Đi Audi, ở biệt thự vẫn trồng lúa ở ngôi làng giàu nhất Trung Quốc
Đô thị hóa đã làm cho Huaxi ở tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải 130km trở thành ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Nhà nào cũng có biệt thự và ô tô. Thu nhập đầu người bình quân là 15.000USD/năm. Cuộc sống khá giả như vậy không cần phải làm nông nữa nhưng hội đồng làng đã đưa ra quyết định khá lạ lùng là giao 16ha đất nông nghiệp cho 7 người trẻ để trồng lúa chất lượng cao.
Mỗi người dân sống trong làng Huaxi đều được phát những căn biệt thự xây dựng theo phong cách châu Âu.
Khoảng 1/3 thu nhập của dân làng Huaxi đến từ các ngành công nghiệp sắt và thép. Huaxi nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ và Brazil và sau đó xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia. Ngoài ra, ngôi làng giàu có này còn sở hữu 80 nhà máy dệt may và đã mở rộng thêm quy mô sang các làng lân cận. Tuy nhiên, dân làng ở đây không hài lòng với sự giàu có có được do phát triển công nghiệp, thậm chí cảm thấy xấu hổ vì nông nghiệp gần như đã không còn hiện diện ở đây. Không ai muốn ăn các sản phẩm từ 80ha đấ nông nghiệp còn lại của làng vì nó không ngon.
Mỗi người dân làng có ít nhất 250.000 USD trong ngân hàng.
Năm 2016, theo thống nhất của 2.600 người dân trong làng, họ đã quyết định giao 16ha đất nông nghiệp cho 7 người trẻ tuổi đời từ 30 trở lên để trồng lúa chất lượng cao. Ông Wu Xien – Trưởng ban quản lý của ngôi làng Huaxi cho hay: Huaxi đi lên từ một ngôi làng thuần nông. Chúng tôi không thể từ bỏ gốc gác nông nghiệp của mình. Công nghiệp và đô thị hóa được xem là một bước nhảy để ngôi làng phát triển nhưng tôi và nhiều người trong làng lo lắng rằng không có các hoạt động nông nghiệp, ngôi làng sẽ mất bản chất.
Ban quản lý làng đã chi hơn 7,3 triệu USD để thực hiện chương trình trồng lúa. 7 người trẻ này được gửi dến Nông trại Asahi Noyu ở Nhật để nghiên cứu làm thế nào trồng ra loại gạo chất lượng cao.
7 thanh niên trong làng sang Nhật để học cách trồn lúa của người Nhật
Sau khi trở về từ Nhật Bản, tháng 5.2016, 7 nông dân trẻ bắt đầu san đất, chọn giống và trồng lúa. Mei Zenghua là một trong 7 “trí thức trẻ thông minh”, hằng ngày anh vẫn lái chiếc Audi mới cáu để ra thăm đồng. “Sau khi đi qua Nhật Bản, chúng tôi thấy rằng chẳng có bí mật nào trong canh tác lúa gạo của người Nhật cả, chỉ có một tinh thần theo đuổi sự hoàn hỏa trong từng bước canh tác mới giúp cho gạo của họ đạt chất lượng tốt nhất thế giới” – Mei cho hay.
Video đang HOT
Tất cả quy trình đều được đảm bảo chặt chẽ
Trong quá trình canh tác, họ đã áp dụng nghiêm ngặt từng quá trình. Để đảm nguồn nước sạch, họ đào một bể chứa nhỏ, xử lý qua ba quy trình lọc trước khi cấp cho ruộng lúa.
Năm ngoái, sau một năm trồng thử nghiệm, dân làng đã thu được 60 tấn gạo, sản lượng chỉ bằng một nửa so với cách trồng lúa bình thường của Trung Quốc. Nhưng gạo đã giành giải vàng tại cuộc kiểm tra gạo tỉnh Giang Tô và nhanh chóng được bán hết.
Năng suất không cao nhưng chất lượng gạo được đánh giá tốt
Ông Wu cho hay: Chúng tôi trồng lúa không phải để muốn kiếm nhiều tiền mà chỉ muốn khám phá một hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện đại để trồng lúa chất lượng cao.
Theo Danviet
Ảnh: Ngôi làng giàu nhất TQ, mỗi người được cấp 3 tỉ đồng
Ngoài sổ tiết kiệm 3 tỉ, người dân được cấp một xe hơi và một biệt thự hạng sang khi sống ở làng.
Tòa tháp 72 tầng, biểu tượng của làng Hoa Tây.
Một ngôi làng tên Hoa Tây ở tỉnh Giang Tô nổi tiếng nhất với biệt danh "ngôi làng giàu nhất Trung Quốc". Những tòa tháp cao 72 tầng, trực thăng, công viên rộng ngút tầm mắt hay những căn biệt thự kéo dài tít tắp là điều quá bình thường ở đây.
Biệt thư đều tăm tắp như xếp trên bàn cờ.
Mỗi cư dân trong tổng số 2.000 người sinh sống trong làng được cấp hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỉ đồng) sổ tiết kiệm. Ngoài ra, họ được cấp một xe hơi, một biệt thự khi chuyển tới làng Hoa Tây sinh sống. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là nếu họ chuyển đi, số tiền này sẽ bị tịch thu.
Tháng trước, làng Hoa Tây kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Làng được điều chỉnh nhờ hệ thống luật hà khắc và chịu sự quản lý của thành phố Giang Âm. Nơi đây nổi tiếng về các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và cảnh đẹp như cõi tiên.
Cổng chào vào làng Hoa Tây.
Lối vào làng Hoa Tây có một tấm biển lớn đề dòng chữ "ngôi làng số một dưới vùng trời Trung Quốc".
Bên trong khách sạn 72 tầng.
Năm 2003, ngôi làng bỗng nhiên nổi tiếng khi thông báo doanh thu thường niên lên tới 14,4 tỉ USD. Một năm sau, làng Hoa Tây cho biết thu nhập trung bình của cư dân ở đây vào khoảng 18.000 USD/năm, gấp 40 lần thu nhập trung bình của người dân Trung Quốc.
Trưởng làng Ngô Nhân Bảo.
Nhằm thể hiện sức mạnh kinh tế vượt trội, năm 2011 làng xây một tòa tháp 72 tầng trị giá 430 triệu USD. Ngoài ra, làng xây hẳn một công viên giải trí để khuếch trương thanh thế.
Để vào được làng và đưa tin cũng rất khó khăn với báo chí. Mỗi phóng viên tiếp cận làng Hoa Tây sẽ bị chính quyền sở tại giám sát chặt. Trưởng làng Ngô Nhân Bảo được xem là người có công đưa làng Hoa Tây nghèo khó thành một "điển hình tiên tiến".
Ông Ngô, bằng sự "nhiệt tình và chân thành" của mình đã đưa làng Hoa Tây tới phồn vinh. Dù ông qua đời năm 2013 nhưng vẫn được tôn vinh là một lãnh đạo xuất chúng.
Thành công vượt bậc của làng Hoa Tây đến từ năm 1970 sau Cách mạng Văn hóa. Làng chuyển biến từ một địa điểm chỉ biết làm nông nghiệp sang một khu sản xuất, chế biến. Chính điều này tạo ra sức bật kinh tế cho làng Hoa Tây.
Sản phẩm chủ lực của làng Hoa Tây là thép, ống cuộn, dệt may và may mặc. Làng Hoa Tây lên sàn chứng khoán Thâm Quyến năm 1999.
Đến nay sau 55 năm phát triển, làng Hoa Tây vẫn là ngôi làng giàu có, thịnh vượng nhưng cũng bí ẩn nhất Trung Quốc.
Theo Quang Minh - Daily Mail (Dân Việt)