Đến Zin’s Farm phải ngắm miệng núi lửa âm tuyệt đẹp, hiếm có của Tây Nguyên
Điểm nhấn của Zin’s Farm là trọn toàn bộ miệng núi lửa âm đã tắt hàng triệu năm trước, tàn tích vẫn còn vô tình tạo thành cảnh đẹp hiếm có ở Tây Nguyên.
Đặng Thành Dư – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Ia Kênh ở Gia Lai cùng những người bạn đã dốc sức làm khu sinh thái ăn uống, nghỉ dưỡng thiên về nông nghiệp, có tên gọi Zin’s Farm.
Nhiều tháng nay, Zin’s Farm ở làng Nhao, xã Ia Kênh, TP Pleiku, Gia Lai thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng. Rất nhiều bạn trẻ, đủ mọi thành phần đến đây để chụp hình, chek in. Nhiều Tiktoker cũng chọn nơi đây để quay các clip, hút hàng ngàn lượt xem.
Zin’s Farm, xung quanh bao bọc rất nhiều hoa lá, cỏ cây và thông – một loại cây đặc trưng của Tây Nguyên – được Đặng Thành Dư dày công vun trồng, cắt tỉa bắt mắt, thiết kế vườn cây theo kiểu bậc thang.
Khu du lịch nằm trên miệng núi lửa âm nổi tiếng ở Gia Lai.
Điểm nhấn của Zin’s Farm là ngắm trọn toàn bộ miệng núi lửa âm tuyệt đẹp ở xã Ia kênh, TP Pleiku, Gia Lai. Đây là núi lửa đã tắt hàng triệu năm trước, tàn tích vẫn còn lưu giữ đến ngày nay và vô tình tạo thành cảnh đẹp hiếm có ở Tây Nguyên.
Cũng chính vì vẻ đẹp thiên nhiên này, khu sinh thái của Đặng Thành Dư thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, vãn cảnh, nghỉ ngơi. Zin’s Farm không chỉ cuốn hút ở Gia Lai và Tây Nguyên, mà ngay cả du khách ở Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quy Nhơn… cũng tìm đến thưởng thức. Khu sinh thái này chỉ cách trung tâm TP Pleiku 7Km. Cung đường đi được thảm nhựa sạch sẽ.
Video đang HOT
Camping (lều ngủ) được dựng lên ở Zin’s Farm
Để có được khu du lịch này, Đặng Thành Dư nói rất tình cờ. Cách đây gần 2 năm, anh cùng vài người bạn lên khu vực núi lửa âm này tìm mua cây cảnh. Thấy lòng chảo của miệng núi lửa quá đẹp, anh và những người bạn, nảy sinh ý tưởng: “Tại sao không làm khu sinh thái nghỉ dưỡng ở đây”. Không chần chờ, Dư đã cải tạo lại những vườn cà phê xung quanh, hì hục san ủi đất, trồng cỏ, dặm lại vườn cây cảnh. Khi mọi thứ vào guồng, anh mở bán cà phê, nước giải khát. Quá ngán cảnh phố xá bon chen, lượng khách đổ về Zin’s Farm ngày một nhiều.
Để giúp nhiều người cùng chung ý tưởng làm du lịch nông nghiệp, Đặng Thành Dư đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Ia Kênh. Hợp tác xã này do anh làm Giám đốc đã thu hút rất nhiều thành viên lên đây lập nghiệp, họ tự đầu tư vốn, cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau phát triển du lịch nông nghiệp.
Các món ăn dân dã của Tây Nguyên như gà nướng ống tre được du khách ưa thích ở Zin’s Farm
Để mở rộng, nâng cấp khu sinh thái, Đặng Thành Dư – Giám đốc Hợp tác xã NN và DVDL Ia Kênh đã dựng nhiều Camping (lều ngủ dã ngoại) để du khách lưu trú qua đêm; mở khu ăn uống ngoài trời với nhiều món đặc sản của Tây Nguyên như gà nướng xôi ống tre, cá, thịt nướng, lẩu và cùng các món rau rừng dân dã.
“Tới đây, ở Zin’s Farm sẽ dựng những chòi gỗ xen giữa các vườn cà phê để du khách thả mình thành một “nông dân” chính hiệu, tự tay hái cà phê, uống cà phê, ngắm cảnh và ăn uống, hít thở không khí trong lành giữa khoảng trời mênh mông”, Dư bộc bạch.
Làm du dịch nông nghiệp là hướng đi rất mới ở Gia Lai và Tây Nguyên, do đó gặp rất nhiều “rào cản”. Hợp tác xã NN và DVDL Ia Kênh họ rất cần hướng dẫn, song hành, ủng hộ của chính quyền để phục vụ cho cộng đồng và quảng bá văn hóa bản địa.
Ngọn thác lớn nhất vùng 'bảy hồ, ba thác'
Nếu có kế hoạch ghé thăm Tây Nguyên, bạn hãy thử dành ra những ngày rong ruổi tại Măng Đen, Kon Tum cùng những địa điểm lân cận, hòa mình vào hơi thở của đại ngàn và cảm nhận sự mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ của núi rừng.
Giữa không gian rừng núi đó có một ngọn thác được ví von là 'dải lụa trắng tinh khôi', gắn liền với truyền thuyết 'bảy hồ, ba thác' và cũng là ngọn thác lớn nhất vùng Măng Đen - thác Pa Sỹ.
Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa thác Pa Sỹ, tọa lạc tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Dòng thác gắn liền với truyền thuyết "bảy hồ, ba thác", một câu chuyện của người dân tộc Mơ Nâm, khi xưa phạm luật cấm của trời nên cả 7 ngôi làng đã bị trừng phạt chìm vào biển lửa. Về sau biến thành 7 hồ và 3 thác nước.
Giữa muôn ngàn cảnh đẹp mà tạo hóa đã ban cho vùng đất đỏ Tây Nguyên Kon Tum, khu du lịch sinh thái văn hóa thác Pa sỹ được ví như một khu vườn địa đàng với vẻ đẹp tựa tâm hồn của người thiếu nữ vùng cao. Ảnh: Thái Tài
Theo người dân địa phương, cái tên Pa Sỹ được người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh thành Pa Sỹ. Theo tiếng Mơ Nâm, Pau Suh nghĩa là 3 nguồn suối gồm: Pau Suh, Đak Ke và Đak Pne hợp lại thành một thác nước lớn. Pau Suh là ngọn thác lớn và có vẻ đẹp nguyên thủy nhất trong 3 thác lớn vùng Măng Đen thuộc huyện Kon Plông.
Từ trên đỉnh núi cao 40m, dòng thác ầm ầm đổ xuống trắng xóa. Những tảng đá dưới chân thác là chỗ dừng chân, du khách có thể ngồi lại nghỉ ít phút, nhấp ngụm nước và lắng nghe tiếng thác vang vọng.
Vé vào cổng tham quan là 20.000 đồng/người. Ảnh: Thái Tài
Ngọn thác Pa Sỹ, Kon Tum với dòng nước đổ từ độ cao hơn 1.500m tung bọt trắng xóa hòa quyện với vẻ đẹp núi rừng. Ảnh: Thái Tài
Nằm trong tổng diện tích 25 ha, khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ có một cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du khách mỗi khi đến tham quan với hệ thống đường đi, nhà rông văn hóa, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày văn hóa của người dân tộc Rơ Mâm, trang trại trồng rau và hoa. Ảnh: Thái Tài
Vào mùa mưa, nước đổ nhiều hơn, tại thác sẽ có mưa phùn nhẹ kèm theo sương mù làm cho thác Pa Sỹ có một khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Ảnh: Thái Tài
Bạn nên ghé thăm Thác Pa Sỹ vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Lúc này là mùa khô Kon Tum, đường đến thác rất dễ đi. Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lúa chín vàng ươm trên khắp các cung đường và cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc.
Chiêm ngường cảnh sắc mùa thu tuyệt đẹp ở Nhật Bản Từ giữa tháng 11, tại nhiều địa phương của Nhật Bản, mùa lá vàng, lá đỏ (Momiji) đã bắt đầu. Đây cũng là dịp khách du lịch trong và ngoài nước tập trung tại những điểm du lịch nổi tiếng như Kyoto, Tokyo, Hokkaido... để chiêm ngưỡng những tuyệt cảnh do thiên nhiên tạo ra. Tùy từng địa phương lạnh sớm hay lạnh...