Đẹp độc lạ: Câu chuyện kì lạ về chiếc nhẫn biết đi
Bằng một cách nào đó, chiếc nhẫn bị mất ở Mỹ tình cờ được tìm thấy ở Phần Lan sau gần nửa thế kỷ.
Clip bà Debra hào hứng khoe chiếc nhẫn kì lạ của mình trên truyền hình:
Debra McKenna đã đánh mất chiếc nhẫn khi còn là một cô bé học tại trường trung học Morse, bang Maine vào năm 1973.
Thế nhưng còn hơn thế….
Cận cảnh chiếc nhẫn sau gần 50 năm tìm về chủ cũ cách nơi nó nằm cả ngàn cây số!
Theo Guardian, chiếc nhẫn là món quà kỷ niệm dành cho các thành viên của một trường trung học. Và hơn hết đó là món quà cầu hôn mà ông Shawn – chồng của bà Debra đã tặng cho bà khi hai người lên đại học.
Vì bất cẩn, bà Debra đã vô tình để quên chiếc nhẫn ở một cửa hàng bách hóa.
“Tôi đi vào phòng vệ sinh, tháo nó ra để rửa tay, rồi cởi ra. Và tôi đã để quên chiếc nhẫn. Sau đó tôi quay lại cửa hàng và rất buồn khi biết chiếc nhẫn không còn ở đấy nữa. Tôi đã kể lại với chồng của mình và anh ấy an ủi tôi rằng nếu có may mắn tôi sẽ gặp lại nó”, bà Debra McKenna kể lại.
40 năm sau, người chồng qua đời, bà Debra càng cảm thấy có lỗi khi đã làm mất kỉ vật duy nhất của hai người.
Bà Debra vẫn không nguôi hi vọng rằng có một ngày nào đó, mình sẽ được nhìn thấy kỉ vật ấy.
Mọi chuyện thật đáng kinh ngạc.
Cách đó cả ngàn cây số, Marko Saarinen, một thợ xử lý kim loại tấm, đang sử dụng chiếc máy dò kim loại của mình tại công viên ở Kaarina, một thị trấn nhỏ phía Tây Nam Phần Lan, thì bất ngờ phát hiện ra chiếc nhẫn bị chôn vùi dưới lớp đất dày 20cm.
Thích thú bởi khám phá này, anh Saarinen đã tìm hiểu về chiếc nhẫn và tìm thấy dòng chữ ghi tên “Trường Trung học Morse”.
Anh đã liên lạc với hội cựu học sinh của trường và được xác định ông Shawn McKenna là chủ của chiếc nhẫn này, với năm tốt nghiệp là 1973 và tên viết tắt S.M.
Về phần mình, bà Debra đã bật khóc khi chiếc nhẫn được gửi qua thư đến nhà của bà tại Brunswick.
Bà ngạc nhiên và thốt lên rằng: “Đây chính là câu chuyện tôi muốn chia sẻ, tôi muốn Shawn biết nữa, tôi muốn tất cả chúng ta đều biết. Thật tuyệt vời”.
“Thật cảm động vì trong thế giới đầy những điều tiêu cực này, vẫn có những người tốt bụng và cố gắng làm một điều gì đó. Có những người tốt trên thế giới, và chúng ta cần nhiều hơn những người như họ”, bà McKenna chia sẻ.
Minh Anh
Nga tiết lộ thời gian phóng tàu vũ trụ "cực khủng" lên Mặt Trăng
RIA đưa tin, người đứng đầu Phòng Khoa học hành tinh hạt nhân thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Igor Mitrofanov cho biết, việc phóng tàu vũ trụ của Nga lên Mặt trăng sau 45 năm tạm dừng đã được lên kế hoạch vào ngày 01/10/2021.
Theo đó, trạm vũ trụ tự hành liên hành tinh cuối cùng của Liên Xô là Luna-24, được phóng lên vũ trụ vào năm 1976. Sau đó, Nga chưa lần nào phóng tàu vũ trụ lên vệ tinh của Trái đất.
Trái đất được nhìn từ Mặt Trăng. Ảnh: NASA.
"Tàu vũ trụ sẽ có tên Luna-25, nó thể hiện sự tiếp nối sứ mệnh nghiên cứu Mặt trăng của đất nước trong thế kỷ trước. Ngày phóng dự bị sẽ là ngày 30/10/2021", ông Mitrofanov nói trong cuộc họp của Viện hàn lâm khoa học Nga.
Được biết, hai khu vực, khu chính và khu dự bị đã được chọn để hạ cánh ở vùng lân cận ở cực nam của Mặt trăng. Vị trí đầu tiên nằm ở phía bắc miệng núi lửa Boguslawsky, vị trí thứ hai ở phía tây nam miệng núi lửa Manzinus. Để hoàn thành sứ mệnh tàu vũ trụ Luna-25 phải đáp xuống một trong hai khu vực này trong phạm vi hình elip cách địa điểm được chọn từ 15 km đến 30 km.
Sau khi hạ cánh, thiết bị sẽ tiến hành các nghiên cứu khoa học về tính chất và thành phần đất đá vùng cực, đo đạc các đặc tính cơ học của nó cũng như nghiên cứu tầng khí quyển ngoài Mặt trăng. Từ trước đến nay chưa có cuộc thăm dò nào diễn ra ở vùng cực. Tất cả các chuyến thăm dò Mặt trăng của Liên Xô và Mỹ, cũng như các thiết bị vũ trụ của các nước khác, đều hạ cánh ở các vĩ độ ôn đới hoặc trong khu vực xích đạo.
Theo các nguồn tin, năm 2024 Nga sẽ phóng trạm quỹ đạo Luna-26 lên Mặt trăng và năm 2025 là trạm Luna-27. Việc chế tạo các trạm này nằm trong Chương trình nghiên cứu vũ trụ cấp liên bang hiện tại cho đến năm 2025.
Ngoài ra, trong năm 2027-2028 dự định sẽ phóng trạm vũ trụ hạng nặng Luna-28 lên Mặt trăng để lấy mẫu đất đá và chuyển về Trái đất, cũng như trạm Luna-29 để đưa tàu tự hành hạng năng lên Mặt trăng. Dự án này hiện chưa được đưa vào bất kỳ chương trình nào.
Trước đó, năm 2018, tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 xuất phát từ sân bay vũ trụ Xichang ở phía Tây Nam Trung Quốc ngày 8/12/2018, đã hạ cánh thành công xuống mặt khuất của Mặt trăng. Đây là cuộc đổ bộ đầu tiên của phi thuyền từ Trái đất lên mặt khuất này.
Theo Tân Hoa xã, tàu Hằng Nga 4 có thể đã mang theo hạt giống và trứng tằm. Việc đổ bộ của tàu Hằng Nga 4 lên mặt khuất của Mặt trăng cho thấy, tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành cường quốc về vũ trụ. Vào năm 2013, tàu Hằng Nga 3 là con tàu vũ trụ đầu tiên đáp xuống Mặt trăng kể từ thời "tàu Luna cuối cùng" (tàu Luna 24 của Liên Xô, năm 1976).
Trung Quốc đang cố gắng đuổi kịp Mỹ và Nga trong cuộc chạy đua vào vũ trụ, để đến năm 2030 trở thành cường quốc trong lĩnh vực này. Vào năm 2019, Trung Quốc bắt đầu công việc xây dựng trạm vũ trụ. Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc cũng có thể thực hiện sứ mệnh tàu nghiên cứu có phi hành đoàn lên Mặt trăng và gửi xe tự hành lên sao Hỏa sau năm 2020.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Người phụ nữ mua chiếc nhẫn hơn 200 nghìn đồng ở chợ trời nhưng hơn 30 năm sau mới phát hiện món đồ trị giá cả gia tài Trong suốt 30 năm qua, người phụ nữ không hề hay biết gì về giá trị khổng lồ của chiếc nhẫn mua ở chợ trời. Vào một ngày Chủ Nhật nọ của những năm 1980, một người phụ nữ ra chợ trời ở Bệnh viện West Middlesex, London, Anh, và mua được chiếc nhẫn trị giá 10 bảng Anh (khoảng 284 nghìn đồng...