Dẻo bùi bánh nếp nhân trứng kiến Tuyên Quang
Món ăn cổ truyền độc đáo ngày xuân của cộng đồng người Tày ở Tuyên Quang.
Bánh nếp nhân trứng kiến (còn gọi Péng Lăng Lay) là một món ăn phổ biến ngày xuân của các gia đình người Tày ở Tuyên Quang. Để được nếm thử món dân tộc “độc”, lạ này, du khách nên đến Tuyên Quang vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch, mùa người Tày thu hoạch trứng kiến đen.
Nói đến “trứng kiến”, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy “hơi ghê”. Thực tế, không phải trứng kiến nào cũng ăn được. Chỉ có trứng của kiến đen, loại kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn được cho là lành nhất, mới có thể dùng để nấu những món ăn ngon miệng. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những cành không cao lắm ở cây ngõa, xoan, quế, găng, vầu.
Video đang HOT
Trứng kiến đen màu trắng sữa, to bằng hạt gạo. Có thể thu hoạch được 1 đến 2 lạng trứng ở mỗi tổ kiến.
Để thu hoạch trứng kiến, không phải là chuyện dễ dàng. Người ta cần dùng một cái rổ có cán dài, buộc cỏ tranh để kiến không bò vào người. Sau đó, phải sàng sảy thật khéo để loại bỏ lá cây và tạp chất trong ổ kiến mà không làm trứng bị vỡ, nát.
Người Tày dùng trứng kiến để làm nhân bánh. Người ta xào trứng kiến cùng hành phi, rau thì là thái nhỏ và nêm chút muối để miếng bánh đậm vị, hấp dẫn hơn. Công đoạn này cũng phải hết sức khéo léo, chỉnh độ lửa vừa phải để trứng không bị vỡ, nát, chảy sữa.
Ngoài thành phần quan trọng và khó kiếm nhất là trứng kiến để làm nhân, người ta dùng bột gạo nếp nương để làm vỏ bánh, sau đó dùng lá vả để gói bánh lại, hấp cách thủy chừng 40-45 phút là chín.
Tuy trứng kiến không độc, nhưng có thể gây phản ứng phụ với tùy người. Nếu lần đầu thưởng thức, bạn nên cẩn thận thử một miếng nhỏ, xem mình có bị dị ứng không.
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày ở Tuyên Quang còn được ưa chuộng bởi hương vị vô cùng đặc biệt, độ dẻo thơm của nếp, mùi lá vả đặc trưng và vị trứng kiến bùi bùi, béo ngậy.
Bánh Trứng Kiến
Bánh nếp nhân trứng kiến (hay còn gọi Péng Lăng Lay) là món ăn ngày xuân của người Tày ở Tuyên Quang. Bánh này chỉ có trong dịp mùa xuân, mùa sinh sổi nảy nở của loài kiến đen và đến tận tháng 3, 4 âm lịch thì trứng kiến mới xuất hiện nhiều hơn.
Bánh là net đặc trưng quen thuộc với người Tày ơ Tuyên Quang, những ai đã thưởng thức qua bánh nếp nhân trứng kiến đều không thể quên được vị dẻo thơm, bùi bùi đặc biệt mà nó đem lại.
Người Tày chỉ dùng trứng kiến đen để chế biến món ăn vì không phải trứng kiến nào cũng ăn được. Trứng của kiến đen (người Tày gọi là "tua rày") loại kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn được cho là lành nhất. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những chạc cây không cao lắm và thường được thu lượm ở cây ngõa, xoan, quế, găng, vầu.
Banh nêp nhân trưng kiên gôm 2 phân: Phân nhân bánh dùng trứng hoăc âu trung cua kiến đen. Vào mùa xuân, nhưng tô kiên vơi hat trưng li ti va những ấu trùng kiên còn non trông trắng vàng và béo ngậy đó là một thứ thức ăn rất bổ dưỡng. Phân vỏ bánh thì đơn giản hơn rất nhiều, gạo nếp được xay bằng cối đá cho nhuyễn và cô thành bột dẻo, cùng với những chiếc lá ngãi bánh tẻ xanh non để làm áo bọc cho những chiếc bánh. Sau đó người ta rang phân nhân qua lửa với hành và thì là thái nhỏ, việc này cũng phải hết sức khéo léo vì nếu quá lửa trứng sẽ cháy nát hết. Nhân bánh được chuẩn bị xong, người ta lấy bột nếp vê thành những chiếc bánh tròn, nhỏ xinh xinh rồi cho nhân trứng kiến vào bọc kín. Những chiếc bánh nhỏ như quả trứng gà được bọc bằng lá ngãi non cho lên nồi hấp cách thủy độ một tuần hương là chín.Người ăn nếm từng miếng nhỏ để cảm nhận mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn hành và thì là thât kho quên.
Nếu mới lần đầu thưởng thức, bạn nên thử một miếng nhỏ để xem mình có dị ứng với trứng kiến không. Tuy trứng kiến không độc nhưng lại có phản ứng phụ với tùy người, tùy cơ địa, giông như có người dị ứng hải sản, rượu ong... còn số khác thì không vây. Chúc các bạn ngon miệng khi thưởng thức món bánh trứng kiến ngon bổ này!
Thịt muối chua của người Dao Tiền Người Dao Tiền ở Tuyên Quang có rất nhiều món ăn nổi tiếng như mắm cá, mắm tép, thịt lợn gác bếp, thịt lợn nướng, lợn muối... Trong kho tàng món ăn phong phú ấy, không thể không kể đến thịt lợn muối chua. Thịt chua như một sản vật quý, như một món quà quý mà bà con của dân tộc Dao...