ĐHCĐ Dệt may Thành Công (TCM): Lợi nhuận trong quý 2/2020 ước tăng trưởng 36% nhờ Covid-19
Tháng 5 và tháng 6, TCM xuất được nhiều khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế sang Mỹ với doanh thu và lợi nhuận tương đối tốt, nhờ đó bù đắp được đơn hàng truyền thống bị thiếu hụt.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM – HOSE) tổ chức ngày 20/6, ban điều hành Công ty đã công bố con số ước tính doanh thu trong quý II/2020 đạt 39,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 3 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 36% so với cùng kỳ.
Ông Lee Eun Hong, Tổng giám đốc TCM, từng cho rằng năm 2020 là năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và Việt Nam nói riêng do dịch Covid-19.
Vào tháng 11 năm ngoái, TCM xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng trưởng 20% doanh thu nhưng khi dịch bệnh xảy ra, công ty đã thực hiện điều chỉnh các mục tiêu. Nguyên nhân là hồi tháng 3 vừa rồi, khách hàng từ Mỹ và EU thông báo giảm sản lượng đặt hàng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vào tháng 5 và tháng 6, TCM xuất được nhiều khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế sang Mỹ với tháng 5 và tháng 6, TCM xuất được nhiều khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế sang Mỹ với doanh thu và lợi nhuận tương đối tốt, nhờ đó bù đắp được đơn hàng truyền thống bị thiếu hụt. doanh thu và lợi nhuận tương đối tốt, nhờ đó bù đắp được đơn hàng truyền thống bị thiếu hụt. Đây là chiến lược ngắn hạn để vượt qua khó khăn trong mùa dịch.
Bên cạnh đó, ông Trần Như Tùng, Phó tổng giám đốc cho biết ước tính doanh thu cả 6 tháng đầu năm là 73 tỷ đồng, tương đương 97% kết quả cùng kỳ và hoàn thành 93% kế hoạch nửa đầu năm. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 4 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và vượt 10% kế hoạch đề ra.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2020, ĐHĐCĐ thông qua mục tiêu doanh thu của TCM là 3.780 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2019 và lợi nhuận sau thuế là 189 tỷ đồng, bằng 87% so với cùng kỳ.
Trong định hướng ngắn hạn, TCM sẽ tập trung nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến tốc độ sản xuất, mở rộng thị trường để đẩy mạnh ngành kinh doanh cốt lõi là dệt may.
Đặc biệt, trong năm nay, Công ty sẽ khởi công xây dựng thêm 1 nhà máy may tại Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long với năng suất dự kiến là 12 triệu sản phẩm/năm. Song song đó, công ty tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý để xây dựng dự án TC Tower.
Với định hướng dài hạn, mục tiêu doanh thu tới năm 2023 là 300 triệu USD bằng phát triển mạnh khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng thị trường tiềm năng khi các hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi nguyên nhân về việc doanh thu của TCM thấp hơn doanh thu của ngành, ông Tùng cho biết, doanh thu của ngành nhìn chung vẫn giảm. Về riêng TCM, công ty hiện có 3 sản phẩm chính là sợi, vải, áo tuy nhiên mảng kinh doanh chính – mảng sợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khi đó Mỹ áp thuế cao đối với sợi nhập khẩu từ Trung Quốc nên sản lượng sợi Việt Nam xuất sang Trung Quốc giảm tới 80%.
Đối với chiến lược phát triển kênh bán lẻ online, ông Tùng cho hay, không phải công ty kinh doanh thương hiệu Thành Công trên Amazon, mà là các nhà bán lẻ mua sản phẩm của Thành Công rồi kinh doanh bằng thương hiệu của họ. Ví dụ như Wallmart, họ mua sản phẩm của công ty nhưng phân phối tại kênh bán lẻ online mang thương hiệu của Wallmart.
Hiện tại, TCM đã nhận đơn hàng cho quý 3, trong đó vừa có đơn hàng truyền thống vừa có đơn hàng y tế. Tính đến nay, TCM đã nhận được 80% trên tổng đơn hàng dự kiến đến hết tháng 9, tức là quý 3/2020. Đối với mặt hàng truyền thống, công ty phải vận chuyển bằng đường biển nên phải đặt hàng trước. Còn đối với đơn hàng khẩu trang, đơn hàng này liên qua đến Covid-19 cho nên họ nhìn tình hình dịch bệnh như thế nào thì mình mới đặt hàng và hơn nữa vận chuyển bằng máy bay cho nên thời gian giao nhận hàng được rút ngắn.
Khi được hỏi về dự báo 6 tháng cuối năm, ông Tùng chia sẻ rất khó khi cho dự báo trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Bà Phan Thị Huệ, Chủ tịch HĐQT bổ sung thêm kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay như vậy là tương đối tốt do công ty chủ động chuẩn bị nguồn hàng khá nhiều, tuy nhiên việc sản xuất khẩu trang kháng khuẩn chỉ có tính thời vụ, đồng thời các thị trường khác trên thế giới chưa mở cửa nên còn nhiều khó khăn đối với ngành dệt may trong nước.
Ông Hong cho hay tại thời điểm hiện nay, tất cả các nhà máy của TCM đều hoạt động với 100% công suất, không có công nhân nào nghỉ trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra. Trong tháng 5, công ty đã đạt kỷ lục sản xuất khi sản lượng đạt đến 1.800 tấn. Theo báo cáo mới nhất của ngành may, tất cả các hoạt động trong tháng 7 hiện đang chạy hết công suất và trong tháng 8 và tháng 9, các đơn hàng mới sẽ được tiếp tục tìm kiếm và lắp đầy.
Ông Tùng cho biết, lệnh hạn chế di chuyển không làm ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty.
Bà Nguyễn Minh Hảo, Thành viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng cho biết, cho tới nay, TCM có một khoản nợ khó đòi từ SEAR đã phá sản, công ty đã trích lập dự phòng 80% cho tới báo cáo tài chính năm 2019, còn 20% công ty đã nhận được đơn xác nhận của tòa và sẽ nhận được trong khoảng quý 1/2020 nhưng do dịch Covid-19 Công ty vẫn chưa nhận được phản hồi từ tòa. Công ty sẽ tiếp tục cập nhật tiếp tình hình vào quý 3 và quý 4 đến quý cổ đông. Còn 80% còn lại sẽ được tòa án tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.
Ông Song Jae Ung, Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm sản xuất cho biết khoảng 30% sản lượng sợi nội bộ phục vụ cho sản xuất vải.
Khi được hỏi về biên lợi nhuận của từng mảng, ông Tùng bày tỏ tiếc nuối không chia sẻ được bởi cách đây mấy năm, TCM đã từng cập nhật biên lợi nhuận của toàn sản phẩm, tuy nhiên, sau khi khách hàng đọc được báo cáo này thì họ yêu cầu giảm giá bán vì biên lợi nhuận của công ty cao quá. Điều này gây bất lợi cho công ty trong quá trình thương lượng giá cả với các khách hàng.
Một trong những chiến lược quan trọng trong năm 2020 là tận dụng cơ hội xuất hàng sang châu Âu theo hiệp định EVFTA với ưu đãi thuế suất. Hiện, công ty đã triển khai sản xuất kinh doanh cho chiến lược này. Theo ông Tùng, trong tương lai, lượng vải của công ty sẽ được xuất đi nhiều hơn bởi vì trong hiệp định, nguồn gốc xuất xứ của vài được xuất đi phải từ CPTPP. Cho nên để được xuất hàng đi châu Âu với chính sách ưu đãi thuế thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải mua vải từ Việt Nam hoặc các nước có ký thỏa thuận thương mại với châu Âu như Hàn Quốc.
ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2019 cho cổ đông theo tỷ lệ 12%. Trong đó, TCM đã thanh toán cổ tức bằng tiền mặt 5% ngày 25/3/2020 và sẽ thanh toán 7% bằng cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn đầu tư và phát triển. TCM dự kiến sẽ phát hành hơn 4 triệu cổ phiếu để trả cổ phiếu thưởng với tổng giá trị thanh toán tính theo mệnh giá hơn 40.5 tỷ đồng. Sau giao dịch, vốn điều lệ của TCM sau khi phát hành cổ phiếu thưởng dự kiến tăng từ hơn 580 tỷ đồng lên 620.7 tỷ đồng.
Cổ phiếu dệt may đồng loạt tiến về vùng giá trước dịch dù kết quả kinh doanh kém khả quan
Nhiều cổ phiếu dệt may tăng mạnh trong vòng 1,5 tháng qua, có cổ phiếu tăng 78%.
Quốc hội dự kiến sẽ họp về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào ngày 20/5 - ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Doanh nghiệp dệt may giảm sâu lợi nhuận, thậm chí lỗ quý I.
Cổ phiếu dệt may bứt phá nhờ kỳ vọng EVFTA có hiệu lực từ tháng 7
Kể từ cuối tháng 3 đến nay, theo đà hồi phục của thị trường, cổ phiếu nhóm dệt may cũng tăng giá mạnh và gần về vùng giá trước dịch, thậm chí vượt. Cổ phiếu Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) đã tăng 46% từ vùng giá 11.400 đồng/cp cuối tháng 3 lên 16.650 đồng/cp chốt phiên 14/5, mức giá này còn cách giá phiên giao dịch cuối năm Kỷ Hợi (thời điểm bùng phát dịch) khoảng 18%. May Sông Hồng (HoSE: MSH) tăng 59%, Đầu tư TNG (HNX: TNG) tăng 78% trong vòng hơn 1,5 tháng qua.
Ngoài ra, các cổ phiếu như GIL, X20, M10 đều đã tăng mạnh và vượt giá trước dịch.
Đơn vị: đồng
Theo thông tin từ Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Quốc hội dự kiến sẽ họp về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào ngày 20/5 - ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Trung tâm Phân tích SSI cho rằng hiệp định có thể sẽ có hiệu lực vào tháng 7, 2 tháng sau khi được phê chuẩn.
Trong các năm gần đây, EU luôn là thị trường nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam lớn thứ 2 sau Mỹ. Do vậy, nhiều doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang châu Âu kỳ vọng hưởng lợi. Song SSI Research nhận định hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay mà chỉ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2).
Mặt khác, EVFTA yêu cầu các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc châu Âu hoặc Hàn Quốc (quốc gia có FTA với châu Âu) và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam. Tuy vậy, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA.
Do đó, EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Ngoài ra, việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.
Theo SSI Research, giữa các công ty may mặc, TNG hiện có thị phần xuất khẩu sang châu Âu lớn nhất với tỷ trọng doanh thu 53%, theo sau là GMC (40%). GMC chủ yếu nhập vải từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là không đáp ứng tiêu chuẩn của EVFTA. TNG có nhiều cơ hội hơn khi công ty sử dụng lượng lớn vải nội địa.
Hay, May Sông Hồng cũng chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và khả năng chuyển nhập nguyên liệu ở nước khác rất thấp. Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ (tỷ trọng 90% giá trị xuất khẩu) nên không mong đợi được hưởng lợi từ EVFTA.
Lợi nhuận quý I giảm sâu
Chịu tác động kép từ dịch Covid-19, ngành dệt may Việt Nam đối diện với khó khăn cả thiếu hụt nguyên liệu đầu vào lẫn tình trạng hũy, hoãn đơn hàng. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may quý I đạt 7,03 tỷ USD, giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, mức sụt giảm chủ yếu đến từ 2 thị trường chính là Mỹ và EU.
Cụ thể, Mỹ nhập khẩu 3,3 tỷ USD hàng may mặc Việt Nam, giảm 0,4%; EU nhập 806 triệu USD, giảm 6,1%. Ngược lại, thị trường Nhật Bản vượt EU trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lớn thứ 2 với 914 triệu USD, tăng 2%.
Qua đó, nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận giảm như VGT, TCM, MSH, GMC... thậm chí lỗ như FTM, VGG, EVE.
Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp đi ngược thị trường. Công ty Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HoSE: GIL) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 722 tỷ đồng, tăng 32% so cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 43 tỷ đồng, tăng 32%. Song, khác với các doanh nghiệp may mặc khác, sản phẩm của Gilimex thiên về các vật dụng lưu trữ, sản phẩm trong gia đình, giỏ đựng đồ giặt, túi xách, balô, đồ dùng ngoài trời, hàng trẻ em, chụp đèn...
Ngoài ra, May mặc Bình Dương (UPCoM: BDG) duy trì được mức lợi nhuận tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 24 tỷ đồng. Dù có kết quả khả quan trong quý I, BDG cho biết toàn bộ thị trường tiêu thụ tập trung chủ yếu tại Mỹ và châu Âu nên sản lượng 2020 dự kiến giảm 42% so với năng lực sản xuất.
Đơn vị: tỷ đồng
Trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sản xuất khẩu trang cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu như TNG, TCM, M10... Tuy nhiên, SSI Research cho rằng giá trị thị trường khẩu trang thấp và các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang chủ yếu để có công việc cho người lao động hơn là mục tiêu lợi nhuận.
Dệt may Thành Công lãi quý I giảm 23%, đẩy mạnh đơn hàng khẩu trang và vải kháng khuẩn Lợi nhuận quý I giảm chủ yếu do ảnh hưởng dịch bệnh và hụt khoản thu nhập khác. Công ty đẩy mạnh sản xuất khẩu trang để xuất khẩu và vải kháng khuẩn may khẩu trang. Đơn hàng khẩu trang và vải kháng khẩu khoảng 11 triệu USD sẽ xuất vào tháng 4 và 5. Thông tin từ Công ty Dệt may -...