Dendi: Khi giấc mơ vô địch vẫn còn dang dở, đừng từ bỏ mà hãy tiếp tục chinh phục nó!
Thời hoàng kim của Dendi đã qua, điều đó ai cũng biết cả. Và giờ đây giấc mộng tái hiện lại thành tích của thời hoàng kim lại bị vùi dập ngay từ ngày đặt nền móng, nhưng chưa một lần ngôi sao của Navi từ bỏ hy vọng.
Một ngày tháng 3, một buổi chiều nóng như đổ lửa tại Jakarta, Indonesia. Có tới cả ngàn người đang đứng xung quanh để xem trận đấu thế kỷ. Nó chẳng phải một trận chiến gì quan trọng quyết định ngôi vô địch, đơn giản, đó là trận đấu có sự xuất hiện thần tượng của hầu hết những người hâm mộ DOTA 2 – Dendi.
Hai đội đã thi đấu được hơn 3 tiếng đồng hồ đầy mệt mỏi. Navi đã mắc quá nhiều sai lầm trong lối chơi, dẫn đến việc họ gần như đã đánh mất tất cả. Thế nhưng, người hâm mộ vẫn không ngừng reo hò cái tên Navi, những anh chàng thợ nhuộm cũng vẫn rất lì lượm trước những đợt tấn công dữ dội của Fnatic. Phút 6x, một sai lầm chết người của Fnatic diễn ra, Navi chớp lấy thời cơ và phản công dữ dội. Và để rồi như một điều thần kỳ, Dendi và chính “Rồng vàng” đã làm nên kỳ tích và lật kèo trong một pha base race không tưởng nhất từ trước tới nay.
Không chỉ là một trận đấu vô tiền khoáng hậu, mà còn là một lời khẳng định cho tất cả thấy rằng – Dendi chính là ngôi sao của trận đấu này. Phía bên ngoài, tất cả đều hò reo như phát điên. Làm sao mà có thể kiềm chế được khi thần tượng của họ, người mà đã ở phía bên kia sườn dốc của sự nghiệp, lại một lần nữa tỏa sáng? Sau tất cả, họ đã lại được thấy Dendi chói sáng như một ngôi sao, đặc biệt khi Navi cần đến siêu nhân này nhất.
Dendi, một trong những game thủ nổi tiếng nhất trong làng DOTA 2, cũng như trong giới gamer toàn thế giới. Anh sở hữu kỹ năng chơi game toàn diện, đỉnh cao của anh chính là việc 3 lần có mặt trong trận chung kết, một lần lên ngôi cao nhất tại giải đấu danh giá và có mức tiền thưởng cao bậc nhất trong làng esport thế giới – The International.
Đã hơn 4 năm qua, kể từ ngày cuối Navi lọt vào chung kết The International, nơi mà họ thất thủ trước Alliance. Đã có những ngày tháng họ đứng trên đỉnh cao, đã có những màn trình diễn tuyệt vời nhất trước fan hâm mộ. Cho dù vẫn có những cú vấp, có những nghi nhờ, nhưng chẳng ai nghĩ rằng, Dendi và Navi không thể chinh phục được cột mốc ấy thêm một lần nữa cả.
Tời gian trôi qua đi, Navi lên bổng, xuống trầm. Từng người, từng người trong thế hệ vàng năm ấy rời khỏi Navi. Họ đều đạt được những thành công nhất định, đều đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp. Rồi có thêm những kẻ đi, người đến. Chỉ còn lại một mình Dendi ở đó, vẫn trụ lại cùng chiếc áo vàng đen cùng cái tên “Sinh ra đến chiến thắng” (ND: Nghĩa của từ Natus Vincere trong tiếng Latin).
Trong thế giới khắc nghiệt của esport, hiển nhiên không có kẻ nào đủ mạnh để ngôi trên ngai vàng mãi cả. Những ngày tháng tuyệt vời nhất của Dendi đã trôi qua. Kỹ năng vẫn còn đó, nhưng tư duy và chiến thuật đã thay đổi. Màn trình diễn và tỏa sáng trên các sân khấu lớn nhất, không còn thuộc về anh, mà là những solo mid trẻ, tài năng không hề kém, và có đam mê cháy bỏng để thể hiện với cả thế giới rằng – không phải thế hệ cũ, mà là Sumail, Miracle, Sccc, MidOne… mới là những ông chủ mới của thế giới DOTA 2 hiện đại.
Còn Dendi? Mảnh đất DOTA 2 ngày nào mà anh là bá chủ, đã không còn như xưa, nơi mà anh có thể “làm vương làm tướng”. Thế giới xoay vòng, giờ đây midlane không còn là cuộc chơi tay đôi, mà là tay ba, tay tư và cần tới sự hỗ trợ của các support. Dù không muốn nhưng cũng phải thừa nhận rằng, Dendi đã tụt xuống rất sâu trong bảng vàng những tay chơi đường giữa mất rồi. Thuyền trưởng mất đi sự sắc bén của mình thì làm sao mà con tàu có thể trụ vững trong cơn sóng người trẻ đang ập tới? Cũng từ đó, “thợ nhuộm” cũng hiếm khi xuất hiện ở các đấu trường, giải đấu hàng đầu của thế giới eSports ít dần đi.
Video đang HOT
Thành tích bết bát, giải thưởng không có, người hâm mộ chỉ trích nặng nề. Dần dần, thậm chí cái tên Navi và Dendi cũng bị lãng quên. Không chỉ giới chuyên gia, những người yêu DOTA 2 mà còn bởi chính các fan ruột. Vài ba năm nay, người ta thậm chí còn đùa nhau rằng, “Navi bây giờ làm gì còn anti, Dendi cũng chỉ là cái tên để đem đi bán áo”. Sự thật thường tình, nhưng lại vô cùng đau lòng.
Nhưng rồi, mưa bão rồi sẽ tạnh và chẳng có nỗi đau nào cứ mãi âm ỉ. Bị người hâm mộ đánh giá rằng đã hết thời, nhưng Dendi chưa hề nói một câu từ bỏ. Như chính anh đã từng nói trong bộ phim tài liệu Free to Play: The Movie của Valve: “Khi một thứ gì đó đánh gục bạn xuống, bạn cần phải học cách đứng dậy”.
Vẫn là một niềm đam mê, vẫn là sự cống hiến cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Vẫn có những hoài bão của tuổi trẻ, của một người khao khát được chinh phục tất cả, dù đã mang danh huyền thoại. Quả thực trong trái tim mình, tôi thực sự cảm phục sự kiên trì và trái tim quật cường trong lồng ngực chàng trai chúng ta từng khinh khỉnh đánh giá ấy. Những đắng cay ấy, không phải chúng ta chỉ nghe là có thể thấu, là hiểu được.
Buổi tối hôm ấy, tôi lại được thấy nụ cười rạng rỡ của Dendi một lần nữa. Nụ cười của một trận đấu lật kèo lịch sử khi bị dẫn tới 30k tiền, nhưng vẫn có thể đánh sập throne đối phương với cây kiếm thần thánh Divine Rapier. Nụ cười của một người vẫn còn thèm khát chiến thắng mãnh liệt, nụ cười của một người còn nhiều khát khao cống hiến và đã làm được điều đó cùng những người đồng đội trẻ tuổi.
Các vận động viên, dù ở bất kỳ môn thể thao nào, đều sẽ đạt tới đỉnh cao và rồi trượt dần tới sườn dốc của sự nghiệp. Ở nơi đó, họ sẽ đạt đến một cột mốc thời gian để họ nhìn lại xem, mình còn có thể tiếp tục chiến đấu hay từ bỏ cuộc chơi. Họ chỉ cần người đời cho họ một cơ hội để mơ mộng một chút, vững tin một chút, thêm chút hi vọng và động lực. Dù giấc mộng vô địch có phần nào đó viển vông, nhưng những gì Dendi đã làm vẫn sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ sau này, để họ luôn nhớ về một trong những game thủ vĩ đại nhất trong lịch sử esport thế giới. Bởi vì đó mới chính là thần tượng của chúng ta. Thần tượng của chính tôi!
Theo GameK
DOTA 2: Support, khi chiến thắng ai sẽ nhắc tên họ?
Dạo gần đây Ice Frog (IF) đã có những update đặc biệt hướng đến vị trí "đáng thương" nhất trong DOTA 2: Support. Phải chăng IF đang cố gắng khích lệ tinh thần những người chơi yêu thích role này. Bởi lẽ Support là vị trí khá kén người chơi trong DOTA 2. Họ góp công không ít để dẫn đến một chiến thắng cho cả team. Thế nhưng, trong khoảnh khắc Ancient của địch bị đổ, ai sẽ là người nhắc tên họ?
Support là một role tối quan trọng trong game
Muốn có một game đánh dễ dàng, bắt buộc team bạn phải có support. Trong một game đấu, tầm nhìn luôn là yếu tố quan trọng trong các combat tổng. Thử hỏi nếu trong 1 team không có support, ai sẽ là người mua ward? No ward no vision, nắm chắc phần bại. Hơn nữa, việc kiểm soát được map sẽ giúp ích rất nhiều cho hard carry farm. Khi có tầm nhìn, hard carry của bạn sẽ chủ động né được những pha "gang bang" của team địch. Qua đó giành được lợi thế không nhỏ về team của mình.
Phần lớn những support heroes đều có healing skill, hoặc chí ít họ cũng hay build cho mình items dùng để healing. Vì họ không bao giờ build được những item đắt tiền, nên thay vào đó họ sẽ focus vào build items hỗ trợ đồng đội (Mekansm, urn,...). Thêm vào đó, những heros invi luôn luôn gây ra sự khó chịu nhất định và nếu team bạn không có bất cứ ai chịu mua detections (dust, gem, sentry) thì đó chắc chắn là một thảm họa. Lúc đó chắc chắn ai cũng sẽ ước gì trong team có một support đúng nghĩa.
Support là role mạnh nhất trong thời điểm early game. Nó giúp teammate làm chủ được trận đấu. Nếu chơi hay, một support hoàn toàn có thể kết liễu sớm trận đấu bằng những pha di chuyển và gank xuất thần. Bằng những skill disable mạnh, những support có thể đi roam để tạo áp lực lên các lane quan trọng của team như mid, safe lane. Nếu kiểm soát tốt, họ hoàn toàn có thể đì chết được hầu hết core của đối phương. Qua đó tạo khoảng trống không ít cho core của mình farm trong sự thoải mái. Thậm chí khi phải bỏ mạng ở đâu đó tránh xa carry của mình, lúc đấy bạn vẫn có thể spam wheel: "Space created!" mà hoàn toàn không phải lo sợ việc đồng đội blame.
Những yếu tố cần thiết khi chơi ở vị trí support
Không phải ai cũng có thể chơi tốt role support trong DOTA 2. Thậm chí có không ít người còn không hứng thú với việc chơi support. Vì đối với họ, đánh support rất chán và không thể "gánh" team được. Nhưng đừng nhầm, Role support không bao giờ chán, hãy tin tôi đi. Hãy thử tập đánh support một cách nghiêm túc và bạn sẽ thấy nó khó nhưng cũng không kém phần thú vị đâu. Support hoàn toàn "gánh" team được đấy, nếu bạn định nghĩa đúng chữ "gánh". Thử hỏi nếu người gánh team ở giai đoạn late game là carry, vậy ai là người gánh chính những carry đó vào lúc họ yếu nhất?
Vậy đấy, khi trận đấu kết thúc và chiến thắng đã nằm trong tay, họ chỉ gọi tên carry. Do đó, để đánh được support, bạn hẳn phải là một người luôn biết âm thầm hi sinh vì đồng đội, là người luôn hướng đến chiến thắng. Thậm chí ngay cả lúc gặp những đồng đội toxic, bạn vẫn cần phải bình tĩnh và tìm cách trấn an họ. Làm được điều đó không phải dễ dàng gì. Đa phần nếu bị outplayed giai đoạn đầu, họ sẽ blame lẫn nhau. Kéo theo tinh thần đi xuống và tất nhiên càng đánh thì càng thua. Là một support, bạn phải kiên nhẫn tìm cách giúp đồng đội lấy lại được tinh thần. Giúp họ mua từng cái ward khi trên người chỉ có độc cái giày ghẻ. Làm tất cả mặc xác cái bọn toxic đang kêu gào chỉ vì mục đích cuối cùng: Chiến thắng!
Chơi vị trí support sẽ mang lại cho bạn những gì?
Để đánh được vị trí support, bạn sẽ cần phải rèn luyện bản thân cả về kỹ năng lẫn tinh thần. Đó là thứ quan trọng nhất mà role này mang lại cho bạn. Khi đang cầm trong tay một hero support, việc đầu tiên bạn cần làm là phân tích những gì có thể xảy ra ở giai đoạn kế tiếp. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Điều đó mang lại cho bạn cách nhìn bao quát và chi tiết hơn đối với bất cứ vấn đề nào ở cuộc sống.
Khi bạn thông báo với đồng đội rằng mình sẽ pick support, lúc đó cả team sẽ có tinh thần hơn vì ít nhất họ sẽ có 1 support đúng nghĩa. Điều đó đồng nghĩa với việc teamwork sẽ tốt hơn và dĩ nhiên cơ hội chiến thắng sẽ cao hơn rất nhiều. Đánh support cần rất nhiều kỹ năng. Từ cách lure, stack creep đến việc harras đối phương. Nhưng quan trọng nhất, đó là cách di chuyển. Muốn kiểm soát được trận đấu, support phải di chuyển một cách hợp lý đến từng giây. Tận dụng từng lợi thế có được để tạo áp lực cho team địch mà vẫn có thể cover cho carry khi cần. Nếu đã thuần thục những kỹ năng trên, bạn không chỉ là một support giỏi mà còn, thậm chí, có thể chơi tốt được những role khác. Lúc đó kỹ năng của bạn đã được nâng cao vượt bậc rồi, tha hồ mà quẩy rank nhé!
Những động thái gần đây cho thấy Ice Frog đang cố gắng cứu vị trí support?
Những bản update gần đây liên tục thay đổi theo hướng có lợi cho những support players.
Thêm tính năng giữ phím Alt để hiển thị vùng block camp, cho phép việc cắm ward và deward có phần dễ dàng hơn.
Giảm giá những items cần thiết cho supports : Tango, Cour, ward,...
Thêm những items rẻ mà có lợi cao cho supports: Wind lace, Tome of Knowledge.
Có thể nói IF đang đặt sự chú ý nhiều hơn với những người chơi support. Anh ấy đang muốn chứng tỏ rằng support cũng đáng để chơi như những vị trí khác. Support ở meta này đang là dễ chơi hơn bao giờ hết trong lịch sử DOTA 2. Nếu bạn có hứng thú với support sau bài viết này, thì còn chờ gì nữa, xắn tay áo lên và làm một game try hard first pick Dazzle và mạnh dạn chat rằng:"I will support!" nào!
Theo GameK
DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên? Gần đây, cộng đồng đã dấy lên không ít cuộc tranh cãi về vấn đề Việt hóa DOTA 2. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem tại sao lại có những ý kiến trái chiều nhau như vậy. Tất nhiên, bài này sẽ không nói về việc đúng hay sai, vì những người đã dám đứng ra làm một dự án phi...