ĐHCĐ BIDV: NHNN đã phê duyệt lại phương án tái cơ cấu BIDV theo hướng tích cực hơn
Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho hay kế hoạch kinh doanh năm 2020 mà ban lãnh đạo trình cổ đông thông qua lần này là kịch bản tích cực nhất. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, BIDV sẽ cố gắng hết sức hoàn thành kế hoạch được đại hội giao nhưng cũng linh hoạt thực hiện.
Đại hội cổ đông BIDV tổ chức không lâu sau khi Hà Nội công bố ca dương tính đầu tiên với virus SARS-CoV- 2.
Hôm nay (7/3), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
BIDV là ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Đặc biệt, đại hội diễn ra không lâu sau khi Hà Nội công bố ca dương tính đầu tiên với virus SARS-CoV- 2.
Về kết quả kiểm tra tư cách cổ đông, đại diện BIDV cho biết đại hội đủ điều kiện về số lượng cổ phần có quyền biểu quyết để tiến hành đại hội đồng cổ đông theo luật định.
Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho biết trong bối cảnh Hà Nội có một ca dương tính mới nhưng đại hội vẫn phải diễn ra theo luật định. BIDV cũng đã có những biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho cổ đông tham dự đại hội cũng như đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Người đứng đầu BIDV cũng cho biết theo đề nghị của BIDV, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần đây đã phê duyệt lại phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng của BIDV theo hướng tích cực hơn. Quyết định này ban hành ngày 27/2/2020.
Ông Phan Đức Tú cho hay kế hoạch kinh doanh năm 2020 mà ban lãnh đạo trình cổ đông thông qua lần này là kịch bản tích cực nhất. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, BIDV sẽ cố gắng hết sức hoàn thành kế hoạch được đại hội giao nhưng theo hướng linh hoạt.
***
Theo tài liệu đại hội, BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng chỉ 9% – theo hạn mức được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn theo đó dự kiến tăng 9%, tương đương kế hoạch tăng trưởng tín dụng.
Video đang HOT
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế mục tiêu của BIDV ở mức 12.500 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 1,6%.
Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2020 ở mức 7%. Tại đại hội lần này, BIDV cũng trình phương án chia cổ tức năm 2019 ở mức 7%, bằng cổ phiếu.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2020 – 2021, BIDV dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ hơn 251 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ. Lượng cổ phiếu này dự kiến tương đương 6,25% số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2019 và có quy mô tối đa 6% vốn điều lệ sau khi phát hành.
***
Năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV đạt 10.876 tỷ, tăng 15,8% so với năm 2018, vượt kế hoạch ĐHĐCĐ giao (10.300 tỷ).
Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.490.105 tỷ, tăng trưởng 13,5% so với năm 2018. Theo đó, BIDV tiếp tục là ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Trong năm, dư nợ tín dụng tăng trưởng 12,2%, đảm bảo tuân thủ kế hoạch Ngân hàng Nhà nước giao trong từng thời kỳ. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến 31/12/2019 đạt 1.325.667 tỷ; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1.134.430 tỷ.
Tăng trưởng nguồn vốn huy động là 12,1%, cao hơn 1% so với mức chỉ tiêu được ĐHĐCĐ thông qua (11%), đạt 1.374.758 tỷ; trong đó huy động vốn thị trường 1 đạt 1.187.162 tỷ.
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) ở mức 88%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân là 1,74%,
Công tác bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cũng là một thành công của BIDV trong năm 2019. Trong điều kiện nhiều khó khăn từ thị trường, thủ tục của cơ quan quản lý, tuy nhiên với sự nỗ lực quyết tâm, BIDV đã triển khai thành công việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank.
KEB Hana Bank đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của BIDV từ ngày 6/11/2019 với tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ (sau phát hành), thời gian nắm giữ cổ phần ít nhất 5 năm, với tổng giá trị giao dịch là 20.300 tỷ đồng. Đây là giao địch M&A với một nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, mở ra các cơ hội phát triển cho BIDV trong giai đoạn mới.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dư nợ tín dụng tháng 2 giảm
Ảnh hưởng của dịch bệnh đang có dấu hiệu khiến nợ quá hạn tiềm ẩn gia tăng...
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, lãnh đạo cao cấp Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, tính đến ngày 7/2/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã giảm 0,38% so với cuối năm 2019 và giảm 0,47% so với cuối tháng trước.
Lĩnh vực giảm mạnh như công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm tỷ trọng 16,48% GDP và 14,52% tổng dư nợ nền kinh tế; nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 13,96% GDP và 8,74% tổng dư nợ.
Cùng với đó, nhiều lĩnh vực dự kiến cũng bị ảnh hưởng mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may và da giày, du lịch, thương mại...
"Sơ bộ báo cáo của các ngân hàng gửi lên NHNN cho thấy, tổng dư nợ có thể giảm khoảng 900.000 tỷ đồng do dịch cúm Covid-19, riêng khối ngân hàng có vốn nhà nước là gần 600.000 tỷ đồng... dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tiềm ẩn tăng", vị lãnh đạo trên nói.
Thông tin từ Viện ào tạo và nghiên cứu BIDV cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh đến hệ thống ngân hàng chủ yếu thông qua tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, khách hàng và bản thân ngân hàng.
ối với ngành ngân hàng, dự báo dịch Covid-19 sẽ tác động đến một số khía cạnh quan trọng như cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là trong 2 quý đầu năm; tiềm ẩn nợ xấu tăng khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn...
Chia sẻ với phóng viên, một lãnh đạo cao cấp Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN) cho biết: "Tình hình dịch bệnh nếu kéo dài sẽ tác động mạnh đến việc xử lý những món nợ xấu cũ, đồng thời nợ xấu mới phát sinh là câu chuyện sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Trong khi đó, 2020 là năm cuối thực hiện và tổng kết ề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để chuẩn bị cho chiến lược ngành ngân hàng đến năm 2025...".
Dù có những quan ngại, nhưng lãnh đạo Vietcombank cho biết, Ngân hàng hiện vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết từ phía doanh nghiệp trong việc doanh thu giảm do bệnh dịch.
Nguyên do bởi doanh nghiệp cũng mới bắt đầu quay lại sản xuất - kinh doanh và kỳ sản xuất trong 1 tháng cũng chưa có đủ dữ liệu để báo cáo. Trên thực tế, doanh nghiệp thường cần từ 3-6 tháng mới có được báo cáo tình hình sản - xuất kinh doanh cụ thể.
"Số liệu cụ thể chưa có và vẫn là ước tính để ngân hàng sẵn sàng những biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời hạn trả nợ, không tính lãi suất phạt quá hạn, giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu...", vị lãnh đạo Vietcombank nói.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng: "Vẫn còn quá sớm để nhận định nợ xấu sẽ tăng mạnh trong năm 2020 do chịu tác động của dịch. Mọi hoạt động có thể chậm lại thời điểm hiện tại, nhưng sau khi hết dịch, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng sẽ phục hồi rất nhanh.
Bởi dịch Covid-19 chỉ là rủi ro ngắn hạn, khi kết thúc người dân sẽ đẩy mạnh mua sắm, tiêu dùng, đi du lịch... ".
ồng quan điểm, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng: "Tình hình hiện tại khá khó khăn đối với các doanh nghiệp và ngân hàng.
Người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ùn ùn, trong khi doanh nghiệp không vay vốn kinh doanh nghĩa là ngân hàng không có lãi. Tuy nhiên, khi tình hình khả quan hơn, doanh nghiệp thường tăng trưởng mạnh, doanh số không chỉ tăng lên gấp đôi, thậm chí có thể gấp ba".
ánh giá tác động của dịch cúm Covid-19 tới nhóm ngành ngân hàng, Công ty Chứng khoán SSI cho biết, do kinh tế vĩ mô nói chung và một số lĩnh vực như du lịch, khách sạn, xuất khẩu nông sản... chịu ảnh hưởng từ dịch, nên ngành ngân hàng cũng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, với triển vọng dài hạn của ngành và định giá hấp dẫn hiện tại của cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam, quan điểm tích cực đối với lĩnh vực này trong năm 2020 vẫn được duy trì.
"Không chủ quan trước tình hình dịch bệnh sẽ tác động đến nợ xấu, nhất là khi báo cáo tài chính của các ngân hàng trong năm 2019 thể hiện nợ xấu tăng dần qua từng quý.
Xu hướng nợ xấu quay trở lại trong năm 2020 là hiện hữu, đặc biệt, dư nợ cho vay bất động sản hiện vẫn ở mức cao, khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 19% tổng dư nợ", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cảnh báo.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
BIDV giải thể hoạt động văn phòng tại Cộng hoà Séc Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID, sàn HoSE) vừa có Nghị quyết phê duyệt giải thể hoạt động văn phòng tại Cộng hòa Séc. Đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Hội đồng...