Đi chợ phiên nghe chuyện “Vua mèo”
Chinh phục những cung đường, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, con người, cuộc sống là niềm đam mê bất tận của những người yêu du lịch và khám phá. Mỗi địa danh, mỗi con đường, mỗi câu chuyện, mỗi điểm dừng chân đều đem lại những cảm xúc riêng. Ở trong vô số niềm đam mê ấy, khám phá những buổi chợ phiên vùng cao Tây Bắc luôn có sức hấp dẫn, thu hút kỳ lạ. Đến buổi chợ phiên thực sự hấp dẫn như đến với một “mối tình”.
Không giống như những phiên chợ vùng cao trên khắp rẻo biên giới phía Bắc thường họp vào thứ 7, chủ nhật, hay những phiên chợ lùi tính theo lịch 12 con giáp. Chợ phiên Đường Thượng lại chỉ họp vào những ngày thứ 6. Những ngày thứ 6 rất đỗi bình thường trong tuần, trong tháng, trong năm ở tất cả mọi nơi lại là ngày vui tấp nập của những người dân ở xã vùng cao biên giới này, ngày chợ phiên Đường Thượng.
Từ thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đi theo quốc lộ 4C, qua dốc 9 khoanh huyền thoại với biết bao câu chuyện kể về những khúc cua tay áo đến rợn người chỉ chừng 5 cây số. Ngã ba Lùng Tám đánh dấu điểm đầu của tuyến tỉnh lộ 181 đi Thái An – Đường Thượng – Lũng Hồ – Du Già rồi vòng tiếp lên Mèo Vạc nối dài qua những thung lũng xám xanh đẹp vào bậc nhất của vùng cao nguyên đá.
Cách Quản Bạ 40km. Qua những con đèo mỏng manh như sợi chỉ vắt ngang đưa bước chân lãng khách đến với một buổi chợ phiên ngày thứ 6. Chợ phiên Đường Thượng là nơi tập trung giao thương, buôn bán lớn nhất của cả vùng. Chợ họp ở ngay khu trung tâm với hàng hóa chính là những nông thổ sản của người dân mang ra mua bán, trao đổi và gần như chưa hề có sự xuất hiện của thương nhân từ nơi khác đến đây.
Video đang HOT
Dù đã có tình lẫn trong rực rỡ sắc màu của ngày chợ phiên ở vùng cao. Sự xuất hiện họa hoằn của một vài người khách đi “du lịch ba lô” trong chợ cũng có thể trở thành tâm điểm. Những ánh mắt trẻ thơ hồn nhiên trong trẻo, những nụ cười ngượng nghịu của cô gái Mông mỗi khi bắt gặp ống kính của người khách lạ hướng đến mình. Có lẽ, ngay cả ở Tây Bắc bây giờ cũng hiếm có phiên chợ nào còn giữ được cái hồn nguyên sơ, mộc mạc như bóng núi dáng đèo ở xã vùng cao heo hút này.
Có lẽ cũng bởi địa thế quá heo hút và sự tàn phá của thời gian mà nay ít người biết rằng, ở Đường Thượng cũng từng có một vị “Vua Mèo”. Chuyện kể rằng: Sùng Chứ Đà là một phù thủy người Mông. Lúc đi làm nương, nghỉ bên một khe đá rộng, người dân túm tụm thách đố nhau: “Ai mà nhảy qua được bờ bên kia sẽ tôn người đó lên làm vua”. Chứ Đà bảo, thật không, bà con làm nông vui vẻ xác nhận. Hắn vươn mình lấy đà nhảy tót sang bờ bên kia. Dân hào hứng tung hô lên: “đây là vua của vùng này”.
Sau khi được tôn lên làm vua, hắn dở những trò phù phép, khiến dân làng càng ngày càng tin. Tiếng lành đồn xa, nên dân làng ngày càng tin ông này có tài và tôn sùng gọi là Chúa Đà. Chúa Đà hay ghen, quản lý vợ rất chặt. Một lần nghe tin vợ đi đâu không rõ, nghi vợ có bạn trai, ông ta bực lắm, vác dao chém đứt đôi người đàn ông kia. Cũng từ đó, Chúa Đà bắt dân đục đẽo cột đá treo người này để trừng phạt những đôi trai gái “hủ hóa” với nhau. Chả cần đánh, chỉ cần thò hai tay vào hai lỗ đá, không cho ăn uống cho đến chết gục rã rời thân xác. Người dân trong vùng căm giận ngút trời. Cũng bởi vậy mà sau khi chết, những di tích, nhà cửa của Chúa Đà bị người dân phá bỏ. Đến nay chỉ còn lại cột đá treo người đã được đưa về bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Vũ Thanh
Theo ANTD
Đêm Giáng sinh an lành với những giáo dân yêu nước mình
Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đêm Giáng sinh tuyệt vời. Hàng triệu người đã đổ ra đường phố vui với một xã hội bình yên như Thiên Chúa hằng mong. Những ngôi nhà thờ, những đường phố lộng lẫy ánh đèn, những mặt người mê đi trong hạnh phúc dưới thế. Nửa đêm, tất cả mọi âm thanh lặng đi dành không gian cho tiếng chuông buông từng tiếng, nhắc mọi người những ơn trên, những ơn chung và cả nghĩa vụ cho trần gian. Không thấy bất kỳ một cản trở, một ngăn cấm, một kỳ thị nào.
Bên bờ kè Nhiêu Lộc Thị Nghè, ông Nguyễn Văn Cao, giáo dân xứ Xóm Lách, thuộc hạt Tân Định, giáo phận TP Hồ Chí Minh đã có một cuộc trao đổi với phóng viên, đúng hơn đó là những lời tâm sự của một người đã từng trải qua những tháng ngày khó khăn. Để trao đổi với nhiều người còn khác ý kiến trên internet, chúng tôi xin trích đăng những ý kiến của người giáo dân già này:
"Họ giáo Xóm Lách này vốn là một xóm giáo nghèo, do những người di cư từ Quảng Bình vào sinh sống lập nên. Sau giáo dân từ nhiều nơi tụ về cư trú nên đông dần. Nằm ngay bờ kênh Nhiêu Lộc nước đen, đời sống bà con vô cùng vất vả. Hầu hết là dân lao động chân tay, bám vào chợ búa hàng rong, bám vào kênh nước đen mà sống. Họ giáo có một nhà thờ nhỏ nằm sát bờ kênh làm nơi nguyện ngắm cho các giáo dân. Những năm khó khăn ấy, chính quyền đoàn thể luôn sát cánh cùng bà con, hướng dẫn bà con thay đổi cách làm ăn để đời sống bớt đi nghèo đói. Không biết người ta nói thế nào, nhưng từ năm 1975 đến nay, chúng tôi chưa thấy chính quyền có hành động nào ngăn cấm, kỳ thị bà con công giáo. Ngay việc xây lại nhà thờ cách đây vài năm cũng vậy. Chính quyền các cấp cùng các cán bộ cơ sở luôn đi sát với các bậc chức sắc trong họ giáo, hướng dẫn, góp ý để xây nhà thờ làm sao cho đẹp đẽ, cho trang nghiêm mà không ảnh hưởng đến quy hoạch chung, đến đời sống giáo dân trong họ giáo. Từ vài chục hộ giáo dân đến nay Xóm Lách đã trở thành một giáo xứ với trên 1500 nhân danh, hầu như không còn hộ nghèo. Đức Cha Giám mục cũng đã cử một linh mục về trông coi giáo xứ. Nhất là từ khi cải tạo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, đường mòn ven kênh đã trở thành đường Hoàng Sa sầm uất, kênh nước đen trở thành dòng kè du lịch, bà con buôn bán thuận tiện, dịch vụ phát triển, Xóm Lách giàu lên trông thấy.
Mỗi năm đến ngày lễ trọng, việc tổ chức hành lễ sao cho trang trọng nghiêm chỉnh không chỉ là việc của giáo xứ mà còn là việc của cán bộ phường, quận. Ngay Lễ Giáng sinh này, hàng năm, toàn giáo xứ chuẩn bị trước hàng tháng, tất cả đường phố, ngõ xóm, các nơi thuận tiện đều được giăng đèn kết hoa. Nhà thờ bày một hang đá lớn có đầy đủ tượng Chúa Hài đồng, Đức Mẹ và các Thánh ngay sát đường phố. Ai đi qua cũng muốn dừng lại ngắm. Mỗi năm, đến ngày 22-12 giáo xứ lại tổ chức một đêm ca nhạc lớn do ca đoàn và các ca sĩ giáo dân từ Nhạc viện TP Hồ Chí Minh biểu diễn đến gần nửa đêm. Hàng trăm người đến nghe các bản thánh ca và các ca khúc ca ngợi Thiên Chúa. Tiếng đàn tiếng hát theo dòng sông lan tỏa khắp vùng.
Cũng phải nói cho đúng, không phải không có những lúc chưa được đồng thuận. Ví dụ, có kỳ lễ trọng, bà con giáo dân bày bàn ghế, sân khấu lấn chiếm đường giao thông, chính quyền nhắc nhở, nhiều bà con không đồng ý. Họ nói, một năm chỉ có vài lễ trọng, tại sao không ưu tiên cho đời sống tinh thần của bà con? Những người già như chúng tôi phải đứng ra giải thích. Đường là đường chung của các cư dân thành phố, trong đó có cả giáo dân cả những người không theo đạo, nếu giáo dân chỉ nghĩ đến lợi cho mình thì sẽ làm cho người ngoại đạo hiểu sai về chúng ta. Còn chính quyền thì chỉ nói, lần sau, nếu bà con muốn sử dụng diện tích công cộng để phục vụ việc hành lễ phải báo cáo và xin phép để chính quyền tổ chức phân luồng hướng dẫn giao thông, tránh để xảy ra tai nạn cho chính bà con giáo dân. Qua những việc kiểu này, giáo xứ rút kinh nghiệm, cái gì cũng nên bàn bạc, thống nhất giữa chính quyền và giáo xứ, chắc việc gì cũng thông.
Từ lâu nay, tôi cũng nghe dư luận trong bà con giáo dân về một số người đang kích động bà con giáo dân đòi hỏi tự do tôn giáo. Nhưng thế này là tự do rồi, có ai ngăn cấm mình hành lễ, cấm đức tin đâu? Còn tự do để vi phạm pháp luật thì càng không nên. Trước khi là giáo dân phải là người Việt Nam, mà người Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, Chúa cũng dạy thế. Hay là họ lại muốn trở lại cái thời ngờ vực lẫn nhau xa xưa. Chắc chắn, nếu tôi gặp các vị đó, tôi sẽ nói rằng, phải tốn bao nhiêu công sức, cả chính quyền và giáo dân mới lấp được những hố sâu ngăn cách để xây dựng đời sống bình yên dưới thế, sự đạo đang phát triển, mỗi năm hàng chục nhà thờ xây mới, hàng chục giáo xứ xuất hiện, nhân danh giáo dân mỗi năm tăng đến mấy chục vạn, còn đòi hỏi gì? Mà cũng không mấy giáo dân theo các vị ấy đâu. Các vị hãy nên yên tâm làm nghĩa vụ của một người chăn chiên, một giáo dân đi là đủ".
Nhìn người giáo già đang có những ưu tư với những lời lẽ chưa xứng với Thiên Chúa của một số người trên các trang mạng, tôi hiểu ông và những người công giáo đang đồng hành cùng dân tộc. Chắc chắn họ đã và sẽ là những công dân yêu nước mình.
Theo ANTD
Ký ức Noel trong trại giam Hỏa Lò Năm nào cũng vậy, vào dịp Noel, Trại giam Hỏa Lò, nơi giam giữ những phi công Mỹ, lại có một không khí đặc biệt. Những tù binh Mỹ được phép tự tay chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Họ trang trí cây thông Noel, do các quản giáo mang vào... Họ làm một tấm băng rôn có dòng chữ bằng tiếng Anh...