Dennis Bergkamp: hình mẫu số 10 cổ điển tinh tế, đầy sức mạnh.
Với những người hâm mộ bóng đá, có lẽ Dennis Bergkamp chính là 1 hình mẫu lý tưởng của số 10 cổ điển.
Khi thi đấu, Bergkamp luôn cho thấy những phẩm chất thiên tài, nhãn quan tư duy chiến thuật tinh túy nhất của ông, từ lối triển khai cho đến các tình huống xử lý trong từng pha bóng.
Dennis Bergkamp sinh năm 1970, như mọi cậu bé Hà Lan khác, Dennis Bergkamp bị cuốn hút bởi lối chơi sắc bén và hào hoa của Johan Cruyff. Và anh cũng rất hứng thú với bộ môn hình học và Glenn Hoddle nữa. Khi được chơi bóng đá ở trên đường phố tại thành phố Amsterdam, Hà Lan, anh đã chơi với những pha đỡ bước 1 đầy dễ dàng tuy nhiên cũng đầy góc cạnh.
Tên tuổi anh được bắt đầu được biết đến khi ở Ajax Amsterdam và anh được thừa hưởng 2 khuynh hướng khác nhau của Totaal Voetbal (Total Football, Bóng đá Tự do) là chính Johan Cruyff và Louis van Gaal. Anh có mối quan hệ thân thiết hơn với Johan Cruyff vì dưới thời của ông, 1 Bergkamp 17 tuổi nhanh nhạy được lên đội 1 ở vị trí tiền đạo cánh phải. Vào cuối mùa giải đó, vào năm 1987, Ajax đã giành được chức vô địch UEFA Cup Winners’ Cup (phiên bản trước đó của UEFA Europa League bây giờ) với Bergkamp được vào sân từ ghế dự bị ở trận chung kết. 1 năm sau, anh cũng ra sân từ ghế dự bị và Ajax đặt chân vào chung kết thêm 1 lần nữa. Lần này, họ đã thua và Johan Cruyff đã rời CLB sau khi ông có bất đồng với cấp cao CLB.
Cruyff rời Ajax vào năm 1988 đã để Ajax rơi vào tình trạng bất ổn và để Bergkamp mông lung trong sự chuyển thời. Trong vài năm đó, anh đã không còn được tin dùng nữa trước khi anh thật sự thăng hoa, lần này dưới sự huấn luyện của Louis van Gaal. Cruyff và van Gaal đều có sự tin tưởng chung vào triết lí Bóng đá Tự do nhưng cả 2 khác ở 1 điểm chính. Cruyff tin vào sự tỏa sáng của các cầu thủ còn đối với van Gaal, hệ thống, cách vận hành đội chính là ngôi sao sáng của ông.
Chính Van Gaal là người đã cho Bergkamp danh tính anh có được bây giờ. Ông đã đẩy Bergkamp vào trong, đằng sau tiền đạo cắm và chơi như 1 tiền vệ tấn công, vào vai trò số 10 và hiển nhiên là đưa anh lên 1 tầm cao mới. Ajax có 1 lối chơi thật táo bạo, cường độ và kỷ luật cao. Bergkamp ghi rất nhiều bàn thắng với các pha bấm bóng đầy nghệ thuật, các cú sút xa sấm sét và những cú đặt lòng chính xác. Anh cũng góp những pha kiến tạo với những đường chuyền xé toang hàng thủ đối phương và khiến cho các hàng phòng ngự phải bối rối.
Năm 1990, anh được triệu tập lần đầu tiên lên đội tuyển quốc gia Hà Lan. Chỉ 1 năm trong màu áo đội tuyển, các đồng nghiệp đã bầu chọn anh là “Cầu thủ Hà Lan của năm”. Năm 1992, Ajax giành được UEFA Cup (tiền thân của UEFA Europa League). 12 tháng sau, anh đã đứng thứ 2 sau Roberto Baggio trong cuộc bầu chọn giải Ballon D’Or (Quả Bóng Vàng) sau khi anh khiến mọi CLB ở châu Âu chú ý đến anh, trong đó có Inter Milan, CLB này đã trả mức giá kỷ lục Hà Lan lúc đó là 8,8tr Bảng vào mùa hè năm 1993. Tuy nhiên, thương vụ đó đã đẩy Bergkamp vào giữa 1 cuộc xung đột về văn hóa trong bóng đá tại Ý.
CLB Inter Milan anh đã gia nhập muốn thoát khỏi sự cẩn trọng và bóng đá catenaccio (bóng đá phòng thủ) nhưng không biết làm như thế nào. Họ đã thử việc thay đổi chiến thuật nhưng không thành, và chúng ta thấy Bergkamp bị bao quanh bởi hàng ngự 5 người mà không có sự tham gia hỗ trợ nào từ đồng đội.
Mùa giải 1993/94 của Inter Milan là 1 thảm họa, họ chỉ cách 1 điểm khỏi khu vực “đèn đỏ”. Tuy vậy, họ vẫn vô địch UEFA Cup, Bergkamp là người ghi bàn cho Inter và người có số bàn thắng nhiều nhất giải. Nhưng thật sự đó chỉ là 1 sự tỏa sáng trong một mùa, mùa sau đó, anh chỉ ghi được 3 bàn trong giải Serie A. Tháng 7/1995, anh đã gia nhập Arsenal của Bruce Rioch với mức giá 7,5tr Bảng.
Arsenal cũng đang bắt đầu 1 cuộc cách mạng mới trong lối chơi của mình, họ không muốn chơi 1 lối bóng đá tẻ nhạt được dẫn dắt bởi George Graham. Bergkamp đến và thể hiện là 1 cầu thủ tài năng, kỹ thuật tốt. Và tất nhiên, các cầu thủ nổi bật giống như anh đều được Ngoại hạng Anh chú ý, giống như 1 ngôi sao sáng được thắp trên cây Giáng sinh vậy.
Anh cũng có 1 vài điểm kì lạ, chẳng hạn như anh rất sợ đi máy bay. Khi anh ở Ý, anh đã bay rất nhiều chặng không thoải mái để thi đấu trên sân khác, vì vậy anh đã không thể thi đấu. Arsenal phải chấp nhận việc thiếu vắng anh 1 vài trận khi đá sân khách . Có những lúc, anh còn đi trước vài ngày và đi cùng với Vic Akers, người đảm nhiệm thiết bị cho các cầu thủ cho thoải mái. Tuy vậy, anh vẫn là 1 tấm gương đáng noi theo ở CLB về nhãn quan chiến thuật và những đóng góp cho CLB.
Bóng đá Anh lúc đó vẫn còn theo văn hóa “nhậu”. Các buổi hồi phục sau trận đấu là các cầu thủ ngồi trên xe bus của đội và ăn fish and chips (phi lê cá chiên ngập dầu và khoai tây chiên) cùng với vài ly bia ở quán bar địa phương. Bergkamp thì khác. Anh tự chuẩn bị đồ ăn cho bản thân , tuân thủ 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, anh đã bắt đầu mùa giải 1995/96 hơi chậm. Anh phải đợi đến tháng 9 để ghi bàn thắng đầu tiên cho CLB, trong trận sân nhà trước Southampton. Bergkamp là 1 cặp bài trùng với Ian Wright. Đoàn quân của Rioch vẫn còn đang phát triển nhưng họ tấn công với 5, 6 cầu thủ, nhiều hơn Bergkamp đã từng trải nghiệm với Inter Milan.
Tương lai của anh và cả Arsenal đều thay đổi vào năm sau với Arsene Wenger đến từ Nhật Bản. Việc chiêu mộ Bergkamp đã đánh dấu những bước đầu tiên để vô địch giải Ngoại hạng Anh nhưng dưới thời Wenger, các nhân vật khác bắt đầu xuất hiện. Patrick Vieira gia nhập CLB vào năm 1996 để che chắn trước hàng phòng ngự tốt nhất nước Anh năm đó. Emmanuel Petit, Marc Overmars và Nicolas Anelka gia nhập vào năm 1997 để tăng thêm sức sống, sự quyết tâm, tốc độ và hỏa lực cho đội.
Video đang HOT
Kể từ khi anh rời Ajax, lần đầu tiên, anh có được sự hỗ trợ tối đa nhất, chỉ cần đồng đội di chuyển và đưa bóng đến chân anh là đủ. Wenger và Arsenal đã vô địch giải Ngoại hạng Anh và FA Cup vào năm 1998. Bergkamp đã giành được 2 danh hiệu Cầu thủ của Năm liên tiếp. Đó là mùa giải ngoại hạng anh đã cho thấy anh thật sự có khả năng. Đáng nhớ nhất là hattrick của anh trước Leicester City tại SVĐ Filbert Street. Đó cũng là mùa mà World Cup được tổ chức ở Pháp và bàn thắng có lẽ là trứ danh nhất của Bergkamp.
Sự nghiệp ở đấu trường quốc tế của anh được xem là 1 thành công nhưng tại các kỳ Euro hay World Cup, đội tuyển Hà Lan lại không thành công như mong đợi. Vào kỳ Euro năm 1992, họ đã hòa trước đội tuyển Đan Mạch với tỉ số 2-2 nhưng thua 4-5 trên chấm luân lưu ở trận chung kết. Vào năm 1994, họ có thể đã đi sâu hơn vòng tứ kết nếu Ruud Gullit không rút ra khỏi đội. Vào năm 1996, đoàn quân của Guus Hiddink đã chịu áp lực bởi nạn phân biệt chủng tộc và Edgar Davids bị đuổi khỏi đội. Năm 1998, tuy họ không vô địch World Cup nhưng Bergkamp đã tạo nên khoảnh khắc đẹp nhất của giải năm đó. Với gần như pha chạm bóng cuối cùng trong trận tứ kết trước Argentina, anh đã đỡ đường chuyền bổng dài 54m của Frank de Boer từ trên cao, rê bóng qua Roberto Ayala và ghi bàn bằng má ngoài chân phải giúp cho Cơn lốc màu Da Cam tiến vào vòng sau.
Bergkamp chính thức từ giã ĐTQG Hà Lan vào năm 2000, trong suốt quãng thời gian thi đấu, ông ghi được 37 bàn thắng trong 79 trận, nhưng sẽ không có một pha làm bàn nào đẹp hơn bàn thắng ở Marseille.
Trở về Arsenal, Bergkamp khi ấy đã gần 34 tuổi nhưng tầm ảnh hưởng của ông vẫn là rất lớn khi là nhân tố quan trọng kết nối 2 thế hệ khác nhau của CLB.
Khi Wenger được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng thì Pháo thủ cũng chào đón hàng loạt những cái tên tài năng và xuất sắc vào thời điểm đó. Bắt đầu là vào 1998 với sự xuất hiện của Freddie Ljungberg, chỉ một năm sau là “Đứa con của thần gió” Thierry Henry. Mùa hè năm 2000 lần lượt những Pires, Lauren và Wiltord gia nhập Pháo thủ. 12 tháng sau, Sol Campbell cập bến Arsenal từ đối thủ không đội trời chung Tottenham với một bản HĐ tự do và Campbell cũng là mảnh ghép thiết yếu cuối cùng để Arsenal tạo nên một mùa giải bất bại.
Sự xuất hiện của những cầu thủ đó cũng vô tình tô điểm cho sự xuất sắc của Bergkamp khi ông chính là mắt xích quan trọng nhất giúp liên kết các cầu thủ xung quanh.
Tháng 12/2001, người hâm mộ lại có dịp được chứng kiến màn trình diễn thiên tài của Bergkamp, lần này là trong màn đối đầu đầy ân oán giữa chính cá nhân ông với bóng đá Ý. Đó là cuộc chạm trán với Juve tại vòng bảng Champions League, lúc đó là vào những phút cuối của thời gian thi đấu chính thức, Arsenal đang có lợi thế 2-1. Từ một pha phản công nhanh, bóng đã tìm đến chân của Bergkamp và bằng những pha xử lý ma thuật của ông trong vòng vây của 4 hậu vệ, Bergkamp vẫn đưa được một đường chuyền tuyệt đẹp giúp Ljungberg ấn định tỉ số 3-1 chung cuộc.
Bergkamp đã có những tháng ngày đẹp nhất trong màu áo Arsenal khi giành chức vô địch Ngoại hạng Anh vào năm 2002 và 2004. Nhưng mùa giải bất bại vào 2004 sẽ luôn được nhớ mãi. Arsenal dưới tay Wenger khi ấy chơi một thứ bóng đá tấn công đầy mê hoặc làm say đắm biết bao con tim của CĐV Arsenal và không ai khác, chính Bergkamp là nhạc trưởng cho lối chơi đầy quyến rũ đó.
Arsene Wenger đã nhận xét Bergkamp là bộ não của đội bóng, còn người đồng hương Rijkaard thì cho rằng Bergkamp chính là vẻ đẹp của môn thể thao này. Henry trong suốt sự nghiệp đã may mắn được thi đấu cùng với Ronaldinho, Messi, Zidane… nhưng Bergkamp, người đồng đội tại Arsenal, mới là cầu thủ giỏi nhất mà anh từng được sát cánh.
Những lời khen dành cho Bergkamp có lẽ chưa bao giờ là đủ và sau khi treo giày vào năm 2006 thì đó là lúc để ta nhìn lại những di sản mà ông đã để lại cho môn thể thao vua.
Có lẽ không phải ai cũng may mắn được theo dõi Bergkamp thi đấu, nhưng chắc chắn rằng ông là hình mẫu lý tưởng cho một số 10 cổ điển. Khi thi đấu, Bergkamp luôn cho thấy những phẩm chất tinh túy nhất của ông, từ tầm nhìn tuyệt vời đến sự tinh tế trong từ pha bóng. Theo dõi Bergkamp, ắt hẳn ta cứ ngỡ đó là một quý ông thanh lịch nào đó trong hình hài của một cầu thủ. Nói cách khác, có thể ví Bergkamp như một bản giao hưởng hoàn hảo khi mọi nốt nhạc tượng trưng cho kỹ thuật siêu phàm của ông và nhịp điệu của nó là sự hài hòa về những gì tinh túy nhất mà ông mang lại cho bóng đá.
Bi kịch Hà Lan trước Italy tại Euro 2000
Thất bại của Hà Lan trước Italy tại bán kết Euro 2000 đến giờ vẫn được ghi nhận như là cuộc đấu kinh điển bậc nhất lịch sử giải đấu lâu đời này.
Nếu không bị hoãn vì đại dịch, Euro 2020 sẽ diễn ra chẵn 2 thập kỷ sau giải đấu được tổ chức trên đất Hà Lan và Bỉ. Những cây bút sừng sỏ từ World Soccer, NYTimes hay Guardian đồng tình đó là giải đấu hay nhất lịch sử.
Với 2.74 bàn/trận, giải đấu 21 năm trước vượt mặt mọi kỳ Euro trước và sau về số bàn thắng. Đáng ngạc nhiên, trận đấu kịch tính bậc nhất năm đó, Hà Lan gặp Italy tại bán kết, lại không có bất kỳ pha lập công nào xuyên suốt 120 phút.
Song những gì diễn ra tại sân Amsterdam Arena vào ngày 29/6/2000 vẫn mãi đi vào trái tim những người hâm mộ như là một trong những cuộc đấu kinh điển với đầy đủ yếu tố: tương phản, tranh cãi, người hùng, đỉnh cao, vực sâu và vỡ òa.
Trận bán kết giữa Italy và Hà Lan là cuộc đấu biểu tượng của Euro 2000. Đồ họa: Minh Phúc.
Trận bán kết giữa Italy và Hà Lan là cuộc đấu biểu tượng của Euro 2000. Đồ họa: Minh Phúc .
Lửa gặp nước
Hà Lan bước vào trận bán kết gặp Italy với tư cách ứng viên số một cho chức vô địch. "Cơn lốc màu da cam" của Frank Rijkaard vùi dập Nam Tư tới 6-1 ở tứ kết, thắng cả Cộng Hòa Czech lẫn Pháp ở vòng bảng. Hai năm trước đó, Hà Lan về thứ tư tại World Cup trong giải đấu mà Johan Cruyff nhấn mạnh Oranje là đội mạnh nhất giải.
Nhân sự của Hà Lan tại Euro 2000 gần như không thay đổi so với giải đấu trên đất Pháp. Van der Sar, Stam, De Boer, Edgar Davids, Kluivert, Overmars, Bergkamp vẫn là bộ khung chính của "Cơn lốc màu da cam".
Euro 2000 là giải đấu quốc tế cuối cùng trong sự nghiệp của Bergkamp. Ảnh: Getty.
Roy Maakay, chân sút chủ lực đưa Deportivo vô địch La Liga, chỉ là phương án dự phòng cho Kluivert đang ở giải đoạn đỉnh cao sự nghiệp. Clarence Seedorf lừng danh cũng thường chỉ ngắm nhìn đồng đội trên ghế dự bị.
Điểm khác biệt lớn nhất của Hà Lan so với World Cup 1998 là việc Rijkaard tiêm chất thép vào hàng phòng ngự như thừa nhận của nhà cầm quân này với Guardian .
Italy cũng thắng cả 4 trận trước khi lọt vào bán kết. Lực lượng của Azzurri khi ấy cũng cực mạnh với hàng phòng ngự trong mơ Paolo Maldini - Fabio Cannavaro - Alessandro Nesta. Albertini, Di Biagio, Inzaghi, Del Piero là những nhân sự cứng khác của đội quân dưới thời Dino Zoff. Nhà cầm quân này đã từ chối triệu tập ngôi sao tấn công Roberto Baggio, để đặt niềm tin vào phát hiện lớn mang tên Francesco Totti.
Trái ngược với Hà Lan tấn công vũ bão, Italy với thói quen phòng ngự vẫn đặt sự chắc chắn lên hàng đầu. Họ chỉ để thủng lưới đúng 2 bàn trên đường vào bán kết.
Nhân sự duy nhất không nằm trong kế hoạch ban đầu của Italy là Francesco Toldo. Thủ thành sinh năm 1971 được lựa chọn làm người gác đền chính chỉ bởi lựa chọn số một Gianluigi Buffon bất ngờ gãy tay chỉ 8 ngày trước khi giải đấu bắt đầu.
Và người đóng thế Toldo trở thành người hùng của Italy trước Hà Lan.
Kịch bản điên rồ tại Amsterdam Arena
Hà Lan với lợi thế sân nhà chỉ mất 2 phút để nắn gân người Italy bằng cú dứt điểm dội cột của Bergkamp. Nhưng cú đá bất thành của số 10 cũng báo hiệu một ngày không may của đội bóng áo cam.
Italy với tư tưởng phòng ngự phản công nhanh chóng gặp hạn trước sức tấn công vũ bão của đội chủ nhà. Tới phút 34, Azzurri chỉ còn 10 người khi Zambrotta nhận thẻ vàng thứ hai rời sân do phạm lỗi với Zenden. Trận đấu lúc này chỉ xoay quanh vùng cấm của Italy và cá nhân Toldo.
Thủ thành số 12 của Italy trở thành nỗi ám ảnh của Hà Lan khi liên tục bay lượn trong khung gỗ để cứu thua cho đội khách. Hà Lan được hưởng tới hai quả phạt đền trong 90 phút thi đấu chính thức nhưng đều đá hỏng vì tâm lý. Thủ quân Frank de Boer không thể thắng được Toldo. Kluivert đánh lừa được người gác đền của Italy nhưng lại sút bóng dội cột.
Trên khán đài, "Vua bóng đá" Pele chỉ hai tay vào mắt chính mình khi chứng kiến điều không tưởng diễn ra tại Amsterdam Arena. Nỗi ám ảnh Toldo đeo bám Hà Lan vào tới loạt sút luân lưu khi các ngôi sao áo cam bị thủ thành cao kều bên phía Italy khuất phục thêm hai lần. Italy thắng chung cuộc 3-1 trên chấm luân lưu. Toldo ẵm luôn danh hiệu "Cầu thủ hay nhất trận".
Màn trình diễn của Toldo trước Hà Lan kỳ diệu tới mức chính thủ môn này chia sẻ: "Tôi cũng không hiểu vì sao mình có thể chặn được từng đấy cú đá nữa".
Ký giả David Lacey của Guardian viết sau khi trận đấu kết thúc: "Tự nhận thấy không có cửa để đôi công với Hà Lan, Italy chọn cách phòng ngự lùi sâu để tận dụng các pha bóng chết. Và khi chỉ còn 10 người trên sân, phạt đền là điều không thể tránh khỏi. Nhưng người Italy có Toldo, một người hùng từ trên trời rơi xuống".
Trước Euro 2000, Toldo chỉ là thủ thành dự bị ở tuyển Italy. Anh trưởng thành từ lò đào tạo của Milan, và từng thừa nhận: "Họ chưa từng tin tôi". Suốt 3 năm tại San Siro, Toldo không ra sân dù chỉ một trận. Anh làm nên sự nghiệp trong màu áo Fiorentina, và lên đỉnh cao, dù chỉ trong chốc lát, bằng 120 phút điên rồ trước Hà Lan tại Amsterdam Arena.
Toldo trở thành người hùng của Italy trước Hà Lan khi đẩy thành công 3 cú đá từ chấm 11 m trong 120 phút thi đấu chính thức và loạt sút luân lưu. Ảnh: Getty.
Nỗi buồn Hà Lan
Trước Euro 2000, Cruyff khi được đặt câu hỏi về việc vì sao Hà Lan liên tục thất bại trên chấm luân lưu ở các giải đấu lớn đã trả lời: "Người Hà Lan luôn muốn làm mọi thứ thật đẹp. Nhưng nếu phải sút luân lưu sau 120 phút thì khác. Anh thử nghĩ mà xem: Họ đã đá cả trận, cả hiệp phụ, vì vậy lúc sút là chân cẳng rã rời rồi. Không thể bước tiếp được nữa, nhưng họ lại luôn cố sút thật chuẩn, thật đẹp. Lúc đấy thì chỉ cần bước tới, nhắm mắt và sút".
De Boer, Stam, Bosvelt là những người sút hỏng luân lưu của Hà Lan trước Italy. Trước đó, Hà Lan đã thua Brazil tại World Cup 1998, thua Pháp tại Euro 1996, thua Đan Mạch tại Euro 1992 theo kịch bản tương tự. Những ngôi sao hay nhất của Hà Lan trong giai đoạn đó, từ Van Basten, Seedorf, Kluivert... đều từng sút hỏng luân lưu.
Sau Euro 2000, Hà Lan đã giải dớp thất bại trên chấm luân lưu tại Euro 2004 khi thắng Thụy Điển ở tứ kết. Song những ám ảnh về thất bại trên chấm 11 m chưa từng nguôi với "Cơn lốc màu da cam". Tại World Cup 2014, giải đấu lớn gần nhất Hà Lan tham dự, đội bóng áo cam đã gục ngã trước Argentina cũng theo kịch bản này.
Ron Vlaar và Wesley Sneijder là những người sút hỏng luân lưu cho Hà Lan trên đất Brazil. Cả hai đều không làm theo chỉ dẫn: Vlaar sút bóng bằng lòng trong chân phải, điều mà Cruyff nhấn mạnh là "không thể thực hiện sau hai tiếng thi đấu", còn Sneijder đã ngắm nghía rất kỹ trước khi tung ra cú đá bằng mu chính diện, trái ngược hoàn toàn với tư duy "đóng não lại và đừng nhìn gì cả" của huyền thoại đồng hương.
Hà Lan đã thất bại tại Euro 2000 cùng đội hình có thể xem là mạnh bậc nhất lịch sử với kịch bản gục ngã đau đớn và đây cay đắng như nhận định của ký giả Ibrahim Ayyub trên Football-Oranje .
Với Italy và Toldo, chiến thắng oanh liệt trong nghịch cảnh trước Hà Lan ở bán kết sau cùng lại là khởi đầu cho bi kịch của chính họ ở trận chung kết trước Pháp.
Không Messi, Barca không Tiki, cũng không còn Taka Barcelona tự hào về phong độ cầu thủ cũng như kết như một cách che giấu sự vất vả của HLV Ronald Koeman đang phải vật lộn để giúp học trò căng mình ở hai mặt trận, với chiếc ghế bị lung lay dữ dội sau trận hòa 1-1 Granada. Truyền thông Tây Ban Nha đồng loạt bày tỏ sự thất vọng về...