nhộn nhịp của lễ hội té nước Songkran, bạn nên đến Thái Lan vào tháng 4. Dịp này có rất nhiều hoạt động và nghi lễ chào đón năm mới, đặc biệt là lễ hội té nước Songkran.
Người dân Thái Lan náo nức treo đèn, trang trí nhà cửa và mua sắm chuẩn bị đón Tết. Theo truyền thống, vào buổi sáng đầu năm, người dân sẽ mang hoa, đồ lễ lên chùa nghe giảng kinh.
Sau đó, họ ra đường tham gia lễ hội té nước Songkran. Được biết, đây là lễ hội lớn và đặc sắc nhất trong năm diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán theo lịch Thái, từ ngày 13/4 – 15/4 hàng năm.
Lễ hội té nước Songkran là lễ hội truyền thống của người Thái, trong đó người dân sẽ tắm rửa và rửa mặt người thân nhằm xua đuổi tà ma và đem lại may mắn cho năm mới.
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động đặc sắc như rước pháo hoa, diễu hành trên đường phố, phun nước lên nhau để mừng Tết. Hành động phun nước không chỉ là một trò đùa vui nhộn mà còn mang ý nghĩa là làm sạch tất cả các điều xấu của năm cũ, bắt đầu năm mới tươi đẹp.
Lễ hội Loy Krathong
Là một trong các lễ hội lớn và phổ biến nhất ở Thái Lan, lễ hội Loy Krathong thường diễn ra vào tháng 11 (theo lịch Thái) nhằm tôn vinh nữ thần nước Mae Khongkha. Lễ hội này cũng được tổ chức để thể hiện lòng biết ơn đối với sự ấm áp và cứu rỗi mà nước đem đến cho đời sống con người.
Tại lễ hội này, người dân Thái Lan thường đi đến các con sông, hồ nước để thả những chiếc hoa đăng (gọi là Krathong) lên mặt nước. Krathong thường được làm từ các lá cây, hoa, giấy, mây và vật liệu tái chế, đôi khi được trang trí bằng đèn lồng và nến.
Người ta thường cho vào bên trong Krathong một số tiền và một ít tóc của mình, tượng trưng cho việc gửi đi những điều xấu xa, nhận lại sự may mắn và thành công.
Một số các hoạt động khác tại lễ hội Loy Krathong có thể kể đến như thi nhảy múa, trình diễn âm nhạc, triển lãm ánh sáng, và các trò chơi vui nhộn.
Lễ hội đèn lồng Yi Peng
Lễ hội đèn lông Yi Peng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm (theo lịch Thái âm lịch) ở thành phố Chiang Mai cũng như các vùng lân cận.
Tại lễ hội này, hàng nghìn đèn lồng sáng rực được thả lên bầu trời đêm. Người dân Thái Lan còn đốt những ngọn nến và thả thuyền giấy trôi trên sông.
Lễ hội đèn lồng Yi Peng tại Thái Lan. Ảnh minh họa
Sự kiện ấn tượng đầy màu sắc này thu hút đông đảo du khách tham gia. Ngoài thả đèn lồng, du khách còn có thể tham quan chợ đêm, thưởng thức đặc sản ẩm thực của địa phương, cũng như các màn trình diễn nghệ thuật truyền thống ở Thái Lan.
Lưu ý, khi tham gia lễ hội, các du khách nên tôn trọng các nghi lễ, tín ngưỡng của người dân địa phương.
Lễ hội nến
Truyền thuyết kể lại, khi mùa mưa đến từ đầu cũng là thời điểm người dân chuẩn bị cho vụ mùa. Đức Phật ban hành sắc lệnh yêu cầu các nhà sư không đi hành hương trong khoảng thời gian đó mà chỉ ở lại trong chùa cầu nguyện do sợ rằng họ sẽ dẫm đạp lên các ngọn lúa khi đi, khiến mùa màng thất bát.
Lễ hội nến diễn ra lớn nhất tại vùng Issan. Nếu đi du lịch Thái Lan trùng vào dịp lễ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khác khổng lồ bằng sáp, cũng như các lễ hội diễu hành đường phố, lễ rước tượng và các chương trình biểu diễn múa dân tộc.
Mùa du lịch cao điểm ở Thái Lan thường rơi vào khoảng từ tháng 11 đến cuối tháng 3, tháng 7 và tháng 8. Nếu không thích sự đông đú, muốn thưởng ngoạn không gian yên tĩnh nơi ở Thái Lan hay thuê phòng giảm giá, du khách nên đi du lịch vào các tháng ít khách, điển hình là tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 9 và tháng 10.
Tại sao du khách Thái Lan đến Huế ít vào tham quan Đại Nội?
Hơn một tháng trở lại đây, nhiều đoàn du khách Thái Lan khi đến Huế chỉ di chuyển đến phía Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế để chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi, không vào bên trong tham quan.
Thời gian gần đây, nhiều đơn vị lữ hành đưa khách Thái Lan đến Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng lại không vào tham quan di sản Đại Nội mà chỉ đứng bên ngoài chụp ảnh lưu niệm. Thế mạnh của du lịch Huế là văn hóa - di sản và cung đình Huế. Cơ quan chức năng và cộng động doanh nghiệp du lịch lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm hình ảnh điểm đến cố đô Huế dần "mất điểm".
Hơn một tháng trở lại đây, nhiều đoàn du khách Thái Lan khi đến Huế chỉ di chuyển đến phía Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế để chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi, không vào bên trong tham quan. Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, khách du lịch Thái Lan đến Huế hiện nay khá ổn định nhưng lại không tham quan Đại Nội là một nỗi lo. Địa phương cần sớm triển khai các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách khi công trình di tích Điện Thái Hòa đang trùng tu. Theo ông Đỗ Ngọc Cơ, nếu không sớm có giải pháp và quảng bá tốt hơn, thương hiệu và hình ảnh mang tính biểu trưng như Đại Nội sẽ phai dần trong lòng du khách.
Khách du lịch đến tham quan Huế
Ông Cơ nói: "Về vấn đề khách Thái Lan đến Huế hiện nay, có đến 90% không vào Đại Nội, vì một số đơn vị lữ hành ở bên Thái Lan họ đưa ra thông tin là Đại Nội đang sửa, đi vào trong thì không có gì để tham quan nên khách Thái Lan đến chỉ có đứng ngoài chụp hình và đi xích lô một vòng quanh Đại Nội. Đối với khách hàng từ Thái Lan thì họ không biết, họ đi theo chương trình của các công ty Thái Lan bán từ bên kia thôi."
Vì sao khách Thái Lan đến Huế không vào tham quan Đại Nội ?. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trước dịch Covid-19, nguồn khách Thái Lan đến Huế chủ yếu vào tham quan Điện Thái Hòa, chiêm ngưỡng ngai vàng ở đây rồi quay trở ra. Hiện nay, Điện Thái Hòa đang trùng tu và ngai vàng cũng được di chuyển đến bảo quản ở nơi khác nên không thu hút được khách tham quan. Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị quyết định phục chế ngai vàng theo bản gốc, dự kiến vài tháng nữa sẽ hoàn thành và cho đặt ở lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Khách du lịch Thái Lan Tham quan cố đô Huế
Ông Trung cho biết: "Những hãng lữ hành lập ra những tour mà trong bối cảnh chi phí vận chuyển, chi phí giá đầu vào tăng lên thì chi phí có thu tiền cắt giảm bớt, giống như Đại Nội thì có đoàn khách Thái Lan vẫn vào, có đoàn đứng ngoài chụp ảnh xong đi. Tùy theo nhu cầu từng người và tùy theo tổ chức từng tour."
Hiện mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách Thái Lan đến cố đô Huế tham quan du lịch, chiếm 70% thị phần khách quốc tế đến Huế. Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua có hiện tượng các đơn vị lữ hành khi đưa khách Thái Lan đến Huế chỉ chọn 1 hoặc 2 điểm đến tham quan. Một số đơn vị đang khai thác tour với mức giá khá thấp, có sự cạnh tranh về giá nên giảm dần các điểm tham quan. Ngành Du lịch Huế đang trao đổi thông tin với các đơn vị lữ hành để quảng bá thêm các công trình kiến trúc, chương trình nghệ thuật và dịch vụ đặc sắc bên trong Đại Nội. Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm, địa phương có nhiều chính sách miễn, giảm vé tham quan di tích thông qua các chuyến bay thẳng thuê bao Huế - Bangkok, Thái Lan để thu hút du khách.
Ông Phúc nói: "Bên lữ hành và cả du khách họ cũng thiếu thông tin, họ tưởng khu di tích đang bảo tồn và trùng tu nhiều nên họ cắt bớt lịch trình tham quan và đi tham quan lăng, hoặc họ sử dụng dịch vụ khác. Họ sử dụng phần đó để chi những dịch vụ như xích lô, tour ẩm thực. Và lượng khách vào di tích trong tháng 11 và đầu thàng 12 này tăng ổn định"./.
Du khách Nga tấp nập tới Thái Lan dịp nghỉ đông Mặc dù chịu tổn thất bởi thiếu vắng lượng lớn khách du lịch đến từ Trung Quốc nhưng Thái Lan vẫn đang là điểm đến thu hút sự chú ý của thị trường khách Nga tiềm năng. Trước Covid-19, khách du lịch Nga là một trong những thị trường nguồn hàng đầu của ngành du lịch Thái Lan. Tuy nhiên, kể từ tháng...