Dẻo thơm bánh cao sằng xứ Lạng
Bánh cao sằng là đặc sản của thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời. Loại bánh này có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.
Theo tiếng địa phương, “cao” là bánh còn “sằng” là tầng, xếp các tầng bột lên cho thật dày. Bánh cao sằng làm từ gạo tẻ, được đúc thành miếng, dày gấp 10 lần bánh phở.
Sở dĩ gọi cao sằng là món ăn bình dân bởi nó được làm từ những nguyên liệu đơn giản: Gạo tẻ, nhân là thịt lợn và hành khô. Tuy nhiên, để làm nên món bánh này, người ta phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng và có mùi thơm, khi nấu lên sẽ mịn, mượt. Gạo tẻ sẽ được ngâm để qua đêm, sáng hôm sau vớt ra say nhuyễn, sau đó được hấp trong nồi cách thủy trong 40 phút, bánh được đổ thành hai lớp, khi lớp bột đầu tiên chín sẽ đổ lớp thứ hai. Sau khi chín hết lớp thứ hai, bột sẽ chín, đông lại thành bánh, phần nước bên trên sẽ được vớt bỏ.
Phần nhân bánh cũng khá đơn giản, được làm từ thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt và hành khô sau khi được xào chín sẽ phết một lớp mỏng lên trên mặt bánh để giúp bánh không bị khô, có mùi vị đậm đà hơn. Mùi vị đặc trưng của bánh cao sằng còn đến từ vị bùi của lạc đã được rang và giã nhỏ.
Cao sằng được ăn cùng nước canh – được nấu từ xương heo các loại nhưng bao giờ cũng phải có đôi xương ống. Xương ninh kỹ, vớt cho hết bọt. Bát nước dùng trong veo, rắc loáng thoáng ít hành hoa, mùi tàu thái nhỏ. Chỉ vậy thôi nhưng vị thật đậm đà.
Video đang HOT
Bánh xếp ra đĩa, người ăn xắn bánh thành miếng nhỏ cho vào bát canh. Miếng bánh mềm, vừa dẻo vừa dai, có vị bùi của bột gạo lật sật nhân thịt băm, thơm ngậy mùi hành mỡ. Nước canh nóng hôi hổi. Có người không thích dùng canh thì chấm bánh với nước mắm pha giấm thanh dầm tỏi, ớt hoặc tương ớt. Ăn tới no mà miệng vẫn còn thèm.
Tuy nhiên, bánh cao sằng chỉ hợp để “ăn hương ăn hoa”, như thế sẽ không bị chán. Những đĩa bánh dành cho thực khách du lịch thường không quá hai miếng và nửa bát nước chấm. Khi ăn đổ ngập nước chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.
Dù bánh cao sằng chỉ là một trong rất nhiều món ăn vặt của người dân xứ Lạng, thế nhưng nó chưa bao giờ bị lãng quên trong tâm thức của người dân nơi đây. Món ăn làm phong phú và trở thành một nét văn hóa ẩm thực tinh tế của xứ Lạng. Cao sằng có bán quanh năm, nhưng người xứ Lạng ưa chuộng nhất vẫn là mùa đông.
Cùng với bánh dậm, bánh coóc, bánh cao sằng là món ăn vặt được nhiều người dân Lạng Sơn yêu thích. Đến Lạng Sơn đừng quên nếm bánh cao sằng để thưởng thức hết tinh hoa ẩm thực xứ này. Ăn bánh vào buổi sáng trong cái tiết trời lành lạnh là một trải nghiệm tuyệt vời.
Lạ miệng với xôi cua
Với những món ăn dân dã, nhưng đòi hỏi sự công phu, cầu kỳ khi chế biến từng món ăn, nhiều quán ăn ở TP Cà Mau đã thoả mãn nhiều thực khách khi trải nghiệm các món tại quán.
ặc biệt, những món ăn từ con cua Năm Căn là một trong những món đặc sản nổi tiếng của Cà Mau.
Để thành công, trước tiên đòi hỏi sự nghiêm khắc với chính món ăn mà mình tâm huyết, chị ỗ Mộng Linh, Phường 1, TP Cà Mau, chia sẻ: "Mình trước đây từng đi du lịch nhiều nơi, sở thích mình là được trải nghiệm ẩm thực từ những nơi mình khám phá. Như những món từ cua chẳng hạn, tuy địa phương mình có đặc sản món cua Năm Căn ngon chắc thịt, nhưng các món ăn từ thịt cua chỉ giới hạn ở khẩu vị của người địa phương. Thế nên, mình mạnh dạn đầu tư những món ăn ngon từ thịt cua với những khẩu vị khác nhau, để góp phần nâng tầm giá trị món đặc sản địa phương này".
Món xôi cua do chị ỗ Mộng Linh tự tay chế biến.
Xôi cua là một trong những món ăn thành công của chị. ể có được sự thành công này, bản thân chị đã trải qua vô số lần thử nghiệm, bởi khẩu vị của người miền Tây trong từng món ăn đều đậm đà, chứ không phải chỉ riêng vị mặn hay ngọt. Chị Linh kể, trước đây mình đã dùng thử món ăn này tại một số nơi, nhận thấy đây là món ăn rất hợp khẩu vị với người dân địa phương mình, nếu như kết hợp với thịt của con cua xứ Cà Mau thì sẽ đưa món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn.
Cấu thành một món ăn không đến từ một nguyên liệu, mà đòi hỏi sự chỉn chu từ nhiều nguồn nhiên liệu, như nếp tẻ khi chế biến phải là nếp mới, khi hấp chín không được quá ướt hay quá mềm, cua thịt đúng xuất xứ, nhưng nguồn cung nguyên liệu phải luôn đảm bảo và chính gốc. Khi đã có được 2 nguyên liệu này, thì đến bước nêm nếm và trưng bày cũng phải trải qua vô số lần thử nghiệm mới có được món xôi cua như hôm nay.
Chị Linh chia sẻ: "Nếp dẻo thơm là nếp tẻ mới, khi hấp phải ngâm nếp qua một đêm để khi hấp xôi mềm và thơm. Với thịt cua, phải lựa chọn những con cua chắc thịt hấp chín rồi tách thịt. Khi hoàn thành 2 nguyên liệu chính, ta mới trộn lại thêm gia vị rồi trình bày. Diễn tả thì rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm,̀ người nấu phải chu toàn từng công đoạn mới tạo được một món ăn ngon".
Chị ỗ Mộng Linh luôn đặt tất cả tâm huyết vào từng món ăn.
Chị ỗ Mộng Linh chia sẻ: "Thịt cua khi nguội sẽ có vị tanh, nên món xôi cua phải ăn khi còn nóng thì mới đảm bảo được vị ngon".
Ngoài xôi cua, chị ỗ Mộng Linh còn chế biến nhiều món ăn khác rất ngon như xôi gà vườn lên mâm, miến cua... Chị Linh cho biết, dự định sắp tới đây chị sẽ nghiên cứu và phát triển thêm nhiều món ăn từ những nguyên liệu đặc sản địa phương sẵn có, nhất là từ con cua Cà Mau.
Đặc sản bánh nghìn lớp của Malaysia Loại bánh này có kết cấu đặc biệt, tốn nhiều thời gian và công sức để tạo ra, nhưng có họa tiết đẹp mắt và vị ngon thú vị. Năm 2019, trong một tập phim The Great British Baking Show, giám khảo Paul Hollywood chọn cho các thí sinh một món mà ông nói là "loại bánh có kết cấu khó nhất". Đó...