Dẹp ngay suy nghĩ “Em thấy mình cũng giỏi mà sao không thành công như người ta?” đi, điều nhỏ nhặt như thế này còn chưa hiểu thì đừng vội hão huyền
Có lần ngồi nhậu với anh bạn Vũ Nguyên Thành, tôi đã hợm hĩnh hỏi: “Em thấy mình cũng giỏi mà sao không thành công bằng người?”. Tôi nghĩ đây cũng là câu hỏi thường trực của nhiều bạn.
Tưởng ông bạn sẽ an ủi động viên là cứ kiên nhẫn, từ từ rồi đâu sẽ có đó, hoặc cùng lắm là giải thích bằng số mệnh, nào ngờ lại nói thẳng: “Có giỏi gấp mười mà không biết hạn chế các Limiting Factor thì mãi vẫn thế thôi. Mức độ thành công của người lãnh đạo không phụ thuộc vào độ giỏi – giỏi là đương nhiên, là điều kiện cần – mà phụ thuộc vào các yếu tố giới hạn của anh ta”.
Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành là chuyên gia về công nghệ sinh học. Theo anh bạn, hình ảnh kỳ lạ nhất của thế giới sinh vật có lẽ là bức ảnh qua kính hiển vi điện tử của một virus đang tung ra chiếc vòi dài với chiều ngang chỉ mảnh cỡ vài phân tử, đầu vòi có móc nhọn, móc qua màng tế bào để xâm nhiễm vào cơ thể một con vi khuẩn, trông hệt như chiến thuyền Viking tung móc câu để đội cướp biển nhảy sang cướp các thương thuyền. Có điều ở đây không hiểu virus đã bắt chước đội Viking hay ngược lại.
Anh Thành giải thích về Limiting Factor của một hệ sinh vật. Để dễ hiểu lấy tạm hình ảnh một cây non đang lớn. Cây chỉ có thể phát triển và trưởng thành tốt nếu có đầy đủ các yếu tố cần thiết, là đất, phân bón, nước… để cung cấp dưỡng chất, là ánh sáng và khí trời để quang hợp. Nếu chỉ một trong các yếu tố đó bị hạn chế ắt cây sẽ không lớn được, còi cọc, thậm chí có thể chết. Ví dụ nếu thiếu nước thì dù có tăng cường các yếu tố khác như cho thật nhiều ánh sáng, hay bón nhiều phân… cây vẫn chỉ lớn được đến một giới hạn được xác lập bởi chính yếu tố thiếu nước.
Tổng quát hơn, năng lực của một hệ thống không bao giờ vượt qua và luôn bị khống chế chính bởi yếu tố giới hạn của hệ thống đó, cho dù các yếu tố khác trong hệ thống không bị giới hạn.
Lấy thêm một ví dụ. Bạn có chai La Vie đựng được 1 lít. Nếu chiếc chai bị một lỗ dò ngang thân (chính là yếu tố giới hạn cho khả năng trữ nước của chai), nước sẽ chảy ra và khả năng chứa nước của chai chỉ còn lại ngang mức xấp xỉ với vị trí lỗ dò trên thân. Chai có thể chứa được không tới nửa lít.
Video đang HOT
Nói vậy để hiểu rằng mỗi người chúng ta, cho dù năng lực có tốt đến đâu nhưng vẫn sẽ bị những yếu tố giới hạn khống chế, và làm phung phí đi tài năng, như nước bị trào đi vậy. Điều này giải thích tại sao nhiều người hồi đi học rất thông minh, thi cử giỏi giang không kém ai, nhưng ra đời không thành công như bạn bè cùng trang lứa. Giải thích theo Limiting Factor thì có thể anh ta giỏi về năng lực nghề nghiệp, nhưng lại bị những yếu tố giới hạn, như tính cách chẳng hạn, mà các bạn anh ta – những người đang thành công hơn không vướng phải.
Đối với nhân sự, mỗi người đều có thể có hàng tá những tính cách mang tính Limiting Factors giới hạn sự thành công của mình: tính vô trách nhiệm, tính luộm thuộm, vô kỷ luật, thiếu kế hoạch, hay sai hẹn, ngại giao tiếp, thích nhậu nhẹt, hay bông lơn, thiếu hài hước, tính sợ Tây, hấp tấp vội vàng, quá chân thật, ngây thơ, quá ít nói hay kiệm lời, tính nói quá nhiều, thích chém gió, tính suồng sã, tính dặt dẹo, thiếu khả năng diễn đạt, tính lắng nghe kém, tính hiếu thắng, tính sợ đám đông, lười nhác, ngủ muộn, tính hay chỉ trích, trù dập, tính bài bạc, tính tham lam, ganh ghét, tính ngại giao hệ giao tiếp,…
Một bạn lập trình giỏi nhưng luộm thuộm và thiếu kỷ luật rất khó thăng tiến. Một bạn bán hàng đầy kỹ năng nhưng luôn sai hẹn hẳn không thể thành công. Và một người uyên bác, tầm nhìn rộng nhưng thiếu kỹ năng diễn thuyết hoặc lười quan hệ chắc chắn không thể trở thành một lãnh đạo tốt.
Đối với nhân viên, việc phát huy các sở trường của mình sẽ là quan trọng hơn vì yếu tố giới hạn của các nhân viên sẽ được bổ khuyết bởi đồng nghiệp và hạn chế tối đa thông qua kỹ năng làm việc nhóm. Nhưng đối với lãnh đạo, thường là những kẻ cô đơn, việc hạn chế tiến tới loại bỏ các yếu tố giới hạn lại chính là chìa khóa cho các bước thành công tiếp theo.
Đối với một tổ chức, người lãnh đạo chính là yếu tố giới hạn của tổ chức đó. Một công ty sẽ chỉ phát triển được đến ngưỡng bị hạn chế bởi tầm của CEO. Khi đó, công ty chỉ có thể phát triển lên một tầm khác khi thay CEO mới, hoặc CEO cũ phải tự hạn chế hoặc loại bỏ được các yếu tố giới hạn đang cản trở bản thân và qua đó, cản trở cả tổ chức.
Không phải ai cũng có thể nhìn ra yếu tố giới hạn của mình, nhưng dù sao nhìn ra được còn là dễ. Để hạn chế hoặc loại bỏ hẳn nó mới là điều khó khăn, đòi hỏi một nghị lực phi thường mà ít người làm được. Những người đó thường dễ có thành công lớn.
Còn bạn, bạn biết yếu tố giới hạn của mình là gì chưa?
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả
Lý do Elon Musk không nghỉ phép bao giờ: Hai lần đi chơi thì một lần bị giáng chức, lần khác ốm tưởng chết, và lần nào cũng có tên lửa bị nổ cả!
Theo Guu
"Cho anh rồi, anh có chán em không?"
Khi chàng đưa nàng về nhà rồi mà nàng còn mãi thẫn thờ trước những lời "dạy bảo" của chàng. Tất cả những quan điểm ấy dường như rất mới mẻ và đáng kinh ngạc với người con gái có phần truyền thống như nàng.
Trước nay ai cũng nhận xét nàng ngoan. Ngoan trong cách ứng xử, thái độ giao tiếp với mọi người, và cả ngoan trong lối sống, các mối quan hệ khác giới. Thời đại học nàng nghe lời cha mẹ chỉ tập trung học hành, không yêu đương gì. Sau khi ra trường đi làm, gặp gỡ và làm quen với một anh chàng ở công ty đối tác, lúc ấy nàng mới có mối tình đầu .
Nói về bạn trai nàng, anh hơn nàng 4 tuổi, ngoại hình được, gia cảnh ổn, thêm năng lực làm việc khá tốt nữa, tựu chung là một đối tượng không tồi. Chàng cũng nói rõ, chàng một khi xác định quan hệ yêu đương với ai, đều lấy mục đích là kết hôn, chứ không phải yêu chơi bời. Tất nhiên nếu trong quá trình tìm hiểu mà phát hiện điểm không hợp hoặc đôi bên mâu thuẫn thì lại là chuyện khác, chàng đã thẳng thắn như vậy.
Chàng đối xử với nàng rất tốt, phải mỗi một điều khiến nàng băn khoăn vô cùng, đó là sau 3 tháng yêu nhau thì chàng bắt đầu "đòi" nàng. Ban đầu nàng từ chối, lấy cớ mới yêu nhau có mấy tháng, nàng cần thêm thời gian. Mà thực ra nàng sợ một khi "cho" chàng rồi, đến lúc "no xôi chán chè" chàng sẽ bỏ nàng mà đi. 2 người không đến được với nhau, nàng biết ăn nói làm sao với chồng nàng sau này? Vậy nên thật lòng không phải nàng muốn giữ bằng được tới đêm tân hôn, mà nàng chỉ muốn chàng đảm bảo rằng sẽ cưới nàng, sẽ không chán nàng một khi có được nàng rồi.
Trong buổi tối hẹn hò tiếp theo, khi chàng ngỏ ý "đòi", nàng đã thỏ thẻ hỏi chàng: "Cho anh rồi, anh có chán em không?". Chàng im lặng một lát, rồi cười trả lời: "Anh nói thật, câu này anh không trả lời em được. Bởi vì đối với anh, việc em có cho anh hay không chẳng ảnh hưởng gì tới tình cảm anh dành cho em cả, thậm chí việc đó còn khiến mối quan hệ của chúng ta gần gũi, gắn bó hơn. Nhưng có thể vì một lí do khác khiến tình cảm chúng ta rạn nứt, anh đâu thể nói trước, em hiểu không? Anh nói mục đích yêu đương của anh là kết hôn, không có nghĩa một khi yêu ai thì sẽ kết hôn với người đó, bởi trong quá trình yêu đương còn nhiều chuyện xảy ra cơ mà. Vài câu thề nguyền, hứa hẹn để lấy lòng em trong nhất thời sao anh không nói được, nhưng anh không thích làm vậy, anh muốn nói sự thật".
Thấy nàng vẫn còn vẻ lấn cấn không yên, chàng chậm rãi "dạy bảo": "Em cũng đừng nên ôm nỗi sợ "cho" người yêu rồi thì anh ta sẽ chán em. Ý anh là, em hãy làm điều em muốn, chứ đừng chăm chăm xem thái độ của người khác. Nếu em muốn giữ tới đêm tân hôn, hãy cứ giữ, nếu người yêu em thật lòng họ sẽ tôn trọng em. Nếu em muốn có quan hệ phát sinh, hãy tự hỏi bản thân rằng em đã thấy sẵn sàng chưa, nếu em thấy sẵn sàng thì hãy tận hưởng việc đó.
Em cần làm chủ cơ thể và cảm xúc của mình, đừng phụ thuộc và chạy theo thái độ của người đàn ông. Độc lập và tự chủ mới khiến em mạnh mẽ, vững vàng khi mối quan hệ chẳng may đổ vỡ. Bởi đâu phải cứ yêu là sẽ lấy được nhau? Thêm nữa, sao phải lo sợ anh ta chán em, chẳng lẽ giá trị con người em chỉ có mỗi từng ấy, mà lo lắng một khi cho đi rồi thì em sẽ "mất giá". Lẽ nào không phải là em sẽ chán anh ta, em sẽ "đá" anh ta?".
Nhân tiện nhắc đến "trinh tiết", chàng cũng đồng thời bảo nàng không nên coi chữ trinh đáng giá ngàn vàng, mà cũng đừng qua lại với gã đàn ông nào quá coi trọng điều đó. Bởi một khi nàng đặt giá trị của cái màng mỏng manh ấy quá cao, thì vô hình chung nàng sẽ trở thành nô lệ cho nó. Nếu nàng trót trao nó cho ai, dù sau đó có bị gã ta đối xử tệ bạc thế nào nàng cũng khó lòng buông tay, bởi cái suy nghĩ lần đầu tiên đã dành cho anh ta rồi. Và rồi tiếp theo là cảm giác tự ti, hèn kém khi đối mặt với người đàn ông tiếp theo, cuối cùng thì tự làm khổ mình, đẩy mình vào thế yếu trong mối quan hệ yêu đương. Phụ nữ còn nghĩ như thế thì phụ nữ sẽ còn tự mình làm khổ mình dài dài.
"Anh không thích cái từ "cho" em dùng. Chuyện đó là sự tình nguyện giữa 2 bên, những người yêu nhau cùng cho và cùng nhận. Chứ chưa bao giờ là món quà, sự ban ơn của phụ nữ dành cho đàn ông, còn đàn ông thì cần phải quý báu nó như báu vật và hoàn toàn chịu trách nhiệm với hạnh phúc tương lai của người con gái đó. Em có hiểu những điều anh nói không?", chàng nhẹ nhàng nói tiếp.
Khi chàng đưa nàng về nhà rồi mà nàng còn mãi thẫn thờ trước những lời "dạy bảo" của chàng. Tất cả những quan điểm ấy dường như rất mới mẻ và đáng kinh ngạc với người con gái có phần truyền thống như nàng. Lẽ nào trước nay nàng đã tự trói buộc và gây áp lực cho chính bản thân mình rồi?
Theo Emdep
Đàn bà đừng bao giờ vì cô đơn mà nghĩ đến ngoại tình Đàn ông ngoại tình vì ham của lạ, vì thích những điều mới mẻ. Đàn bà ngoại tình vì cảm thấy cô đơn trong một mối quan hệ. Nhưng đừng vì cô đơn mà nghĩ đến việc ngoại tình, đàn bà ạ! Ai rồi cũng phải chịu đựng sự cô đơn Chẳng riêng gì đàn bà, ai rồi cũng phải tự mình chịu...