Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi
Phát hiện tình cờ của một phụ nữ Ý đã giúp các nhà khoa học khai quật cả một hệ sinh thái thuộc về thế giới trước thời khủng long.
“Thế giới đã mất” được khám phá bởi một phụ nữ Ý tên Claudia Steffensen. Bà đang đi bộ đường dài cùng chồng ở công viên Valtellina Orobie Mountains ở Lombardy – Ý, thuộc khu vực dãy Alps, thì giẫm phải một tảng đá trông giống như một phiến xi măng.
“Sau đó, tôi nhận thấy những thiết kế hình tròn kỳ lạ với các đường lượn sóng.Tôi nhìn kỹ hơn và nhận ra đó là dấu chân” – bà Steffensen nói với The Guardian.
Một phiến hóa thạch từ “thế giới đã mất” được đưa lên vật liệu trắng xốp chuyên dụng trước khi đưa về phòng thí nghiệm
Các nhà khoa học đã tiếp cận hiện trường và phân tích thứ được đặt tên là “tảng đá số 0″ này, xác nhận rằng nó in dấu chân của một loài bò sát thời tiền sử.
Và họ bắt đầu đặt câu hỏi: Còn gì khác trong khu vực này hay không?
Nhiều cuộc khai quật đã được tổ chức sau đó và cho thấy người phụ nữ Ý may mắn không chỉ đơn giản là tìm được một phiến đá, mà bà còn mở đường vào cả một thế giới đã mất, lâu đời hơn cả thời đại khủng long.
Đó là cả một hệ sinh thái nhiệt đới ven hồ, với các mẫu hóa thạch đa dạng có niên đại trên dưới 280 triệu năm, tức thuộc kỷ Nhị Điệp.
Theo Live Science, dấu vết của hệ sinh thái này bao gồm các dấu chân hóa thạch từ nhiều loài bò sát, lưỡng cư, côn trùng và động vật chân đốt.
Ngoài ra, các nhà ngiên cứu còn tìm thấy dấu vết cổ xưa của hạt giống, lá và thân cây, thậm chí dấu vết của các giọt mưa và sóng vỗ vào bờ một hồ nước cổ đại.
Hệ sinh thái cổ xưa này trải rộng đến độ cao tới 3.000 m, trên núi và dưới đáy thung lũng, nơi các trận lở đất đã lắng đọng những tảng đá chứa hóa thạch trong nhiều thời đại.
Được bảo quản trong đá sa thạch mịn, những mẫu vật từ thế giới đã mất này có độ bảo tồn đáng kinh ngạc, là một kho báu cổ sinh vật học cực kỳ ngoạn mục.
Video đang HOT
Theo nhà cổ sinh vật học Ausonio Ronchi từ Đại học Pavia (Ý), họ tìm thấy cả các phiến đá còn in dấu móng vuốt và hoa văn từ bụng dưới của ít nhất 5 loài động vật khác nhau.
“Vào thời điểm đó, khủng long vẫn chưa tồn tại, nhưng những loài động vật tạo nên những dấu chân lớn nhất được tìm thấy ở đây hẳn phải có kích thước đáng kể” – nhà cổ sinh vật học Cristiano Dal Sasso từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Milan cho biết thêm.
Quan trọng hơn, các hóa thạch từ kỷ Nhị Điệp là rất vô giá.
Bởi lẽ khoảng 250 triệu năm trước, khi kỷ Nhị Điệp kết thúc và được thay thế bằng kỷ Tam Điệp, Trái Đất đã trải qua một trong các đại tuyệt chủng tồi tệ nhất lịch sử, xóa sổ 90% các loài đang tồn tại.
Phát hiện ở Ý là một trong những cửa sổ hiếm hoi để nhân loại hiểu về thế giới kỳ còn nhiều bí ẩn đó.
Tiết lộ bí ẩn của những xác ướp Ai Cập 'la hét'
Một số xác ướp Ai Cập có khuôn mặt la hét. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người này đã chết trong đau đớn và cái miệng mở lớn có thể là "sự trừng phạt".
Nhiều nhà nghiên cứu tìm cách lý giải khuôn mặt la hét của xác ướp Ai Cập.
Tại sao một xác ướp Ai Cập lại có khuôn mặt la hét giống như bức tranh The Scream của Edvard Munch? là câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu bối rối từ lâu. Bây giờ, chúng ta tiến gần đến câu trả lời khi một nhóm nghiên cứu cho rằng người phụ nữ được ướp xác có thể đã chết trong đau đớn, theo The Guardian.
Người phụ nữ này được cho là đã được chôn cất cách đây khoảng 3.500 năm và được phát hiện vào năm 1935 trong một chiếc quan tài gỗ bên dưới lăng mộ của Senmut - kiến trúc sư vĩ đại dưới thời trị vì của nữ Pharaoh Hatshepsut. Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra một phòng chôn cất mẹ của Senmut, Hat-Nufer, cũng như các ngôi mộ riêng lẻ của họ hàng bà.
Tiến sĩ Sahar Saleem, giáo sư khoa X-quang tại Đại học Cairo, cho biết: "Mặc dù không có tên nào được ghi trên xác ướp, có khả năng đây là một thành viên thân thiết nên cùng chia sẻ nơi an nghỉ vĩnh hằng với gia đình này".
Đi tìm lời giải
Bà Saleem và đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Samia El-Merghani, nói rằng họ đã sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính (CT) để "giải phẫu ảo" xác ướp cũng như các kỹ thuật bao gồm phân tích nhiễu xạ tia X để nghiên cứu da, tóc và bộ tóc giả dài màu đen.
Nhóm nghiên cứu cho biết xác ướp được bảo quản tốt, ước tính người phụ nữ này cao khoảng 1,55 m khi còn sống. Các lần chụp CT cung cấp thêm thông tin chi tiết, cho thấy bà qua đời vào khoảng 48 tuổi và bị viêm khớp nhẹ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu nào của vết rạch ướp xác và tất cả cơ quan nội tạng vẫn còn bên trong xác ướp.
"Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì phương pháp ướp xác cổ điển ở Tân Vương quốc Ai Cập (1550-1069 TCN) bao gồm việc loại bỏ tất cả cơ quan nội tạng, ngoại trừ tim", bà Saleem cho biết.
Người phụ nữ được chôn cất đeo hai chiếc nhẫn bọ hung bằng bạc và vàng.
Người phụ nữ được chôn cất đeo hai chiếc nhẫn bọ hung bằng bạc và vàng.
Trong tầng lớp trung lưu và nghèo khó, quá trình ướp xác sơ sài có thể giữ nguyên cơ quan nội tạng. Nhưng điều này không đúng với trường hợp xác ướp được nghiên cứu.
Người phụ nữ không chỉ được chôn cất khi đeo hai chiếc nhẫn bọ hung bằng bạc và vàng, mà các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra vật liệu ướp xác bao gồm nhựa cây bách xù và nhũ hương - những thành phần nhập khẩu đắt tiền có thể hỗ trợ việc bảo quản thi thể.
Các phân tích cho thấy trên tóc của người phụ nữ này có cây bách xù và cây lá móng, trong khi bộ tóc giả được làm từ sợi cây chà là bện lại và có dấu vết của cây bách xù, nhũ hương cũng như nhiều loại khoáng chất khác nhau. Theo tiến sĩ Saleem, những chất này có thể làm cứng các sợi và mang lại cho bộ tóc màu đen mượt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình ướp xác, làm tóc giả và hoạt động buôn bán vật liệu ướp xác thời cổ đại, mà còn chỉ ra rằng việc miệng người phụ nữ mở lớn không phải do những người ướp xác bất cẩn.
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng biểu hiện của người phụ nữ này có thể là do một dạng co cứng tử thi hiếm gặp (rigor mortis).
"Chúng tôi cho rằng miệng người phụ nữ mở rộng có thể là do một cái chết đau đớn hoặc căng thẳng về mặt cảm xúc và co cứng tử thi khiến khuôn mặt của bà đông cứng lại khi chết. Những người ướp xác không thể đóng miệng lại và quyết định ướp xác cơ thể co cứng trước khi nó phân hủy", bà Saleem cho biết.
Những xác ướp "la hét"
Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng một số chuyên gia khác lại cho rằng biểu hiện la hét có thể là kết quả của quy trình chôn cất hoặc những thay đổi sau khi chết.
Salima Ikram, giáo sư tại Đại học Mỹ ở Cairo, không đồng ý với cách lý giải của nhóm nghiên cứu.
"Tôi không thực sự nghĩ rằng cơn co cứng này là thứ mà người ướp xác muốn giữ lại mãi mãi. Vì vậy, tôi nghĩ biểu hiện xuất phát từ một thứ gì đó khác", bà cho biết.
Giáo sư nói thêm rằng việc làm khô trong quá trình ướp xác mất 40 ngày. "Chắc chắn họ (người ướp xác) có thể sắp xếp lại các đặc điểm của thi thể trong thời gian đó", bà Ikram nói.
Tiến sĩ Sahar Saleem nghiên cứu xác ướp "người phụ nữ la hét".
Tiến sĩ Stuart Hamilton, nhà nghiên cứu pháp y, cho biết đã có những cuộc tranh luận về co cứng thi thể, nhưng chưa thấy cách lý giải nào hợp lý. "Tôi chấp nhận ý tưởng này tồn tại, mặc dù chắc chắn là gây tranh cãi", ông nói. Nhưng nhà nghiên cứu pháp y nói thêm rằng không cần phải giải thích mọi thứ quá phức tạp: "Tôi nghĩ rằng cái miệng chỉ mở ra và cuối cùng vẫn như vậy mà thôi".
Mặc dù hiếm, đây không phải là xác ướp "la hét" duy nhất. Bà Saleem và các đồng nghiệp trước đây đã nghiên cứu xác của người được cho là Hoàng tử Pentawere - con trai của Pharaoh Ramesses III. Hoàng tử Pentawere đã tham gia vào một âm mưu giết hại cha mình.
Bà Saleem cho biết: "Những người ướp xác đã không khép miệng ông ấy lại. Đó có thể là một hình thức trừng phạt, buộc ông ấy phải la hét mãi mãi".
Di hài của Công chúa Meritamun, được cho là em gái của Pharaoh Ahmose - người trị vì từ khoảng năm 1550 đến năm 1525 TCN, cũng có biểu hiện tương tự.
Tiến sĩ Saleem và các đồng nghiệp cho biết công trình nghiên cứu trước đây của họ cho thấy Meritamun chết vì cơn đau tim đột ngột và dữ dội. "Cái miệng há to có thể là hiện tượng hàm tự nhiên được duy trì do co cứng cơ sau khi chết - cũng là tình trạng co cứng tử thi - khiến những người ướp xác không thể khép miệng bà lại", bà Saleem giải thích.
Thú mỏ vịt bạch thể cực hiếm được phát hiện ở Úc Các nhà nghiên cứu đang đi tìm loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng tại Úc đã phát hiện ra thứ thậm chí còn hiếm thấy hơn - một con thú mỏ vịt màu trắng bơi trên dòng suối ở bang New South Wales. Những bức ảnh và video về cá thể thú mỏ vịt đặc biệt này đã được công bố trên...