‘Đẹp là được’, nhưng giá trị của phụ nữ không chỉ đơn thuần như thế
Phụ nữ càng hiện đại, càng hiểu rõ giá trị bản thân. Họ theo dõi xu hướng làm đẹp thế giới, nhưng không nhất thiết phải ép mình “biến hình” thành một người khác.
Vì cái đẹp không có quy chuẩn
Vào ngày 6 tháng 12 năm 2018, một nhóm tổ chức nữ quyền đa sắc tộc, tự xưng với cái tên Nunude, đã tập hợp trước một của hàng của thương hiệu ‘đồ nhỏ’ Victoria Secret tại London để biều tình đòi sự đa dạng hóa. Họ là những người phụ nữ đa sắc tộc, đa phong cách, không ngần ngại cởi bỏ trang phục (chỉ mặc độc ‘đồ nhỏ’ có màu trùng với màu da) nhằm lôi kéo sự chú ý của mọi người về những quan niệm sai lầm trong định nghĩa về nét đẹp.
Những thành viên hội Nunude giơ cao tờ biểu tình đòi sự đa dạng từ mọi thương hiệu. Ảnh: Shutterstock.
Những người biểu tình này hô hào rõ với thông điệp đòi thương hiệu ‘đồ nhỏ’ nữ nổi tiếng nhất thế giới phải biết tôn trọng cái đẹp đa dạng của phụ nữ. Quy chuẩn cái đẹp của những cô người mẫu size 0 hay 2 đã quá lỗi thời và tất cả những người phụ nữ plus size đều được xứng đáng tôn vinh.
Trên thực tế, Nunude là tên của một thương hiệu ‘đồ nhỏ’ vốn được biết đến với phong cách nuông chiều màu da mọi phụ nữ trên thế giới. Thương hiệu này chủ yếu bán ‘đồ nhỏ’ cơ bản nhưng có nhiều size, nhiều màu phù hợp với các tông da khác nhau để phụ nữ lựa chọn. Sự kiện biểu tình trên có thể là do thương hiệu Nunude tổ chức nhằm gây sự chú ý với giới truyền thông và hạ bệ Victoria’s Secret. Tuy nhiên, những thông điệp và biểu ngữ họ cầm trên tay thật sự đáng để mọi người suy ngẫm.
Những người phụ nữ đi biểu tình và cả cộng đồng LGBTQI cũng vô cùng tức giận khi trước đó, trên trang twitter của Giám đốc Marketing của Victoria’s Secret – Ed Razek – đã đăng tải dòng trạng thái: “Chúng tôi đã từng thử casting những người mẫu plus size vào năm 2000, nhưng không mấy ai quan tâm và ngay cả bây giờ có làm lại cũng sẽ như vậy thôi. Chúng tôi cũng không có ý định casting người chuyển giới. Vì chương trình 42 phút của thương hiệu phải là độc nhất và lung linh nhất.”
Vấp phải sự phản đối từ dư luận, ngay sau đó, Ed Razek đã đăng tải lời xin lỗi lên trang chủ của Victoria’s Secret và xóa tài khoản cá nhân của mình.
Chính phát ngôn này như kích lên sự phẫn nộ của rất nhiều người, đặc biệt là cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay thương hiệu Victoria’s Secret. Những người biểu tình của Nunude đã đem bảng hô to khẩu hiệu: ” Ngành công nghiệp thời trang làm chúng tôi thất vọng” hay “#fallenangel”, ám chỉ Victoria’s Secret là những thiên thần sa ngã.
Thương hiệu cũng là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi show thời trang thường niên của họ vào năm 2018 đã tụt gần 1,3 triệu lượt xem so với năm trước đó. Các trang truyền thông cũng đều chỉ ra rằng: “Khi hầu hết thương hiệu đều thay đổi, chỉ có Victoria’s Secret trở nên cũ kĩ”.
#fallenangel như ám chỉ những thiên thần xa ngã, những thiên thần không thể hiện đúng vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ. Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
Mới đây, một nữ nhiếp ảnh gia tên là Briana Gardener đã cho ra một bộ hình gồm 30 phụ nữ với mọi dáng vẻ, mọi màu da, mọi sắc tộc, không trang điểm và chỉ mặc bộ ‘đồ nhỏ’ trùng tông da của họ, chụp cùng nhau để thể hiện sự đoàn kết của tất cả phụ nữ trên thế giới.
Tác giả bộ ảnh chia sẻ: “Họ có vẻ đẹp không hoàn hảo bởi vì ‘cái thiếu’ đó thể hiện rằng cái đẹp không hề có màu sắc, hình dạng hay kích thước. Và sức mạnh tự tôn đó quan trọng hơn màu da. Kết hợp lại với nhau, những người phụ nữ này đã tôn vinh sức mạnh của cộng đồng và sức mạnh nằm ở sự đoàn kết.”
30 người phụ nữ với mọi màu da, độ tuổi, hình dáng, số đo… đã góp mặt vào bộ ảnh để thể hiện sự đoàn kết và tinh thần đa dạng trong định nghĩa về vẻ đẹp phụ nữ hiện đại. Ảnh: Briana Garderner.
Người nổi tiếng đấu tranh vì vẻ đẹp thuần túy
Một phong trào ý nghĩa cũng không thể thiếu được sự ủng hộ của những người có tiếng nói, đặc biệt là các ngôi sao lớn.
Trong năm 2016, nữ ca sĩ Mỹ từng đoạt 15 giải Grammy – Alicia Keys đã bất ngờ tái xuất showbiz với ngoại hình chưa từng thấy ở cô trước đây. Alicia Keys đã hoàn toàn không trang điểm, thậm chí không đánh một chút son và xuất hiện ngay trên sóng truyền hình qua chương trình nổi tiếng The Voice Mỹ với tư cách là giám khảo.
Từ năm 2016 – 2019, nữ diva Alicia Keys vẫn hoàn toàn trung thành với việc không trang điểm, để thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ nằm ở bên trong con người chứ không phải bề ngoài. Ảnh: Pinterest.
Alicia Keys đã tuyên bố: “Tôi không muốn phải che phủ gì nữa. Tôi không muốn che phủ trên gương mặt, trên suy nghĩ, trên tâm hồn, trên cảm xúc, trên ước mơ… Không gì hết”. Việc này mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao dành cho phụ nữ trên toàn cầu, những người ủng hộ với vẻ đẹp thuần túy, không giấu diếm che đậy.
Sau 3 năm, khi được đảm nhận vai trò host của giải thưởng danh giá Grammy 2019, Alicia Keys vẫn xuất hiện như vậy, không trang điểm, không chút che giấu khuyết điểm.
Cũng trong năm 2016, Mila Kunis cũng xuất hiện trên bìa tạp chí Glamour với khuôn mặt hoàn toàn không trang điểm. Nữ diễn viên chia sẻ: “Tôi không trang điểm mỗi ngày. Đó không phải là thứ mà tôi muốn nhọc công làm. Tôi rất tôn trọng những người phụ nữ dành 30 đến 40 phút dậy sớm để trang điểm mỗi ngày, nhưng đó không phải là tôi.”
Mila Kunis là một nữ diễn viên dũng cảm khi xuất hiện trên trang bìa tạp chí làm đẹp mà không cần trang điểm – điều mà chưa có tiền lệ trong thế giới showbiz. Ảnh: Glamour.
Theo news.zing.vn
Câu chuyện "chiếm đoạt văn hóa" đằng sau nền công nghiệp thời trang đương đại
Từ nhiều vụ việc gây tranh cãi gần đây, làng mốt có cơ hội nhìn nhận nghiêm túc về "chiếm đoạt văn hóa" trong ngành công nghiệp thời trang.
Đằng sau sự hào nhoáng, nền công nghiệp thời trang thế giới luôn tồn tại nhiều câu chuyện gây tranh cãi xoay quanh vấn đề văn hóa. Đầu tháng 2/2019, Gucci trở thành "tâm điểm chỉ trích" khi hé lộ hình ảnh thiết kế áo len mang hơi hướng phân biệt chủng tộc. Nhà mốt Ý đã nhanh chóng lên tiếng xin lỗi và gỡ bỏ sản phẩm khỏi toàn bộ hệ thống bán lẻ.
(Ảnh: E!)
Chưa đầy 1 tuần sau, nữ ca sĩ Katy Perry và dòng giày cùng tên tiếp tục đi theo "vết xe đổ" của Gucci khi ra mắt các thiết kế mô phỏng gương mặt của người da đen (blackface imaginery). Điều bất ngờ là vấn đề tương tự đã từng xảy ra với Prada và Forever21 trước đó không lâu. Liệu đây là thời điểm bùng nổ của "chiếm đoạt văn hóa"?
(Ảnh: Katyperrycollections)
THỜI TRANG HAY "CHIẾM ĐOẠT VĂN HÓA"?
Từ câu chuyện thiết kế áo len của Gucci, "chiếm đoạt văn hóa" đã không còn là chủ đề mới mẻ trong ngành công nghiệp thời trang đương đại. Dolce & Gabbana có lẽ là cái tên "thị phi" nhất trong năm 2018 khi liên tiếp gây ra các bê bối kỳ thị chủng tộc và đối mặt với nguy cơ "mất trắng" tại thị trường Trung Quốc.
Sau chiến dịch quảng bá cuối năm 2018, thương hiệu Ý rơi vào tình trạng bị "tẩy chay" tại đất nước tỷ dân. (Ảnh: Bussiness Insider)
Victoria's Secret đã nhiều lần vấp phải sự phản đối của dư luận khi để các thiên thần sải bước trong các thiết kế 'đồ nhỏ' "lấy cảm hứng từ văn hóa nhưng thô tục". Đỉnh điểm là buổi trình diễn năm 2016 với bộ 'đồ nhỏ' trang trí hình Rồng do Elsa Hosk thể hiện.
(Ảnh: Forbes)
GIỚI HẠN CHO VIỆC KHAI THÁC YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG
Không tồn tại một công thức tham chiếu cố định nào cho việc hạn chế vấn đề này khi "chiếm đoạt văn hóa" là một câu chuyện phức tạp. Hầu hết thương hiệu và tập đoàn bán lẻ đều phát triển một bộ phận riêng biệt chuyên giải quyết những cáo buộc "chiếm đoạt văn hóa". Điều này nhằm tránh khủng hoảng truyền thông dẫn đến sự sụt giảm về mặt doanh số, lợi nhuận và các khách hàng tiềm năng.
Những chiếc khăn turban trong BST Thu - Đông 2018 của Gucci từng gây không ít tranh cãi. (Ảnh: Fashionista)
Cốt lõi vấn đề nằm ở sự nhạy cảm của các thương hiệu khi tiếp cận những khác biệt về văn hóa, tôn giáo cũng như chủng tộc. Để tránh việc khai thác chất liệu văn hóa một cách quá đà, các nhãn hiệu cần phải tôn trọng tính toàn vẹn của giá trị đó ngay cả khi chúng được sử dụng bên ngoài ngữ cảnh lịch sử vốn có.
Không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng khi họ lên tiếng chỉ ra điểm bất ổn trong cách khai thác chất liệu văn hóa của các nhãn hiệu. Đặc biệt, thông qua mạng xã hội, người tiêu dùng có thể tác động gián tiếp đến tư duy kinh doanh cũng như ràng buộc trách nhiệm của các thương hiệu.
Dưới sức ép của dòng chảy mạng xã hội, các thương hiệu tự đặt mình vào thế "khó" khi chạy theo những xu hướng "ăn liền" mà vô tình bỏ quên sự nhạy cảm cần có khi bàn về văn hóa. Tuy nhiên, hệ quả này cũng không thể dùng để biện minh cho sự thiếu hiểu biết.
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang. (Ảnh: unsplash)
Người tiêu dùng cũng không hoàn toàn "vô tội". Nhìn vào những bức ảnh tại các lễ hội âm nhạc Coachella và Bonnaroo, chúng ta sẽ nhận thấy văn hóa đang bị khai thác một cách "vô tội vạ". Các nhãn hàng có thể trở thành tâm điểm chỉ trích vì những bộ sưu tập "chiếm đoạt văn hóa", thế nhưng, người tiêu dùng vẫn mua các thiết kế này bất kể họ đã nói gì trên mạng xã hội trước đó.
(Ảnh: Quora)
Văn hóa không phải là một hiện vật dùng để "chưng cất" hay "đóng khung" trong tủ kính. Tuy nhiên, với sự dịch chuyển nhanh chóng mặt của ngành công nghiệp thời trang, các thương hiệu nên thay đổi tư duy kinh doanh để được công chúng nhìn nhận với quan điểm thiện cảm hơn khi vay mượn nguồn cảm hứng từ văn hóa.
Theo elle.vn
Chanel công bố giám đốc sáng tạo thứ hai Eric Pfrunder sẽ cùng Virginie Viard điều hành công việc của nhà mốt hàng đầu thế giới. Trên Harper's Bazaar, Alain Wertheimer - CEO Chanel công bố Eric Pfrunder sẽ giữ vai trò giám đốc nghệ thuật về hình ảnh sau khi Karl Lagerfeld qua đời. Ông tin việc bổ nhiệm hai trong số cộng sự thân thiết nhất của Karl Lagerfeld sẽ...