Đi cấp cứu vì tai nạn sinh hoạt, tiếp tục bị thương trên đường đến viện
Trên đường đi cấp cứu vì sốc phản vệ do bị ong đốt, bé gái 6 tuổi vô tình đưa chân trái vào bánh sau xe máy, gây vết thương nghiêm trọng.
Tai nạn xảy ra với bé D., 6 tuổi, ở Cẩm Khê, Phú Thọ, chiều 12/7. Ngay sau khi bị ong đốt, bé D. xuất hiện ngứa toàn thân, phù quanh 2 mắt và lên cơn co giật ngắn.
Gia đình nhanh chóng sơ cứu và đưa con đến viện bằng xe máy. Trên đường đi cấp cứu, bé gái 6 tuổi vô tình đưa chân trái vào bánh sau xe máy, gây vết thương rách lóc gót chân hình đế giày.
Thời điểm vào khoa Cấp cứu, bé ngứa nhiều, da toàn thân đỏ ửng, nổi ban sẩn, phù quanh 2 mắt, gót chân trái có vết thương rách lóc hình đế giày, lộ xương gót. Bệnh nhân được điều trị phác đồ phản vệ, kháng sinh chống nhiễm trùng, giảm đau và vệ sinh, băng ép vết thương.
Video đang HOT
Sau khi tình trạng phản vệ được điều trị ổn định, bệnh nhân được chuyển khoa Ngoại tổng hợp phẫu thuật xử lý vết thương, cắt lọc, làm sạch vết thương, khâu và đặt dẫn lưu. Sau 45 phút, gót chân trái được khâu phục hồi, không còn dấu hiệu phản vệ, vết mổ không có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhi tiếp tục được điều trị và chăm sóc vết thương.
Rách lóc gót chân do ngồi sau xe máy/xe đạp thường xảy ra với trẻ em, do nhóm các bé thường hiếu động, khó ngồi yên nên trong quá trình xe chạy, trẻ thường lệch dần về một bên. Khi xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột có thể khiến gót chân kẹt vào nan xe, thậm chí ngã khỏi xe.
Để đề phòng nguy cơ tổn thương cho trẻ, bác sĩ lưu ý:
- Hạn chế tối đa việc để trẻ ngồi một mình ở yên sau xe.
- Đối với trẻ nhỏ cần dùng đai để cố định khi chạy xe trên đường để tránh gặp tai nạn đáng tiếc.
- Nên lắp lưới bảo vệ bánh sau xe đạp, xe máy, ghế ngồi trên xe cho trẻ nhỏ để đề phòng tình huống tai nạn tương tự cho trẻ.
Đi viện cấp cứu lúc tờ mờ sáng vì dấu vết lạ ở nơi không ngờ tới
Người phụ nữ sốt cao nhiều ngày, không thể hạ sốt dù uống thuốc. Rạng sáng, bà có dấu hiệu lạ, mệt mỏi, đau khắp người, khát nước nhiều, nổi hạch vùng bẹn, phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân là bà H.T.T., 68 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ, nhập viện trung tâm y tế huyện gần nhà lúc 5h sáng 17/7. Người nhà cho biết bà đã sốt cao suốt 4 ngày liên tục, không thể hạ sốt dù đã uống thuốc.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân sốt 38,3 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau người, khát nước nhiều, hạch vùng bẹn đau, trên da vùng bẹn phải có nốt loét đặc trưng kích thước 3x4mm.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán sốt mò, chỉ định bù dịch, kháng sinh, hạ sốt, nâng cao thể trạng. Sau 1 ngày điều trị, tới ngày 18/7, bệnh nhân còn sốt nhẹ, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thượng, khoa Nội tổng hợp, cho biết sốt mò là bệnh do ấu trùng mò đốt gây ra, bệnh gây các triệu chứng như:
- Sốt liên tục từ 38-40 độ C, nếu không điều trị có thể kéo dài 15-20 ngày, trong khoảng 1-2 ngày đầu thường có biểu hiện sốt rét run, kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ.
- Bệnh nhân có nốt loét đặc trưng của sốt mò: thường chỉ có một nốt loét hình tròn hoặc bầu dục ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, hậu môn, bẹn, nách, cổ...; vết loét không gây đau, không ngứa; có tới 65-80% các trường hợp sốt mò có nốt loét này.
- Hạch và ban dát sẩn: Hạch gần khu vực nốt loét thường hơi sưng và đau, không đỏ, xuất hiện cùng với triệu chứng sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. "Đây là dấu hiệu để bác sĩ tìm nốt loét. Sau 1 tuần, bệnh nhân có thể xuất hiện các ban dát sẩn toàn thân", bác sĩ Thượng cho biết.
Nếu được chẩn đoán và điều trị với kháng sinh thích hợp, bệnh nhân bị sốt mò sẽ sớm cắt sốt; trường hợp để lâu, có thể gặp phải biến chứng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não - màng não.
Tán sỏi đường mật qua da Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp với Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện tán sỏi đường mật qua da cho người bệnh. Các bác sĩ thực hiện tán sỏi cho người bệnh. Ảnh: BVCC Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp với Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa...