ĐHCĐ BIDV: Chưa có câu trả lời chính xác về tiến độ thương vụ bán vốn cho Keb Hana
Tại ĐHĐCĐ 2019 của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV, HoSE:BID) tổ chức hôm nay (26/4), cổ đông có nhiều thắc mắc về tiến độ thương vụ bán vốn cho Keb Hana Bank, tỷ lệ an toàn vốn và tình hình kinh doanh cũng như trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng.
Năm 2019, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng.
Cổ đông đặt câu hỏi về những vướng mắc cụ thể khi đàm phán với Keb Hana “ngân hàng tự tin bao nhiêu % có thể hoàn thành thương vụ này?”.
“Đây là câu chuyện khá dài, trải qua nhiều giai đoạn từ khi ĐHĐCĐ năm 2017 chúng ta cũng đã đặt vấn đề tìm cổ đông chiến lược. Năm 2018, chúng ta xác định danh tính nhà đầu tư tiềm năng là tập đoàn tài chính Hana của Hàn Quốc. Trong quá trình đàm phán và bán vốn, theo quy định pháp luật của Việt Nam, chúng ta đã trải qua rất nhiều thủ tục, và những thủ tục đấy đến nay về cơ bản đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện một số thủ tục vẫn còn chưa hoàn tất. Giá kỳ vọng của đối tác và chúng ta cũng chưa gặp nhau”, Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú chia sẻ.
Ông Phan Đức Tú không trả lời chính xác về thời điểm hoàn tất thương vụ vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ thị trường, yêu cầu kỹ thuật về thủ tục pháp luật và cả giá kỳ vọng của 2 bên…
“Hội đồng quản trị sẽ làm tối đa để có thể hoàn tất thương vụ này sớm nhất vì đây là thương vụ rất quan trọng với BIDV”, ông Phan Đức Tú khẳng định tại đại hội.
Theo ông Tú, thương vụ này quyết định hoạt động của BIDV trong tương lai về việc đáp ứng tỷ lệ CAR, các chỉ số an toàn trong hoạt động, khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của BIDV.
Liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận giảm 200 tỷ đồng, từ 10.500 tỷ đồng lúc đầu xuống còn 10.300 tỷ đồng, ông Phan Đức Tú cho biết: “Chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều và đưa ra kế hoạch 10.500 tỷ đồng. Sau khi rà soát đánh giá lại khả năng, chúng tôi thấy rằng hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu đó. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tăng trích dự phòng rủi ro thêm 200 tỷ đồng, theo đó, LNTT giảm so với dự kiến”.
Ông Phan Đức Tú cho biết, dự kiến lơi nhuận của ngân hàng riêng lẻ đạt 30.000 tỷ đồng và sẽ trích trích rủi ro 20.200 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng mẹ sẽ có lãi khoảng 9.800 tỷ đồng.
“BIDV hiện có số dư nợ trái phiếu VAMC hơn 14.000 tỷ nhưng chúng tôi đã trích lập dự phòng hơn 7.600 tỷ đồng và chúng tôi có một quỹ số dư thu nợ là 1.900 tỷ đồng. Do đó, năm 2019, BIDV dự kiến xử lý khoảng 4.500 tỷ, trong đó thu nợ 2.500 và trích dự phòng 2.000 tỷ đồng”, ông Phan Đức Tú thông tin.
Ông Phan Đức Tú cho hay, năm 2019, ngân hàng cũng sẽ thực hiện cấu trúc lại toàn diện hoạt động đầu tư tại các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị hải ngoại nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng góp vào hoạt động chung của hệ thống; trong đó đánh giá cụ thể hiệu quả từng khoản đầu tư, danh mục đầu tư để ra quyết định duy trì, tăng/giảm hay thoái vốn và tập trung thoái vốn toàn bộ các khoản đầu tư tài chính ngoài ngành không hiệu quả.
Video đang HOT
Về chính sách tín dụng, BIDV sẽ tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng; kiểm soát cho vay ngoại vệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Những thách thức chờ đón tân Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú
Nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Phan Đức Tú đón nhận trọng trách trong việc 'lái con tàu' BIDV thực hiện những kế hoạch tồn đọng nhiều năm qua như tăng vốn, tìm cổ đông chiến lược, Basel II, xử lý nợ xấu...
Ngày 15/11, "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đầu tư Việt Nam (BIDV - Mã: BID) chính thức có chủ nhân mới là ông Phan Đức Tú, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng. Vị trí này bị bỏ trống hơn hai năm sau khi ông Trần Bắc Hà về hưu.
Với trọng trách cầm lái con tàu BIDV, vị tân Chủ tịch này sẽ đối mặt với không ít thách thức như kế hoạch tăng vốn, phát hành vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài, xử lý nợ xấu, áp dụng Basel II, niêm yết cổ phiếu ở thị trường quốc tế....
Tân Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú (Ảnh: Báo Nghệ An)
Đón cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên
Thách thức trước mắt của BIDV là việc tăng vốn, giảm tỉ lệ sở hữu của Nhà nước xuống tối thiểu 65% và lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài. Hiện tỉ lệ sở hữu vốn của NHNN ở BIDV là 95,28%.
Sau nhiều năm lên kế hoạch, BIDV cuối cùng đã chốt được thoả thuận hợp tác với đối tác ngân hàng Hàn Quốc là KEB Hana Bank. Quá trình làm việc với đối tác này đã bắt đầu từ hai năm trước nhưng mãi tới thời điểm hiện tại mới được công bố rộng rãi.
Cơ cấu cổ đông của BIDV tại 31/12/2017 (Nguồn: BIDV)
Chính phủ đã chấp thuận đề án phát hành 17,65% cổ phiếu đang lưu hành của BIDV cho đối tác chiến lược, số lượng phát hành riêng lẻ là hơn 603 triệu cổ phiếu, thời gian dự kiến từ quí IV/2018 đến 2019.
Trước đó, kế hoạch tăng vốn của ngân hàng không cho thấy tiến triển khả quan. Và lí do mà BIDV đưa ra là điều kiện thị trường không thuận lợi và tiến độ phê duyệt của các cơ quan quản lí kéo dài.
Hiện BIDV đang xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài này.
Theo ước tính của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC - Mã: HCM) giá trị thương vụ khoảng 800 triệu USD với thị giá 30.000 đồng/cp, tương đương 30% của vốn cấp 1 của BIDV (61.000 tỉ đồng)
Có thể thấy, thời điểm nhận chức của Chủ tịch Phan Đức Tú là mốc thời gian quan trọng của BIDV khi chuẩn bị đón nhận đối tác chiến lược nước ngoài đầu tiên. Sự kiện này sẽ tạo ra nhiều triển vọng của ngân hàng thời gian tới đối với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Tăng hệ số CAR theo chuẩn Basel II
Theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2020, BIDV sẽ phải đưa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn mực Basel II. Việc bán vốn cho KEB Hana Bank, tăng vốn lên 40.220 tỉ đồng cũng là một bước hỗ trợ cho việc áp dụng Basel II.
Nếu thương vụ thành công, BIDV sẽ có thêm dư địa để huy động thêm 9.000 tỉ đồng vốn cấp 2 bằng trái phiếu (bằng 50% vốn cấp 1 tăng thêm). Ngân hàng đã không còn dư địa phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 từ năm 2017. Theo đó, CAR tính theo Basel I có thể tăng từ 9% lên 10,7%.
Ngày 13/11 mới đây, BIDV đã công bố hồ sơ phát hành 4.000 tỉ đồng trái phiếu ra công chúng. Trong đó, bao gồm 3.000 tỉ trái phiếu kì hạn 7 năm và 1.000 tỉ đồng trái phiếu 10 năm.
Trước đó, BIDV cũng đã thu về 3.450 tỉ đồng thông qua hai đợt phát hành trái phiếu kì hạn 2 năm trong năm 2018. Ngoài ra, trong tháng 9, ngân hàng cũng đã phát hành 580 tỉ đồng trái phiếu đợt 3 và 4/2018 gồm 500 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 7 năm và 80 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 12 năm.
Ngoài ra, theo kế hoạch đã được phê duyệt BIDV dự kiến phát hành gần 171 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ (theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu, quy mô 5% vốn điều lệ tại thời điểm cuối năm 2017) và gần 171 triệu cổ phiếu cho người lao động.
Sau khi hoàn thành các đợt phát hành, BIDV sẽ nâng vốn điều lệ từ 34.187 tỷ lên 43.638 tỷ đồng (tăng 28% so với 2017). Nguồn vốn thu được dùng để bổ sung cho các hoạt động kinh doanh của BIDV.
Mục tiêu lãi trước thuế 9.300 tỉ đồng trong năm 2018
Năm 2018, BIDV đặt mục tiêu lãi trước thuế 9.300 tỉ đồng, tín dụng tăng trưởng tối đa 17%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và mức chi trả cổ tức khoảng 5 - 7%.
Ngân hàng đặt mục tiêu gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng gấp 1,3 - 1,4 lần so với đầu kỳ. Đến năm 2020, vốn chủ sở hữu gấp 2 lần hiện tại, nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.
9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế BIDV đạt hơn 7.254 tỉ đồng, tăng gần 31% so với cùng kì năm trước và bằng 78% kế hoạch năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,8% đạt hơn 968.752 tỉ đồng. Số dư tiền gửi của khách hàng tăng trưởng 10,9% lên hơn 953.512 tỉ đồng.
Tổng thu nhập ngoài lãi trong 9 tháng đã tăng 51,9% so với cùng kì đạt 7.250 tỉ đồng chủ yếu nhờ lãi thuần kinh doanh ngoại hối tăng, lãi thuần mua bán chứng khoán tăng 3 lần, thu nhập từ thu hồi nợ xấu tăng gấp 2 lần.
Tỷ lệ nợ xấu của BIDV đến 30/9 là 1,76%, ở mức bình thường trong hệ thống và dưới mức kế hoạch nhưng đây cũng là tỉ lệ nợ xấu cao nhất nhóm ba "ông lớn" cùng với Vietcombank và VietinBank. BIDV là ngân hàng duy nhất trong nhóm vẫn còn nợ xấu tại VAMC trong khi hai ngân hàng còn lại đã xử lý sạch sẽ.
Đã có 3.091 tỉ đồng nợ xấu mới phát sinh trong 9 tháng đầu năm và chủ yếu được đưa vào nợ nhóm 4 và nhóm 5. Tuy nhiên nợ nhóm 2 giảm từ 3,49% xuống còn 2,74% trên tổng dư nợ, tương đương giảm 3.727 tỉ đồng.
HSC giữ nguyên mức dự báo lợi nhuận trước thuế BIDV trong năm 2018 là 9.882 tỉ đồng, tăng 14% so với năm trước và vượt 6% so với kế hoạch. Mức tăng trưởng cho vay dự kiến 14%; huy động khách hàng là 18,5%; tỷ lệ NIM từ 2,9% xuống còn 2,81%. Đáng chú ý, HSC cho rằng thu nhập ngoài lãi của BIDV năm nay khả năng tăng lên 8.996 tỷ đồng.
Ngoài những mục tiêu thách thức trên, đến năm 2020, BIDV phấn đấu trở thành ngân hàng đẳng cấp hàng đầu khu vực Đông Nam Á, lọt Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Ngân hàng cũng chuẩn bị các điều kiện tiền đề để tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Theo Kinh tế tiêu dùng
Ngân hàng bán vốn cho nhà đầu tư ngoại: "Nhà giàu" lại khóc Không phải ngẫu nhiên, cả 3 ngân hàng TMCP lớn nhất hệ thống đều lên tiếng than vãn, đề nghị Chính phủ nới tỷ lệ sở hữu (room) và tháo gỡ những vướng mắc khác trong việc bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. VietinBank hiện đã hết room cho nhà đầu tư ngoại, trong khi tỷ lệ sở hữu nhà nước...