Đẹp kỳ ảo động Thiên Đường
Dài 31 km, nơi rộng nhất khoảng 150 m, động Thiên Đường mới được phát hiện ở Quảng Bình mang vẻ huyền ảo khiến hàng trăm du khách trầm trồ.
Được phát hiện năm 2005 nhưng sau 5 năm khai thác, mở đường, phạt núi và xây dựng lối lên xuống, động Thiên Đường mới được đưa vào khai thác từ đầu tháng 9/2010.
Động cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60km về phía Tây Bắc, nằm giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Theo các chuyên gia, Thiên Đường còn đẹp và tráng lệ hơn cả Phong Nha và Tiên Sơn.
Trong động có rất nhiều khối nhũ lớn, đẹp kỳ ảo
Từ thông tin của một người dân địa phương tên Hồ Khanh, động Thiên Đường được phát hiện và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng quốc tế.
“Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc” đã tổ chức khám phá và công bố, động có chiều dài 31,4km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, nơi rộng nhất 150 mét, chiều cao từ đáy lên trần động khoảng 60 mét.
Tiến sĩ Howard Limbert, một thành viên của hội cho rằng đây có thể là hang động khô dài nhất châu Á.
Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km16 vào đến động dài khoảng 7km. Hơn 6km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi. Cách động chừng 300m là đoạn đường phải trèo băng qua những triền đá tai mèo sắc cạnh.
Cấu trúc kỳ vĩ, vẻ đẹp huyền diệu và tráng lệ của hang động này đã khiến hầu hết những người tham quan hôm khai mạc ngỡ ngàng.
Đoạn đầu của hang là một vòm đá cao hàng chục mét, rộng khoảng 100 mét.
Động Thiên Đường có miệng hang khoảng 9m2. Trần động vút cao, rộng thênh thang. Đặc biệt, với hai cột thạch nhũ khổng lồ đường kính 5 mét vươn lên cao như những kiến trúc cột của thiên đình có nhiều hình thù phong phú.
Video đang HOT
Thiên Đường còn đặc biệt bởi các cột nhũ mồ côi. Ấn tượng nhất là một khoảng nhũ dài trải trên nền động trông như một chiếc sa bàn.
Đoạn thứ hai của hang có hàng chục ụ thạch nhũ cao từ 30 đến 60cm nằm ngay trên nền động trông rất giống các tượng phật.
Có cả những cột nhũ lớn đường kính 1-2m giống Phật Bà Quan Âm.
So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở Thiên Đường có nhiều hình thù hơn. Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng. Nhiệt độ trong hang luôn ở mức 20 đến 21 độ C. Chỉ đứng trước cửa cũng có thể cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi ngược lên.
Đi trong động có thể cảm nhận được từng bước chân hay tiếng nói, cười của du khách, từng âm thanh tách bạch, vang ra đập vào các vách đá như níu kéo mọi người cùng trò chuyện.
Hiện động mới chỉ khai thác và cho tham quan khoảng hơn 500 mét chiều dài do có nhiều hố sụt nguy hiểm sâu bên trong, nền động không ổn định.
Theo aFamily
Quá kỳ vĩ Hang Sơn Đoòng
Vô vàn những viên ngọc trai cỡ bự trong lòng hang, từ trong đáy hang nhìn lên vòm có độ cao tương đương tòa tháp 40 tầng ở NewYork...
Nhưng đó vẫn chưa là tất cả về hang động được coi là lớn nhất thế giới này!
Tạp chí National Geographic (Mỹ) đã giới thiệu hang Sơn Đoòng trên website của mình. Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được phát hiện năm 2009 bởi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh giữa di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Carsten Peter thực hiện vào tháng 5/2009:
Sơ đồ những bức ảnh chụp tại hệ thống hang do các nhà tham hiểm Hoàng Gia Anh thực hiện
Nhiếp ảnh gia Carsten Peter đang leo vào trong hang Sơn Đoòng để thực hiện bộ ảnh
Lòng hang sâu thăm thẳm, phía trên có ánh sáng mặt trời nên còn có lùm cây xanh
Càng vào sâu, hàng chỉ còn những khối đá vôi sừng sững
Từ đáy hang, con người chỉ như một dấu chấm nhỏ dưới những khối thạch nhũ khổng lồ
Một tác phẩm điêu khắc thiên nhiên kỳ vĩ tại hang Sơn Đoòng
Nhà thám hiểm thăm dò tại cửa hang Sơn Đoòng
Hang Én vào mùa khô, dòng sông chỉ còn lại vũng nước nhỏ nhưng tới mùa mưa, nó có thể gấp cả trăm lần như trên ảnh.
Trong lòng hang Sơn Đoòng, con người dường như quá bé nhỏ trước thiên nhiên vĩ đại. Một phép so sánh dễ hình dung nhất: từ điểm đứng của nhà thám hiểm, lên tới vòm hang tương đương với tòa nhà 40 tầng tại NewYork (Mỹ)!
Các nhà thám hiểm đang bơi trong Hang Kén. Đây là 1 trong 20 hang động được phát hiện năm 2009 tại Phong Nha-Kẻ Bàng.
Phía bên ngoài hệ thống hang tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Những vũng nước chính là các hố bom có từ thời chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Hiện nay, chúng đều là ao thả cá.
Bộ sưu tập "ngọc trai" của núi đá vôi. Qua rất nhiều thế kỷ, tinh thể canxi đã kết lại, bao bọc những hạt cát nhỏ tạo thành những viên ngọc trai khổng lồ
Từ trên đỉnh hang, luồng sáng rọi xuống các khối nhũ đá mang một vẻ đẹp huyền ảo.
Những nhà thám hiểm đã đặt tên những mỏm đá tại hàng Loọng Con là "Vườn xương rồng"
Không lạnh lẽo và u tịch như phía sâu dưới đáy hang, nơi nào ánh sáng chiếu vào hang, nơi đó có sự sống của cỏ cây, chim muông và các loại thú như sóc, khỉ...
Bước tường lớn, ngăn cản bước chân của nhà thám hiểm. Họ đã phải dừng lại ở bước chân thứ 200, khoan một cột đánh dấu để quay trở lại lần sau, đồng thời cũng đo mực nước ngầm lên trong mùa lũ.
Nhà thám hiểm đang đi vào sâu trong hàng Loọng Con. Bên trong hơi nước bốc lên tạo thành lớp sương mù, ánh sáng từ phía bên ngoài rọi xuống tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ.
"Hồ bơi" khổng lồ, trong và sâu thăm thẳm trong hang
Nước từ trong sông ngầm ào ào chảy xuống lòng hang
Theo aFamily