Dệt may Việt Nam có thể thiệt hại 11.000 tỷ đồng vì không có việc từ tháng 4
Tối 25-3, Tập đoàn Dệt may Việt Nam thông tin, toàn ngành dệt may Việt Nam sắp tới có thể thiệt hại tới 11.000 tỷ đồng nếu các đơn hàng tiếp tục bị dừng, hoãn, huỷ; công nhân giảm việc. Do đó, tại cuộc họp ngày 25-3, Vinatex cho biết sẽ kiến nghị lên Quốc hội và Chính phủ cho xuất khẩu khẩu trang.
Trước tình hình kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và trực tiếp ảnh hưởng tới sự sống còn của các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam, ngày 25-3, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với 22 đơn vị trọng yếu để xem xét, nhận định tình hình khẩn cấp và đề ra giải pháp cho thời gian tới.
Nghịch lý, trong nước khẩu trang vải đang bán rất chạy, người dân không mua đủ nhưng toàn ngành dệt may lại đang lo mất việc làm, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng vì mất thị trường xuất khẩu. Ảnh theo Vinatex
Theo báo cáo, trong thời gian từ trung tuần tháng 3-2020, liên tiếp có những đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5-2020.
“Thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng lớn, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi”- Vinatex cho biết.
Tình hình này dẫn đến áp lực lớn lên các doanh nghiệp của ngành dệt may Việt Nam cả về tài chính và lao động. “Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4-2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5-2020″- theo Vinatex.
Video đang HOT
Thiệt hại ước tính với ngành dệt may Việt Nam sẽ lên tới trên 5.000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4-2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5-2020; và nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng dệt may Việt Nam sẽ thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD nguyên liệu/tháng, nếu giả thiết khách hủy 20% đơn hàng thì sẽ ngành sẽ có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng, tiềm ẩn thành hàng tồn kho khó luân chuyển.
Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5-2020 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (riêng Vinatex mất khoảng 24 triệu USD).
Tập đoàn Vinatex đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5 và kinh tế phục hồi từ tháng 6-2020 thì ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại 11.000 tỷ đồng và tập đoàn sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trong cuộc họp trực tuyến ngày 25-3, các giải pháp trọng tâm mà Vinatex đặt ra cho 22 đơn vị trọng yếu là dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32 đến 40 giờ/tuần, làm việc luân phiên, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động. Tập trung tuyên truyền cho người lao động về khó khăn bất khả kháng, cùng chia sẻ với doanh nghiệp để vượt khó; tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư; xin miễn, hoãn đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn…
Để hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp, Vinatex cho biết sẽ kiến nghị cho phép xuất khẩu khẩu trang dệt vải. Ảnh theo Vinatex
Vinatex sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành cho phép được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch; kiến nghị ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cho ân hạn các khoản phải trả dài hạn đến hạn năm 2020, kéo dài thời gian khoản nợ ngắn hạn lên 11 tháng, không giảm hạn mức, không chuyển loại nợ, cho vay trả lương cho đối tượng bị thiếu việc làm.
VĂN PHÚC
Cấm hay không kinh doanh "dịch vụ đòi nợ thuê"?
Thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) vào sáng nay, 23-3, nội dung còn nhiều ý kiến băn khoăn trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội là nên quy định cấm hay không cấm loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê...
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiên họp (Ảnh: Quochoi)
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vào sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, một số nội dung lớn còn ý kiến khác nhau của dự luật này gồm: quy định về bổ sung một số ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện...
Trong đó, về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ" vì thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng loại hình kinh doanh này để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây áp lực lên con nợ dẫn tới nhiều hệ lụy.
Tuy nhiên, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất không quy định cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ" tại điểm h khoản 1 Điều 6 dự thảo Luật mà quy định tại Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật hiện hành.
Ông Thanh cho rằng, lý do vì việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Để hạn chế tiêu cực phát sinh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Quochoi)
Qua thảo luận tại thiên họp, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cũng đề nghị không quy định cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ"; nhưng cần bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hoặc có thể xem xét thay tên "dịch vụ đòi nợ thuê" thành tên gọi "dịch vụ xử lý nợ".
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu quan điểm nên giữ nguyên như dự thảo mà Chính phủ trình là cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Bởi quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì dịch vụ đòi nợ là một thực tế. Không ít trường hợp lợi dụng, biến tướng nhưng nguyên nhân là chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với loại hình này, chưa quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh.
"Do quản lý kém nên để biến tướng, còn đây là cơ chế thị trường, là yêu cầu thực tế. Tôi nhất trí không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nhưng cần nghiên cứu bổ sung quy định điều kiện chặt chẽ. Không phải quản lý không được thì cấm".
Quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ của DN không ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư Doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn từ nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cần duy trì các quy định của pháp luật để...