ĐHĐCĐ Vinaconex: “Có xấu cũng phải nói tốt để giá cổ phiếu tăng”
Sáng nay (28/6) Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã VCG) tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2019. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên sau thương vụ đấu giá cổ phần đình đám và những vụ kiện tụng liên quan đến việc bầu HĐQT của công ty.
ĐHĐCĐ Vinaconex đang diễn ra sáng 28/6.
Star Invest gửi đơn kiến nghị bổ sung nhiều nội dung
Đại hội bắt đầu làm việc từ 8h00 sáng, tuy nhiên, cho đến 10h00 sáng cùng ngày mới bắt đầu đi vào nội dung báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 do thời gian lấy biểu quyết của cổ đông có nhiều nội dung không nhận được đồng thuận giữa các cổ đông.
Cụ thể, trong nội dung lấy biểu quyết tại phiếu biểu quyết số 5 nội dung biểu quyết thông qua việc bổ sung các nội dung theo kiến nghị của cổ đông – Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (sở hữu 7,57% vốn điều lệ) tại đơn kiến nghị ngày 25/6 vào chương trình đại hội, số cổ đông tán thành chiếm khoảng hơn 31% cổ phiếu.
Đơn kiến nghị của Star Invest đã đề nghị Ban tổ chức ĐHĐCĐ Tổng công ty Vinaconex bổ sung vào chương trình họp bổ sung Báo cáo của HĐQT về việc sửa đổi Quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty.
“Việc sửa đổi Quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty có đảm bảo tính cẩn trọng, tuân thủ pháp luật và nguyên tắc quản trị công ty đại chúng?
Theo Quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty sửa đổi thì Chủ tịch HĐQT được quyết định các giao dịch lên đến 10% tổng giá trị tài sản của Tổng công ty (tức khoảng 950 tỷ đồng) và Tổng giám đốc được quyết định các giao dịch đến 5% tổng giá trị tài sản của Tổng công ty (khoảng 475 tỷ đồng)”, đơn của Star Invest nêu.
Star Invest cũng đặt vấn đề việc “trao quyền quá lớn” cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có phải là hình thức thâu tóm quyền lực vào nhóm cổ đông An Quý Hưng hay không?
Star Invest đề nghị làm rõ việc mua cổ phiếu quỹ theo Quyết định số 0139/2019/QĐ-HĐQT ngày 26/02/2019 căn cứ pháp lý và mục đích của việc HĐQT quyết định mua lại 23.578.299 cổ phiếu VCG làm cổ phiếu quỹ. Nguồn tiền sử dụng để mua cổ phiếu quỹ lấy từ Quỹ đầu tư phát triển có trái với quy định tại Quy chế tài chính của Tổng công ty?
Đặt vấn đề căn cứ nào để HĐQT thông qua mức giá mua cổ phiếu quỹ tối đa 30.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó?
Star Invest cũng đề nghị bổ sung Báo cáo của Ban kiểm soát về giám sát hoạt động chi tiêu tài chính của Tổng công ty. Cụ thể, tổng số tiền Tổng công ty chi tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân tử đầu năm 2019 đến nay? Căn cứ, mục đích của việc chi các khoản tạm ứng trên? Việc chi tạm ứng cho cá nhân thời gian qua có đúng nguyên tắc tài chính không?…
Đồng thời kiến nghị Đại hội đồng cổ đông giao nhiệm vụ HĐQT xây dựng bộ các quy chế, ưu tiên quy chế tài chính và quy chế quản trị điều hành cho phù hợp với thông lệ của công ty đại chúng niêm yết.
Cuối cùng là về công tác nhân sự, cổ đông trên đề nghị HĐQT báo cáo về tình hình biến động nhân sự quản lý của Tổng công ty và các công ty con trong thời gian qua.
“Theo thông tin chúng tôi được biết, hiện nay có 16 chủ tịch và 08 tổng giám đốc được thay thế và chúng tôi cũng rất bức xúc là các vị trí lãnh đạo tập trung hết vào nhóm người do An Quý Hưng đề cử, sự thiếu minh bạch thông tin trong HĐQT và các cổ đông, gây nhiều rủi ro cho các hoạt động của công ty”, đơn kiến nghị của Star Invest nêu.
Video đang HOT
Việc thoái vốn 2 cổ đông lớn ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp
Năm 2018 Vinaconex đạt 9.731 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 10% so với năm 2017, trong đó riêng doanh thu từ mảng sản xuất công nghiệp còn 886 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động dịch vụ thương mại đạt 721 tỷ đồng, giảm 3,4%; lợi nhuận sau thuế giảm hơn 60% so với năm 2017, còn 639 tỷ đồng.
Vinaconex trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2018, trong đó dành hơn 530 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 12% cho các cổ đông.
Theo ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex, việc 2 cổ đông lớn thực hiện thoái vốn năm 2018 phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Năm 2019 được xem là năm đầu tiên Vinaconex hoạt động theo mô hình công ty cổ phần không còn phần vốn góp của Nhà nước. Vinaconex dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 10.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 743 tỷ đồng, tăng 16% so với lợi nhuận đạt được năm 2018.
Chuyển sang cơ chế tư nhân, lợi ích cổ đông bị ảnh hưởng
Tại đại hội, ông Thân Thế Hà, thành viên HĐQT Vinaconex, đại diện Star Invest giải thích với cổ đông lý do vì sao đệ đơn kiện Vinaconex: “Sau khi tổ chức ĐHĐCĐ phía các tổ chức chúng tôi nhận thấy trong tiến trình tổ chức ĐHCĐ, trong quy trình và thủ tục triển khai có gì đó thiếu, không đầy đủ, đặc biệt Vinaconex là doanh nghiệp lớn, trong 90 ngày sự việc xảy ra vẫn có thể hồi tố, trên cơ sở chưa đầy đủ nên chúng tôi đã gửi toà thụ lý theo phạm vi của cơ quan pháp luật thực thi và bây giờ như ông Thanh (ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex- PV) nói, sau một tháng đã có kết luận của toà. Tôi hay anh Trung là đơn vị doanh nghiệp đại diện, vấn đề chúng tôi tuân thủ quy định pháp luật”.
Ông Hà cũng nói, về góc độ doanh nghiệp, tại Vinaconex ông và ông Yên (Phó TGĐ) có thời gian công tác tại Vinaconex lên đến 27-28 năm, là người còn sót lại lâu nhất, tham gia khi Vinaconex chỉ có 50 người, từ lúc là doanh nghiệp nhà nước đến cổ phần nhà nước và sang doanh nghiệp cổ phần tư nhân.
Ông Hà đề cập đến “truyền thống rất đoàn kết” của Vinaconex và cho biết “rất đau xót, rất buồn” khi Vinaconex chuyển sang cơ chế tư nhân, lợi ích của cổ đông bị ảnh hưởng đương nhiên các ý thức bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến sự đoàn kết.
“Chúng tôi kêu gọi đoàn kết và mong muốn đoàn kết, đảm bảo lợi ích cho nhau là nền tảng của sự đoàn kết, phải công khai minh bạch. Hiện với hành lang để làm được việc đó, các điều lệ, quy chế, có một số cổ đông có ý kiến và hiện với Quy chế tài chính, quy chế HĐQT phạm vi quy mô Vinaconex các quyết định quan trọng liên quan đến tài chính, nhân sự nếu được các thành viên HĐQT ở nhiều phía được bàn nhưng đằng này, cá nhân quyết, và vi phạm ngay vấn đề quản trị rủi ro”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, CTCP hơn hẳn các hình thức công ty gia đình, công ty TNHH, thời đại 4.0 là chia sẻ, kết nối, kết hợp, nếu một cá nhân quyết những vấn đề như vậy sẽ gây ra bức xúc. Ông Hà đang nói, ông Thanh ngắt lời vì “thời gian không còn nhiều”. Chốt lại ông Hà nói: “cần phát triển Vinaconex là công ty cổ phần chứ không phải công ty gia đình”.
Bổ sung thêm về nội dung này, ông Nguyễn Quang Trung, người đại diện của Bất động sản Cường Vũ tham gia HĐQT của Vinaconex cho biết, Vinaconex là công ty cổ phần có những vấn đề chưa thống nhất được chúng ta sẽ làm với với nhau ở cuộc họp, nếu không được nữa sẽ ở cấp toà đây là việc bình thường. “Thúc đẩy và bảo vệ giá trị của công ty tốt hơn, không có sự thiệt hại gì, đây là sự đấu tranh để phát triển và hoàn thiện hơn”, ông Trung nói.
Không phải ngân hàng mà nhiều cổ đông bỏ tiền cho An Quý Hưng
Trước câu hỏi cổ đông, HĐQT có làm đúng luật không, có mục tiêu chiếm đoạt không, ông Đào Ngọc Thanh dẫn lại ý ông Hà, phải đoàn kết mới thành công, nhưng điều quan trọng đoàn kết trên cơ sở nào, đó là cơ sở pháp luật không phải đoàn kết trên cơ sở “chén chú chén anh”.
“HĐQT bầu lên mà làm sai pháp luật phải giải tán. Quan trọng đầu tiên là chúng ta phải thượng tôn pháp luật. Tôi không thích về đây làm Chủ tịch HĐQT, đây là doanh nghiệp thứ 4 tôi đến làm, trước giờ tôi cũng toàn làm doanh nghiệp lớn. Tôi không về đây chiếm lĩnh chức chủ tịch cho oai. Tôi đề nghị chúng ta làm việc gì cũng dựa trên thượng tôn pháp luật. Ở đây không có khái niệm phân chia quyền lực hay hợp tác xã, vợ, chồng, con, cháu làm mà ai có năng lực thì làm. Tiền lệ là có đúng pháp luật hay không”, ông Thanh nói.
“Xấu cũng phải nói là tốt để thương hiệu nó (Vinaconex) tăng, giá cổ phiếu tăng”, ông Thanh nói với cổ đông.
Một cổ đông ngắt lời ông Đào Ngọc Thanh, yêu cầu quy định việc phát biểu, nêu ý kiến của mỗi người chỉ 5-10 phút. “Đấu với nhau về pháp lý, pháp lý đang trong quá trình hội nhập cũng không theo kịp xu thế. Mong UBCK nhà nước can thiệp để ĐHCĐ đi vào trọng tâm”, vị cổ đông cho hay.
Quay lại câu chuyện “tẩu tán tài sản”, ông Thanh cho biết, số dư tiền mặt tại TCT còn 1.811 tỷ đồng. “Tôi nhắc lại là tôi và anh Đông đại diện cho nhóm cổ đông rất nhiều tiền và ít tiền, tâp trung vào An Quý Hưng. Báo cáo kiểm toán số dư nợ phải trả của An Quý Hưng lớn, nợ có ý kiến nói chúng tôi tìm cách rút tiền từ Vinaconex. Sau tôi không có ngân hàng nào, đây là tiền các cổ đông đóng góp với An Quý Hưng để mua. Chúng tôi chết thì còn con cháu trả nợ”, ông Thanh nói.
Splendora cần tối thiếu 1.500-2.000 tỷ đồng mỗi bên để khởi động lại
Dự án Splendora, ông Đào Ngọc Thanh thông tin: Vinaconex và Posco trước đây có điều kiện “trớ trêu” 50%-50%, hội đồng quản trị mỗi bên 2 người. Trong hợp đồng Posco cũng như Sovico bây giờ, với Vinaconex không hạch toán khoản vay, mà công ty Liên doanh sẽ trả. 200 ha có 70 ha đất thương mại và là miếng đất ngon nhất Việt Nam, còn chỗ nào ngon hơn. Bán rẻ cũng được 2 tỷ USD đất dự án đó. Sovico muốn mua lại có thể bán cho họ, miễn là bán bao nhiêu, bán lấy tiền mình đi làm việc khác.
Ông Nguyễn Quang Trung, TGĐ của An Khánh: Để có thể bán được và sánh vai với các dự án xung quanh phải đầu tư rất quy mô, không thể xé nhỏ 3-5ha. Muốn làm được lại phải tăng vốn, tối thiếu 1.500-2.000 tỷ đồng mỗi bên. Vấn đề 2 bên như ông Thanh nói là chuyện nhỏ, tôi trong cuộc và rất băn khoăn, cần cổ đông ngồi lại với nhau, cần tiền, sổ đỏ không có, chúng ta không thể vay ngân hàng. Giải pháp nguồn tiền ở đâu để An Khánh có thể thực hiện được.
“Ai góp tiền vào An Quý Hưng chúng tôi không nói”
Trước câu hỏi của cổ đông về vấn đề nguồn tiền của An Quý Hưng mua cổ phần Vinaconex, ông Nguyễn Xuân Đông nói: “Ai góp tiền vào An Quý Hưng chúng tôi không nói”.
Và ông Đào Ngọc Thanh cũng khẳng định lại An Quý Hưng không liên quan đến Vinaconex.
Về vấn đề mua cổ phiếu quỹ, ông Thanh nói: “Có vi phạm pháp luật không mà tránh, cho đến giờ phút này tôi chưa có cảm giác tôi có vi phạm về việc mua cổ phiếu quỹ. Tại sao mua cổ phiếu quỹ 1.800 tỷ gửi ngân hàng lãi suất 5%, bây giờ mua cổ phiếu quỹ 30.300 đồng/cổ phiếu, rồi lấy dự án ở các tỉnh, làm thương hiệu cho tốt, cổ phiếu lên 40.000 đồng, kiếm thôi chứ, lý luận nhiều, kiếm tiền được là được, các ông cãi nhau quá kiện quá nên tôi bảo không mua nữa không phải vì tôi sợ”.
12h50, vẫn có cổ đông của Star Invest muốn phát biểu, tuy nhiên, ông Thanh nói với cổ đông muốn phát biểu là phụ nữ rằng: “phụ nữ phải nữ công gia chánh” và đề nghị có ý kiến gửi văn bản.
Hơn 13h00 cùng ngày ĐHĐCĐ Vinaconex mới kết thúc.
Theo bizlive.vn
Viglacera, Vinaconex: "Có gì đâu mà ồn ào?"
Trong tuần này, Tổng công ty Viglacera - CTCP và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019. Với không ít ồn ào quanh tiến trình Nhà nước thoái vốn, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm là tới đây, 2 tổng công ty có những thay đổi lớn nào có thể tạo ra tác động đến thị giá cổ phiếu?
Viglacera phụ thuộc vào ẩn số thoái vốn nhà nước
2019 là năm Nhà nước thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Viglacera. Vào đầu năm 2019, giới đầu tư ngỡ rằng Bộ Xây dựng sẽ bán cả lô trên 58% vốn tại Viglacera, tạo ra một thương vụ "bom tấn" khác sau thương vụ thành công ngoài dự kiến tại Vinaconex. Tuy nhiên, việc chia tách thoái vốn thành 2 giai đoạn, với đợt chào bán ban đầu khoảng 18% vốn tại Viglacera đã không hấp dẫn nhà đầu tư. Kết quả, Bộ Xây dựng chỉ bán thành công 80% cổ phần đem ra chào bán và nhóm nhà đầu tư có liên quan đến Gelex đã tham gia mua số cổ phần này.
Trước đó, nhóm nhà đầu tư trên đã mua thỏa thuận hơn 11% vốn tại Viglacera từ Dragon Capital. Như vậy, Gelex và nhóm cổ đông liên quan hiện nắm trên 25% vốn Viglacera. Khá tình cờ, đây cũng là năm kết thúc nhiệm kỳ Hội đồng quản trị (HQT) và Ban kiểm soát của Viglacera, Tổng công ty sẽ bước vào 5 năm nhiệm kỳ lãnh đạo mới.
Trong tài liệu ại hội đồng cổ đông của VGC, danh sách các ứng viên tham gia bầu vào HQT và Ban kiểm soát chưa được công bố, nhóm cổ đông lớn là Gelex chưa đủ thời gian sở hữu cổ phần 6 tháng để có thể đề cử người. Vì thế, rất có thể ứng viên của nhóm này sẽ được giới thiệu qua một kênh khác để có thể tham gia HQT và Ban kiểm soát mới.
Cũng từ tài liệu đại hội, thông tin được nhà đầu tư quan tâm là Nhà nước sẽ thoái toàn bộ vốn tại Viglacera trong năm 2019. Như vậy, đợt bán vốn tới của Bộ Xây dựng có quy mô khá lớn, trên 36% vốn điều lệ, tỷ lệ đủ để nhà đầu tư nắm giữ lô cổ phần này có quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
Liệu đợt thoái trên 36% vốn tại Viglacera có đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư? Có tạo ra một cuộc đua giữa các nhà đầu tư lớn, nhờ đó thị giá cổ phiếu VGC được đẩy lên cao hay không? Câu trả lời sẽ có một phần ở kết quả bầu HQT và Ban kiểm soát Viglacera tại cuộc họp ại hội đồng cổ đông ngày 26/6.
Giám đốc tư vấn một công ty chứng khoán cho biết, nếu Bộ Xây dựng còn để cửa cho nhà đầu tư mới tham gia HQT và Ban kiểm soát Viglacera sau thoái vốn, cuộc đua sẽ có yếu tố hấp dẫn hơn.
Xét về các yếu tố cơ bản, Viglacera là doanh nghiệp tốt. Báo cáo tài chính năm 2018 của Tổng công ty cho thấy, hệ số bảo toàn vốn đạt 1,002 lần; hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ tại thời điểm 31/12/2018 đạt 1,11 lần, đảm bảo mức độ an toàn tài chính cao; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân Công ty mẹ năm 2018 là 10,06%; tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Công ty mẹ đạt 19,4%, tăng 4,4% so với năm 2017.
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng có vị thế đầu ngành, lĩnh vực bất động sản của Viglacera được đánh giá rất tiềm năng, đặc biệt quỹ đất bất động sản công nghiệp còn 1.700 ha chưa khai thác; quỹ đất nhà ở đô thị còn khá lớn, nếu có những bước nhảy vọt về quản trị và có cơ chế ra quyết định nhanh, linh hoạt, lợi nhuận Viglacera được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh, từ đó tác động đến thị giá cổ phiếu trên sàn.
Tuy vậy, từ nay cho đến khi cuộc thoái vốn nhà nước đợt 2 diễn ra, thị giá cổ phiếu VGC được giới phân tích đánh giá sẽ khó có đột biến. Bởi dễ thấy là nhà đầu tư ít có lý do để đẩy giá cổ phiếu lên cao, dẫn đến mua đắt cổ phần mà Nhà nước thoái vốn.
Vinaconex: Cổ đông nhỏ chờ một cái bắt tay
Diễn biến được mong chờ nhất tại ại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Vinaconex ngày 28/6 tới là khúc mắc giữa hai nhóm cổ đông lớn nhất, An Quý Hưng và Star Invest Cường Vũ được dàn xếp ổn thỏa. Trước thềm đại hội, khi được hỏi về vấn đề này, ông ào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex nhận định, đại hội sẽ diễn ra tốt đẹp, "có gì đâu mà phải ồn ào".
Theo tìm hiểu của ầu tư Chứng khoán, những bất đồng lớn nhất liên quan đến việc triển khai dự án Khu đô thị Splendora giữa các nhóm cổ đông lớn tại Vinaconex chưa được xử lý triệt để. Tuy nhiên, lãnh đạo cao nhất của hai bên đã có nhiều cuộc gặp để trao đổi tìm hướng ra, quan trọng hơn là cả hai đều nhận thấy việc ầm ĩ và làm căng thẳng vấn đề, công kích lẫn nhau, không phải là giải pháp hiệu quả. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ, giá cổ phiếu rớt, cả hai đều thiệt hại.
Tại đại hội lần này, HQT Vinaconex trình kế hoạch chia cổ tức 12% bằng tiền mặt, mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Vinaconex cũng công bố những con số khả quan về kết quả kinh doanh, trong đó riêng lợi nhuận thu từ cổ tức ở các công ty con, đơn vị liên kết là trên 350 tỷ đồng.
Với tỷ trọng đóng góp của mảng xây dựng và bất động sản mới chỉ đạt 28% tổng lợi nhuận năm 2018, HQT Vinaconex tin tưởng, dư địa để đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn rất lớn. Vinaconex sẽ tập trung đầu tư để bung hàng các dự án mới trong năm 2020 như Cát Bà (Hải Phòng), 93 Láng Hạ... và tìm kiếm thêm các dự án bất động sản mới.
Thủy Nguyễn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhu cầu minh bạch nhìn từ trường hợp Vinaconex Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Vinaconex hứa hẹn sẽ rất kịch tính khi mà mâu thuẫn trong nội bộ Vinaconex chưa thể dịu đi, bởi nhu cầu minh bạch vẫn chưa được đáp ứng. Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Vinaconex hứa hẹn sẽ rất kịch tính. Ngày 28/6 tới, Tổng công ty Cổ...