Đeo khẩu trang vải như thế nào đúng cách?
Khẩu trang vải kháng khuẩn có thể ngăn cản dịch hô hấp của người dùng, tái sử dụng khoảng 30 lần giặt, không nên ủi.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược, TP HCM, cho biết sử dụng khẩu trang là một trong những biện pháp cơ bản phòng tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với người khác. Ngoài khẩu trang y tế, bạn có thể sử dụng khẩu trang vải để ngăn ngừa dịch bệnh.
Khẩu trang vải có thể tái sử dụng khoảng 30 lần giặt. Nên ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút ở 100 độ C rồi giặt sạch lại. Sau khi giặt sạch, phơi khẩu trang ở nơi có ánh nắng mặt trời để tránh việc vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để ẩn náu hoặc lan rộng thêm.
Không ủi là khẩu trang để tránh làm lây nhiễm chéo vi khuẩn. Không sử dụng khẩu trang ướt bởi khi ẩm khả năng bám bụi, bám virus cao hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng cần chú ý loại vải, xem thông tin nhà sản xuất, giấy tờ kiểm định chất lượng trước khi lựa chọn mua sản phẩm.
Hướng dẫn đeo khẩu trang vải an toàn. Video: Bộ Y tế cung cấp
Chuyên gia khuyến cáo luôn đeo, tháo bỏ và giặt khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây nhiễm Covid-19. Rửa tay sạch trước khi đeo khẩu trang, không sử dụng nếu khẩu trang có dấu hiệu bị hỏng hoặc bẩn. Đảm bảo khẩu trang che kín, mũi, miệng và cằm. Điều chỉnh khẩu trang sát khuôn mặt sao cho không có khoảng trống giữa khẩu trang và mặt. Tránh chạm tay vào phần thân khẩu trang trong khi đang đeo.
Thay khẩu trang khi khẩu trang bị bẩn hoặc ướt. Dùng khẩu trang của riêng mình, không dùng chung với người khác.
Rửa tay sạch trước khi tháo khẩu trang, tháo dây đeo sau tai và tránh chạm vào mặt trước của khẩu trang. Nếu bạn cần tái sử dụng khẩu trang vải, hãy cất nó vào một cái túi sạch có thể đậy kín. Khi lấy khẩu trang ra khỏi túi chỉ cầm vào phần quai đeo. Luôn đảm bảo khẩu trang vải không bị bẩn hoặc ướt trước khi tái sử dụng.
Bên cạnh đó, mọi người phải kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…
Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi, hạn chế tập trung nơi đông người. Tập thể dục hàng ngày và kiểu soát căng thẳng, cân bằng dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng chất kích thích để tăng cường miễn dịch bản thân giúp phòng bệnh.
Điều gì xảy ra khi đeo khẩu trang sai cách?
Tái sử dụng, giặt không sạch, chạm tay vào mặt ngoài... có thể khiến khẩu trang thành nơi chứa mầm bệnh, gây hại cho người dùng.
Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng được Bộ Y tế khuyến cáo nhằm tránh lây virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khẩu trang có thể trở thành nguồn lây khi không được dùng đúng cách.
Trao đổi với Zing, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM), cảnh báo những nguy cơ có thể gặp.
Nguy cơ tiềm ẩn
- Khẩu trang y tế có thể tái sử dụng không?
- Khi đeo tới nơi công cộng, bề mặt ngoài của khẩu trang sẽ tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, virus, các tác nhân bên ngoài môi trường và giọt bắn của người khác. Mặt trong của khẩu trang cũng nhận toàn bộ dịch tiết từ miệng chúng ta khi nói chuyện, hắt hơi, ho cùng bụi bẩn, chất nhờn trên da mặt. Do đó, việc tái sử dụng khẩu trang làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Khẩu trang y tế có thể trở thành nguồn lây lan nếu sử dụng sai cách. Ảnh: Business Insider.
Bên cạnh đó, việc đặt khẩu trang ở nơi không đúng quy định khiến vi khuẩn có thể bám vào mặt bên trong. Nếu dùng lại, đây sẽ là tác nhân gây bệnh khi vi khuẩn bám vào da, mũi, miệng và lan sang tay hoặc những đồ dùng xung quanh.
Khẩu trang bị nhàu, nát cũng ảnh hưởng tới tính lọc, thấm. Việc sử dụng khẩu trang trong trường hợp này trở nên vô nghĩa.
- Sử dụng khẩu trang y tế không đúng cách sẽ gây tác hại gì?
- Khẩu trang y tế thường có nhiều lớp. Mỗi lớp có công dụng khác nhau để bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn, virus. Trong đó, lớp ngoài có tính chất chống nước, ngăn cản giọt bắn khi hắt hơi, ho, thở mạnh... Lớp giữa cũng giúp ngăn giọt bắn và lọc bụi, vi khuẩn. Lớp trong cùng mềm mịn tạo cảm giác thoải mái cho người dùng và thấm hút mồ hôi thông qua tính chất hút ẩm.
Việc đeo ngược khẩu trang, liên tục di chuyển chúng giữa mặt và cổ sẽ tạo điều kiện cho virus phát tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể. Người tiêu dùng cần lựa chọn khẩu trang còn hạn dùng, có ít nhất 3 lớp kể trên để đảm bảo công dụng.
Giặt khẩu trang vải phải đúng cách
- Khẩu trang vải kháng khuẩn có thể ngăn ngừa lây nhiễm virus và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng cần lưu ý những gì?
- Dù có độ che phủ bề mặt không cao bằng chất liệu không dệt, khẩu trang vải vẫn có khả năng ngăn cản dịch hô hấp từ người dùng, giúp họ hạn chế đưa tay trực tiếp lên miệng.
Khẩu trang vải có thể trở thành nguồn lây nếu không tuân thủ những quy tắc trong tái sử dụng. Ảnh: CNBC.
Việc vệ sinh khẩu trang vải không sạch sau khi đeo làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cho người dùng và cộng đồng. Do đó, khi tái sử dụng khẩu trang vải, chúng ta nên đảm bảo loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Nên giặt qua một lượt trước khi sử dụng.
- Ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút ở 100 độ C rồi giặt lại.
- Sau khi giặt, phơi khẩu trang ở nơi có ánh nắng mặt trời, tránh tạo điều kiện để virus ẩn náu và lan rộng.
- Không là khẩu trang, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
- Không sử dụng khẩu trang ướt. Hành động này sẽ làm khẩu trang dễ bám bụi, virus.
Khẩu trang vải chỉ nên tái sử dụng với 30 lần giặt để đảm bảo công dụng tốt nhất.
Cách điều trị đốm đồi mồi da Đốm đồi mồi là những đốm sẫm màu trên da, thường gặp ở mặt, bàn tay, cánh tay, vai và ngực, gây mất thẩm mỹ, khó điều trị. Ảnh minh họa Bác sĩ Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết đốm đồi mồi thường kích thước không đều, từ 0,5...