Tổ chức chương trình ‘Tết vì người nghèo’ năm 2023
Thông tin từ Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày 9/12 cho biết: Đón Tết Quý Mão 2023, Ban Quản lý Làng tổ chức chương trình “ Tết vì người nghèo” năm 2023 tại Làng.
Hoạt động này nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của chương trình “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết” những năm qua.
Chương trình “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết” là hoạt động ý nghĩa nhân văn được tổ chức hàng năm tại Làng Văn hóa. Ảnh tư liệu: Lê Phú/Báo Tin tức
Chương trình “Tết vì người nghèo” năm 2023 với hình thức và nội dung thiết thực, sẽ góp phần chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
Qua đó, Ban tổ chức kêu nguồn kinh phí đóng góp của các tổ chức cá nhân, đảm bảo xã hội hóa các hoạt động nhằm xây dựng 10 nhà tình nghĩa tặng đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách tại tỉnh Kon Tum.
Video đang HOT
Trong chương trình sẽ có lễ dựng cây nêu ngày Tết xuân Quý Mão 2023. Đây là một phong tục truyền thống để thể hiện lòng thờ kính thần linh, tình cảm uống nước nhớ nguồn, trừ những điều xấu của năm cũ, đón Tết truyền thống bình an, hạnh phúc với ước mong nhiều đổi mới hơn, thành công cho cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Cây nêu sẽ được dựng tại Làng dân tộc IV, Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Cùng với đó là chương trình gói “Bánh chưng xanh” nhằm phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Quý Mão năm 2023 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp. Ban Tổ chức dự kiến chuẩn bị khoảng 500 phần quà (trị giá mỗi túi quà là 2 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa) để trao cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình khó khăn ở các xã lân cận;
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Ba Trại, huyện Ba Vì; xóm Muối, xã Yên Bài, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; đồng bào đang sinh hoạt hàng ngày tại Làng và các hộ nghèo tại địa phương.
Tiếp theo là Giải Golf “Tết vì người nghèo”tại sân golf Đồng Mô (sân Kings Island) với sự tranh tài của hàng trăm tay golf.
Chương trình “Tết vì người nghèo” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ góp phần giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa đặc sắc trong truyền thống đón Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nhất là với thế hệ trẻ, cộng đồng dân tộc. Qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Ban Tổ chức mong muốn, thông qua các hoạt động đón Tết Quý Mão năm 2023 sẽ tạo ra một bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá, giới thiệu về “ngôi nhà chung” Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với bạn bè trong nước và quốc tế.
Thông qua các hoạt động của chương trình “Tết vì người nghèo” sẽ góp phần tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; động viên tinh thần phấn khởi, đón mừng xuân mới với khí thế mới của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
7 tỉnh sẽ tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 với chủ đề "Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc" sẽ diễn ra từ ngày 2 - 4/12 tại tỉnh Phú Thọ.
Có 7 địa phương sẽ tham gia Ngày hội gồm Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La và Yên Bái.
Múa xòe dân tộc Thái Yên Bái. Ảnh tư liệu: Thanh Hà/TTXVN
Ngày hội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, các giá trị di sản văn hóa vùng Tây Bắc. Thông qua đó, đồng bào các dân tộc Tây Bắc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng vùng Tây Bắc phát triển nhanh, bền vững.
Ngày hội cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển; góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Từ đó, khơi dậy khát vọng, niềm tin, tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Ngày hội cũng sẽ tạo cơ hội tuyên truyền quảng bá tới các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Bắc; thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch...
Trong khuôn khổ Ngày hội, sẽ diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; lễ khai mạc, bế mạc; các hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống và trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của các địa phương; Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc vùng Tây Bắc.
Bên cạnh đó là Triển lãm đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc thông qua hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ dân tộc, các sản phẩm văn hóa tiêu biểu; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống Đất Tổ với 200 bức ảnh đẹp; triển lãm ảnh đẹp du lịch Tây Bắc năm 2022... Một số hoạt động du lịch được triển khai, tổ chức tại Ngày hội như trưng bày, giới thiệu ấn phẩm du lịch, chương trình tour tham quan, điểm đến của các địa phương; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, trưng bày sản phẩm OCOP...
Xây dựng thành phố Việt Trì văn minh, hiện đại gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch Việt Trì - nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi các Vua Hùng chọn đất đóng đô, lập nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển thành phố Việt Trì, tỉnh lỵ của Phú Thọ, là quá trình nối tiếp giữa truyền thống và hiện đại...