Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt làm khi đau đầu âm ỉ
Người phụ nữ được đưa đi cấp cứu vì đột ngột đau đầu dữ dội, nôn. Trước đó, bà chưa từng phát hiện bệnh lý mạn tính, thường xuyên đau đầu âm ỉ.
Bệnh nhân nữ, 56 tuổi, ở Phú Thọ, thường xuyên đau đầu âm ỉ nhưng không đi khám sức khỏe. Mỗi khi đau đầu âm ỉ, bà tự dùng thuốc giảm đau ở nhà. Khoảng 21h ngày 9/4, bà đột ngột xuất hiện đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, được gia đình đưa đi cấp cứu sau 1 giờ từ khi có dấu hiệu.
Bà được đưa vào Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, được thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não. Kết quả cho thấy hình ảnh chảy máu dưới nhện, túi phình động mạch thông trước, chẩn đoán đột quỵ chảy máu não do vỡ phình động mạch não.
Hình ảnh túi phình mạch máu não từ máy chụp cộng hưởng từ. Ảnh: BVCC
Chỉ định can thiệp nút túi phình mạch não bằng coils nhanh chóng được đưa ra. Ca can thiệp diễn ra trong gần 2 giờ, sau đó người bệnh tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Trung tâm Đột qụy.
Ngày 18/4, sau hơn một tuần điều trị, người bệnh tỉnh táo, đỡ đau đầu, không còn nôn sốt, không yếu liệt tay chân và dự kiến được xuất viện trong 1-2 ngày tới.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa I Lưu Văn Thìn, Trung tâm Đột quỵ, cho biết trường hợp đột quỵ chảy máu não do vỡ túi phình mạch não của người bệnh trên có thể được phát hiện và điều trị sớm hơn nếu người bệnh đến khám và tầm soát ngay khi có hiện tượng đau đầu.
“Thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ, thầy thuốc có thể chẩn đoán được các túi phình chưa vỡ và có thể xử lý sớm hơn, giúp người bệnh không tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị”, bác sĩ Thìn cho biết.
Bác sĩ Thìn cũng khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… không nên tự mua thuốc uống mà cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện đúng bệnh.
Gội đầu rồi đi ra ngoài nắng nóng sẽ bị chóng mặt?
Nhiều người cho rằng 'gội đầu rồi đi ra ngoài nắng nóng sẽ bị nhức đầu, chóng mặt'.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng quan điểm này không chính xác.
BS-CKII Nguyễn Viết Hậu, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải thích, đối với một số phụ nữ có các triệu chứng bệnh lý thần kinh trước đó như đau đầu căng cơ, đau đầu Migraine..., việc gội đầu rồi đi ra ngoài nắng sẽ dễ gây ra đau đầu, chóng mặt là do nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ đột ngột. Còn đối với người bình thường thì hoàn toàn không có vấn đề nói trên.
Quan điểm cho rằng gội đầu trước khi đi ra ngoài nắng sẽ bị nhức đầu, chóng mặt là không đúng. Ảnh Pexels
Cũng theo BS Nguyễn Viết Hậu, quan điểm "sau khi đi dưới nắng, mọi người về đến nhà nên tắm ngay" hay "do thời tiết nóng nực nên phải tắm thường xuyên" đều không chính xác. Vì khi cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, về nhà tắm ngay dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột thì trung tâm điều nhiệt phải hoạt động liên tục.
Ngược lại, chúng ta không được tắm ngay mà nên nghỉ ngơi, đợi khô mồ hôi khoảng 30 phút hãy tắm. Ngoài ra, cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe.
Một số điểm cần lưu ý phòng bệnh ngày nắng nóng
Để phòng ngừa các tình trạng do thời tiết nắng nóng hay thời điểm lúc giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có các biện pháp sau đây:
Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì cứ sau mỗi giờ nên chuyển sang nơi có không khí mát mẻ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại với công việc. Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường...
Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Ảnh M.Phúc
Theo BS Nguyễn Viết Hậu, trong thời tiết nóng bức hay trong thời điểm giao mùa phải lưu ý thêm các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân do mọi người có xu hướng ở trong phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng quạt mạnh hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá... Những hoạt động như vậy vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: Nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên...
Nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển của các loài trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián... dễ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc tập thể.
Khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi và chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già cao tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn...
Một số bệnh truyền nhiễm ít chú ý tới như sởi, quai bị, bệnh tay chân miệng cũng thường xuất hiện trong thời gian này. Đối với trẻ trong độ tuổi tiểu học hay THCS, cha mẹ thường ít chú ý kiểm tra lịch chích ngừa. Tốt nhất, sau 3 đến 5 năm, chúng ta nên chích ngừa nhắc lại cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng.
Người đàn ông nguy kịch do vi khuẩn có thể tìm thấy trong món ăn 'vạn người mê' Khi có biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn, người đàn ông được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, lờ đờ và xét nghiệm dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Người đàn ông 67 tuổi làm bảo vệ một doanh nghiệp ở Hà Nội, được gia đình đưa đi cấp cứu vì mệt mỏi,...