Những chú voi đang dần được ‘cởi trói’
Đắk Lắk là nơi có đàn voi nhà sinh sống đông nhất tại Việt Nam, do đó mà dịch vụ cưỡi voi ở đây đã dần được xem là ‘đặc sản’ khiến nhiều du khách không muốn bỏ qua khi đã đến Tây Nguyên.
Tuy nhiên chính hành động đó đã đe dọa đến sự phát triển của loài này.
Du khách trải nghiệm tắm voi thay thế cho hoạt động cưỡi voi trước đây.
Báo động số lượng voi giảm mạnh
‘Thú vui’ cưỡi voi được nhiều du khách tìm đến khi du lịch Đắk Lắk, nhưng ít người hiểu rằng để làm được điều này những con voi phải trải qua quá trình thuần chủng, huấn luyện khắc nghiệt và không được chăm sóc đúng cách.
Mặc dù có thân thể to lớn nhưng các chú voi vẫn là những sinh vật dễ tổn thương. Việc bị cưỡi lâu ngày sẽ gây áp lực lên xương sống và khớp của voi, làm giảm tuổi thọ và khả năng sinh sản của chúng. Không những thế, du lịch cưỡi voi còn làm mất đi tập tính tự nhiên của loài voi, khiến chúng trở thành công cụ phục vụ con người.
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), voi châu Á đã được liệt kê vào danh sách các loài nguy cấp từ năm 1986. Hiện nay, chỉ còn khoảng 35.000 – 50.000 cá thể voi châu Á trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam chỉ còn khoảng 124 – 148 cá thể voi hoang dã.
Thống kê đến ngày 18-11-2022, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ còn khoảng 37 con voi nhà, 80-100 voi hoang dã, giảm 90% số lượng so với năm 1980. Điều đáng quan ngại là từ 30 năm qua, Đắk Lắk chưa ghi nhận trường hợp voi nhà sinh sản thành công.
“Cởi trói” để cười cùng voi
Video đang HOT
Ở các nước láng giềng như Campuchia, Chính phủ nước này đã quyết định bãi bỏ hoạt động cưỡi voi ở Angkor từ năm 2020. Các địa phương như Mondulkiri hay Ratanakiri tự giác loại hoạt động cưỡi voi ra khỏi các trải nghiệm du lịch. Tại Lào, đất nước “Triệu Voi”, rải rác khắp đất nước, dịch vụ cưỡi voi đã dần được thay thế bằng cách kết hợp cho khách tham quan và làm tình nguyện, xây dựng các khu bảo tồn và chăm sóc voi.
Còn tại Việt Nam, một số điểm du lịch cũng đang “cởi trói” cho voi bằng cách chuyển đổi sang dịch vụ khám phá loài voi và hoạt động bảo tồn chăm sóc. Điển hình là Vườn Quốc gia Yok Đôn ở Đắk Lắk, nơi đã quyết định bỏ du lịch cưỡi voi từ năm 2018. Ở đây, du khách tham gia các chương trình du lịch bền vững với voi, nơi họ có thể quan sát voi từ xa khi chúng lang thang tự do trong rừng, hay tương tác với voi theo cách nhẹ nhàng và an toàn. Đây là một sự thay đổi mang tính nhân văn và có ý nghĩa cao trong việc bảo tồn loài voi tại Việt Nam.
Tương tự, Vinpearl Safari Phú Quốc, công viên chăm sóc và bảo tồn động vật bán hoang dã đầu tiên và lớn nhất Việt Nam đã tạo ra trải nghiệm “Nhốt người, thả thú”. Du khách được ngồi trên xe điện an toàn để khám phá lãnh địa của những loài động vật hoang dã, trong đó có voi. Trải nghiệm này không chỉ mang lại niềm vui và kiến thức cho du khách, mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và tôn trọng động vật hoang dã.
Trong bối cảnh đó, một số ít công ty du lịch đã đẩy mạnh truyền thông cho các chương trình trải nghiệm khám phá văn hóa thú vị tại Tây Nguyên, theo một cách thân thiện hơn, nhất là đối với việc hướng đến bảo tồn loài voi như tour “Về núi rừng – Cười cùng voi” của Công ty Image Travel & Events (thành viên chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn).
Du khách tham gia tour “Về núi rừng – Cười cùng voi” của Công ty Image Travel & Events (thành viên chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn).
Trong tour này, du khách sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động như ngồi máy cày thăm ruộng cà phê, tiêu, thăm làng đồng bào Đắk Phơi, làng M’liêng, tham gia hoạt động tắm voi, đi dạo cùng voi và cho voi ăn. Những hoạt động này phần nào giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa của người dân Tây Nguyên, cũng như tình yêu và sự gắn bó với loài voi của họ.
Beylier Gérard, một du khách người Pháp tham gia hoạt động “Về núi rừng – Cười cùng voi” cho hay: “Đi dạo và chăm sóc voi là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của chúng tôi tại Việt Nam. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc được gần gũi và chăm sóc món quà đặc biệt mà tạo hóa ban tặng cho con người – những chú voi châu Á. Tôi mong rằng những người bạn này sẽ luôn được quan tâm và chăm sóc tốt nhất, sống trong điều kiện thoải mái nhất”.
Cần sự đồng lòng từ nhiều phía
Cần biết, quá trình chuyển đổi từ cưỡi voi sang hoạt động thân thiện với voi không hề dễ dàng, ngược lại, nó gặp phải nhiều khó khăn từ phía các chủ voi, du khách và các nhà tổ chức tour du lịch.
Thực tế, dịch vụ cưỡi voi vẫn tiếp tục hoạt động, chủ yếu phục vụ cho du khách nội địa, trong khi dịch vụ tắm và chăm sóc voi lại được nhiều khách quốc tế quan tâm. Điều này chứng tỏ nhận thức của du khách nội địa và quốc tế về việc bảo tồn loài voi còn có sự khác biệt. Nhiều du khách nội địa vẫn coi cưỡi voi là một trải nghiệm độc đáo và không muốn bỏ qua khi đến Tây Nguyên.
Hơn nữa, việc cưỡi voi chỉ mất khoảng 15 phút, phù hợp với lịch trình vội vàng của khách Việt, trong khi các dịch vụ mới như tắm voi hay đi dạo cùng voi lại tốn nhiều thời gian hơn.
Hướng dẫn viên du lịch, anh Nguyễn Đức Hiếu Nhân cho biết: “Chương trình chăm sóc và đi dạo cùng voi kéo dài khoảng 3 tiếng, do đó khách Việt đi theo đoàn thường không có đủ thời gian trải nghiệm. Ngoài ra, giá gói tour tham gia chăm sóc voi còn cao, do loại hình mới, nên nhiều người ngần ngại. Ngược lại, khách Pháp của công ty chúng tôi lại vô cùng hào hứng”.
Việc ngừng cưỡi voi là một thách thức lớn cho các nhà tổ chức tour du lịch, khi họ phải tìm cách lồng ghép các dịch vụ mới vào trong các tour, đồng thời phải thuyết phục được du khách nội địa chấp nhận chuyển đổi thói quen. Một nguyên nhân khác là mô hình đưa voi đi bảo tồn mà các tổ chức bảo vệ động vật đang vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các chủ voi.
Theo truyền thống, sở hữu voi là biểu hiện của sự giàu có và một con voi có thể mang lại khoảng 40 – 50 triệu đồng mỗi tháng cho chủ nhân của nó. Tuy nhiên, việc nuôi voi cũng đắt đỏ không kém, mỗi con voi tiêu thụ từ 2 – 3 tạ thức ăn mỗi ngày. Mặc dù Tổ chức động vật châu Á (AAF) đã cam kết hỗ trợ hơn 55 tỉ đồng trong 5 năm, từ 2022 đến 2026, để giúp các chủ voi chuyển đổi mô hình. Nhưng theo các chủ voi, số tiền này chưa thỏa đáng để bù đắp cho thiệt hại về thu nhập và chi phí chăm sóc voi một cách đầy đủ.
Dịch vụ khám phá loài voi và hoạt động bảo tồn chăm sóc là một ý tưởng du lịch tiềm năng, phù hợp với tầm nhìn mới về du lịch bền vững của ngành du lịch thế giới, mang lại lợi ích cho cả con người và động vật, góp phần bảo vệ loài voi – một loài động vật rất có nguy cơ biến mất. Việc này không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống của loài voi, mà còn tăng cường hình ảnh của Việt Nam trên thế giới như một điểm đến du lịch có trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường.
Ngược lại, nếu chúng ta không thực hiện thay đổi sớm, ắt hẳn du khách quốc tế với tinh thần bảo vệ sinh thái ngày càng mạnh mẽ sẽ dần bỏ Việt Nam mà đi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không thể tránh khỏi những khó khăn ban đầu và cần được thực hiện theo giai đoạn. Do đó, cần có sự phối hợp mạnh mẽ giữa các bên liên quan nhằm tìm ra những giải pháp, quy định cụ thể và hiệu quả nhằm khuyến khích du khách và cộng đồng địa phương cùng “cởi trói” cho voi.
Báo nước ngoài nói về 'thẻ căn cước' của voi hoang dã Việt Nam
Các nhà bảo tồn đang sử dụng dữ liệu trực quan từ bẫy camera để tạo "thẻ căn cước" cho voi hoang dã ở Việt Nam.
Biển báo về hàng rào điện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Al Jazeera
Con voi có tên Dinh Quan biết đúng chỗ để đi chơi vào một ngày ấm áp. Đó là vũng nước sạch với cỏ và vài cây măng gần đó, tốt nhất là có cây leo không độc trong tầm với. Đi theo sau Dinh Quan là Biển Đông, đang học cách sống trong rừng rậm từ "đàn anh" 15 tuổi.
Hai con voi hoang dã này đang sống ở Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai được ví là "lá phổi xanh" giữa miền ông Nam Bộ, gắn liền với địa danh như Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây cũng là địa điểm dự án "bẫy camera" được áp dụng để tạo "thẻ căn cước" cho voi hoang dã.
Ông Pruthu Fernando, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn có trụ sở tại Sri Lanka, nhận định với Al Jazeera rằng không giống như xã hội loài người, nơi tuổi tác và kinh nghiệm mang lại mức độ tôn trọng, ở loài voi, kích thước và khối lượng cơ thể quyết định thứ bậc xã hội của chúng. Theo ông Fernando, khi voi đến tuổi dậy thì, vào khoảng 10 tuổi, chúng rời xa mẹ để đi theo những con voi đực khác.
Các kiểm lâm viên và đại diện của HSI theo dõi hình ảnh từ bẫy camera. Ảnh: Al Jazeera
Đó là lý do Biển Đông và Dinh Quan kết bạn và hình ảnh cả hai lê bước về phía hố nước đã được camera cảm biến ghi lại vào tháng 4. Các camera này là một phần của dự án bảo tồn voi do Tổ chức về bảo vệ động vật Humane Society International (HSI) có trụ sở tại Mỹ kết hợp với chính quyền địa phương ở tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Có 60 bẫy camera đã được đặt tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Các camera được gắn kín đáo vào thân cây dọc theo đường băng rừng của động vật. Hình ảnh từ camera được biên soạn để tạo danh mục các cá thể voi trong Khu Dự trữ Sinh quyển bằng cách sử dụng các đặc điểm như tuổi tác, giới tính, thể chất và tình trạng chung. Các hình ảnh này là phương tiện để theo dõi chuyển động và thói quen ăn uống của chúng, đồng thời theo dõi sức khỏe và thời gian phục hồi nếu chúng bị thương hoặc mắc bệnh.
Hai con voi Dinh Quan và Biển Đông. Ảnh: Al Jazeera
Dữ liệu HSI được biên soạn để tạo ra "thẻ căn cước voi" bao gồm hơn 16.000 hình ảnh được thu thập trong khoảng 400 ngày từ tháng 6/2022 đến nay. Phân tích dữ liệu ảnh cho thấy có 27 con voi trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, tăng đáng kể so với ước tính trước đó là 14 con. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng đàn voi gồm 27 con đang trong tình trạng tốt với chỉ số sức khỏe trung bình cao hơn đàn voi ở Sri Lanka. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng cần phải thu thập dữ liệu chi tiết hơn để xác định quy mô chính xác của quần thể voi. Đó không phải là một nhiệm vụ đơn giản.
Việc tạo ra hồ sơ nhận dạng cá thể cho loài voi ở Việt Nam vô cùng quan trọng bởi theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, cả nước hiện còn khoảng 100-130 con voi hoang dã, giảm đáng kể so với ước tính 2.000 con vào đầu những năm 1980. Điều đó có nghĩa là ở tỉnh Đồng Nai là có đàn voi lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau tỉnh Đắk Lắk. Voi ở tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk đôi khi di chuyển quốc tế qua biên giới đến một số địa phương của Lào và Campuchia. Ngược lại, voi ở Đồng Nai chỉ di chuyển trong nội địa Việt Nam.
Bẫy camera tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Al Jazeera
Để ngăn chặn ngăn chặn con người xâm nhập vào nơi voi lang thang cũng như việc voi đi vào khu vực cư dân sinh sống, một hàng rào điện chạy bằng năng lượng Mặt Trời dài 75km đã được dựng bao quanh một phần khu bảo tồn. Ông Tran Dai Nang tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết voi cần một không gian nhất định và con người cũng vậy để thực hiện các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Ông nói người dân cần hiểu rằng khi voi "đến thăm" cánh đồng của họ và các khu vực khác, chúng sẽ không làm hại họ.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy người dân sống xung quanh Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai muốn cùng tồn tại với những chú voi hàng xóm của họ.
Đại diện của HIS tại Việt Nam cho biết bà hy vọng những bức ảnh do bẫy ảnh tạo ra sẽ cung cấp danh tính cho voi và điều đó sẽ giúp hiểu rõ hơn về "nhu cầu và thói quen" của chúng cũng như cách chúng bị ảnh hưởng bởi hành vi của con người.
Gắn định vị GPS giám sát các đàn voi hoang dã ở Đắk Lắk Ngày 29/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với tổ chức Hội thảo Tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện Đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã tại...