Di chúc Bác Hồ – Văn kiện lịch sử quan trọng chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam, đồng thời phản ánh niềm hy vọng của Người đối với đất nước và thế giới.
Nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, Kyril Whittaker, đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.
Triển lãm “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – giá trị và sức sống trường tồn” tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2024) và 55 năm Ngày mất của Người (2/9/1969 – 2/9/2024). Ảnh: TTXVN phát
Theo ông Kyril Whittaker, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đạo đức cách mạng và mong muốn của Người xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch, hết lòng phục vụ nhân dân.
Đánh giá việc thực hiện Di chúc Bác Hồ về thực hành dân chủ trong Đảng, giữ gìn Đảng trong sạch, mỗi đảng viên phải thấm nhuần tin thần “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, ông Whittaker khẳng định những mục tiêu cao cả thấm nhuần đạo đức cách mạng này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt sâu sắc.
Video đang HOT
Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng nhận thức sâu sắc dân là gốc, do đó, Đảng phải phục vụ nhân dân, theo sát những giá trị này và không ngừng thực hành hàng ngày. Học giả Anh cho rằng, cam kết phê bình và tự phê bình và thực hành dân chủ được thực hiện nghiêm minh qua các kỳ đại hội của Đảng và những đối tượng lợi dụng chức vụ, không sống đúng đạo đức cách mạng phải chịu kỷ luật.
Bàn về việc thực hiện Di chúc của Bác Hồ về nhân dân lao động “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”, ông Whittaker cho rằng, kể từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bằng cách tiến lên chủ nghĩa xã hội và tạo điều kiện để đạt được thành công về kinh tế. Đặc biệt, kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh. Tuy nhiên, ông lưu ý không giống như ở một số quốc gia khác, nơi tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa nhiều đối với người dân, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhằm phục vụ người dân, vì vậy giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân.
Trở lại Việt Nam sau vài năm, ông Whittaker thực sự bất ngờ trước những đổi thay ở những địa phương ông từng đến như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cà Mau, với những tuyến đường sắt, những con đường, những cây cầu mới xây. Ông cho rằng những thay đổi này là một phần trong sự phát triển đang diễn ra trên khắp Việt Nam, cho thấy đời sống của người dân đang liên tục được cải thiện. Các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường, phát triển giáo dục, xây nhà cho người nghèo, sửa đổi luật đất đai… đều cho thấy những hy vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đất nước đã được hiện thực hóa.
Nói về mong mỏi thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người “Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”, ông Whittaker cho rằng Đảng và nhân dân Việt Nam không những quyết tâm thực hiện nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn gìn giữ vẻ đẹp “non nước” và không ngừng phát triển nước nhà.
Theo ông, kể từ khi thống nhất, công cuộc xây dựng đất nước đang biến đổi Việt Nam từng ngày, từng giờ, với những nỗ lực gìn giữ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án công nghệ xanh và giao thông xanh; chống phá rừng bất hợp pháp; phát triển các vườn quốc gia, đồng thời bảo tồn văn hóa trong nhiều lĩnh vực từ âm nhạc, sân khấu tới trang phục truyền thống và ẩm thực và nhiều lĩnh vực khác.
Ông Whittaker cho rằng mong muốn cuối cùng của Bác Hồ là “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, giờ đây đã trở thành hiện thực. Việt Nam đã thống nhất và trở thành một đất nước hòa bình, độc lập và dân chủ, và đóng góp lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng mà mỗi người Cộng sản đều hết lòng, đã và đang đạt được nhiều thành tựu cho nhân dân Việt Nam cũng như thế giới.
Học giả Anh kết luận sự nghiệp cách mạng của Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã truyền cảm hứng cho những người dân yêu chuộng tự do và hòa bình trên toàn thế giới.
Người nghệ sĩ Lào và những bài học quý báu từ Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cha vĩ đại, có tầm nhìn toàn diện, luôn cống hiến tất cả sức lực và tâm huyết cho người dân, cho đất nước".
Nghệ sĩ quốc gia Lào Duangmixay Likaya trả lời phỏng vấn. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào
Nghệ sĩ quốc gia Lào, Nhạc sĩ, Nhà văn Douangmixay Likaya, 78 tuổi, từng được gặp Bác Hồ năm 1959 khi đang học phổ thông ở Việt Nam, đã miêu tả về Bác với những lời lẽ thân thương, những tình cảm đặc biệt, trong buổi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn mới đây.
Mở đầu buổi nói chuyện, Nghệ sĩ Douangmixay Likaya nhấn mạnh rất yêu quý Bác Hồ, cho biết đã đọc gần như tất cả các tác phẩm sách, báo nói về Bác Hồ. Sau khi đọc và hiểu phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân ông phấn khởi và cảm nhận rõ niềm vui khi được làm một việc gì đó vì dân, vì nước. Là nhạc sĩ, nhà văn, ông tâm nguyện sẽ viết thật nhiều tác phẩm, sáng tác thật nhiều bài hát ngợi ca mối quan hệ Lào - Việt Nam để góp phần gìn giữ và vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Từng có thời gian học tập tại Việt Nam, Nghệ sĩ Douangmixay Likaya cho biết bản thân ông luôn cố gắng rèn luyện và học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Không chỉ yêu quý Bác Hồ, ông còn yêu quý nhân dân Việt Nam, luôn ghi nhớ có Bác Hồ, có Đảng Cộng sản Việt Nam và có nhân dân Việt Nam đã bao bọc ông và tất cả những lưu học sinh Lào.
Đặc biệt, người nghệ sĩ Lào lưu ý điều mà ông học được ở Bác Hồ là cách nói ngắn gọn và dễ hiểu. Rất nhiều người hỏi ông tại sao các tác phẩm văn học và cả các bài hát, đều ngắn gọn nhưng lại rất dễ hiểu, và ông đã không một chút do dự khi trả lời rằng ông học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy rằng, viết dài thì không khó, nhưng viết dài thì người đọc khó nhớ. Vì vậy phải viết ngắn gọn, nhưng phải dễ hiểu và dễ nhớ.
Nhạc sĩ Douangmixay Likaya cũng đã sáng tác một số nhạc phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, khoảng 6 - 7 tác phẩm, có cả lời viết bằng tiếng Lào, lời H'Mông và lời Việt Nam, trong đó có bản giao hưởng hai chương tựa đề "Hồng Hà - Mekong". Ông cho biết cảm hứng sáng tác "Hồng Hà - Mekong" bắt nguồn từ câu nói của Bác Hồ: "Thương nhau mấy núi cũng trèo; Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua; Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long". Ông gọi đây là 4 câu thơ vĩ đại, mãi thấm sâu vào cuộc đời cho các thế hệ sau và trích làm đầu đề bản giao hưởng.
Ông cũng đã phổ nhạc cho 4 câu thơ này của Bác Hồ. Chia sẻ về ký ức trong thời kỳ chiến tranh, khi tham gia chiến đấu đánh giặc, ông xúc động nhớ lại rằng khi đó, cấp trên bên Lào đã yêu cầu ông phổ nhạc cho 4 câu thơ này của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng lần phổ nhạc đầu tiên có lẽ là chưa hay vì khi đó ông chỉ là nhạc sĩ nghiệp dư và mãi đến năm 2007, ông mới phổ nhạc "thành công" 4 câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 79 năm Quốc khánh Việt Nam, nhạc sĩ Douangm- ixay Likaya sẽ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Lào biểu diễn trong đêm 30/8, gồm 2 3 bài hát do ông sáng tác, viết về Bác Hồ.
Với tình cảm sâu nặng về Bác Hồ, nghệ sĩ Douangmixay Likaya cho biết luôn nhắc nhở con cháu, các đồng chí và các bạn Lào, rằng nếu không có Bác Hồ lãnh đạo cách mạng của 3 nước Đông Dương thì sẽ không có được độc lập ngày nay. Ông nhấn mạnh Bác Hồ là tấm gương hết sức mẫu mực và là người cộng sản chân chính mà những người dân ở cả Lào, Việt Nam và trên thế giới đều khâm phục. Kể cả tư bản đế quốc cũng phải công nhận Bác Hồ là một nhân vật vĩ đại, không chỉ là lãnh tụ của Việt Nam mà còn là tấm gương đạo đức sáng ngời để thế giới học tập.
Chia sẻ về những tác phẩm mà ông dàn dựng, chỉ đạo biểu diễn để phục vụ khán giả nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam, do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Lào, Nghệ sĩ Douangmixay Likaya cho biết nội dung chính của chương trình biểu diễn lần này là ca ngợi tình đoàn kết Lào - Việt Nam và tình đoàn kết quốc tế bởi ông nhận thấy trong Di chúc của Bác Hồ có nói về vấn đề đoàn kết là sức mạnh vĩ đại. Ngoài ra, nội dung chương trình biểu diễn lần này cũng thể hiện sự trường tồn của tình đoàn kết đặc biệt, sự thủy chung son sắc giữa hai nước, như lời dạy của Bác Hồ rằng quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ mang tính sống còn, không thể tách rời.
Chủ tọa 'rất đau lòng' khi xét xử vụ 11 anh chị em ruột tranh chấp một mảnh đất Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ tranh chấp thửa đất 1.213 m 2 do cha mẹ để lại xảy ra tại Phú Thọ, liên quan giữa 11 người con là anh chị em ruột, nói rằng "rất đau lòng", "anh em kiện nhau đã là thua cả hai bên rồi". TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở lại phiên xét xử...