Đến với “ốc đảo” Vạn Buồng (Quảng Nam)
Trong cái nắng chói chang của mùa hè, du khách có xu hướng về với thiên nhiên thoáng đãng, mát mẻ.
Và “ốc đảo” Vạn Buồng là một trong những điểm đến lý tưởng, nhất là với các bạn trẻ thích phượt về vùng sông nước làng quê.
Vạn Buồng – nơi các bạn trẻ đến trải nghiệm. Ảnh: H.T
Từ ngã ba Nam Phước (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) theo tuyến ĐT 610 đi khoảng 7km sẽ đến Nhà thờ Núi Trà Kiệu (xã Duy Sơn), rồi rẽ phải khoảng 1km là đến Vạn Buồng.
Đây là một xóm nhỏ của thôn Phú Bông (xã Duy Trinh), phía tây giáp nhánh sông Thu Bồn, phía bắc và đông giáp 3 xã: Điện Phong, Điện Quang, Điên Trung của vùng đất Gò Nổi (thị xã Điện Bàn).
Video đang HOT
Vì vậy, Vạn Buồng gần như nằm tách biệt giữa hai địa phương Điện Bàn và Duy Xuyên, là vùng sông nước và bờ bãi phù sa nhiều rau màu xanh quanh năm…
Đến Vạn Buồng, chắc hẳn ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ là cây cầu ông Tráng. Tên gọi này là tình cảm của người dân Vạn Buồng dành cho ông Nguyễn Tráng – người có nhiều công sức “ra Bắc vào Nam” kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng để hoàn thành cây cầu vào năm 2012.
Trước đây, Vạn Buồng cách trở sông nước, đò giang vì không có cầu. Rồi lần lượt các cây cầu bằng tre, bằng phao… cũng không trụ nổi với mưa lũ. Từ khi có cây cầu “ông Tráng” bằng trụ sắt, xi măng, người dân nơi đây đi lại thuận tiện và an toàn.
Bao quanh ốc đảo Vạn Buồng là những lũy tre xanh mát rượi, con đường làng với hàng cau thẳng tắp, nếp nhà nông vườn tược vuông sân… mang dáng dấp của một làng thuần Việt.
Muốn đến xóm Vạn Buồng, bạn phải qua cầu “ông Tráng” bắc qua một nhánh sông Thu Bồn chảy qua ôm lấy “ốc đảo” này tạo nên cảnh quan thiên nhiên hữu tình.
Những bãi cỏ xanh trải dài khắp lối, từng đàn trâu bò lững thững gặm cỏ đẹp như bức tranh làng quê mà bạn thường nhìn thấy đâu đó.
Nhờ sông Thu Bồn bồi đắp phù sa mỗi mùa lũ lụt về nên đất đai ở đây màu mỡ. Những biền bãi phủ xanh màu các loại cây trồng như ớt, bắp, cà tím, rau bồ ngót, khoai lang…
Vạn Buồng là điểm đến của nhiều người, nhất là các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Những bãi cỏ xanh là địa điểm lý tưởng để cắm trại, thỏa thích đi dạo quanh làng hay ngắm cảnh, check-in. Cảnh buổi sáng bình minh hay chiều hoàng hôn là thời khắc đẹp nhất để có bộ ảnh với nhiều góc nhìn về “ốc đảo” Vạn Buồng.
Trải nghiệm khám phá ở đây, là dạo chơi những cánh đồng rau, đá bóng trên đồng cỏ xanh hay ngồi trên ghe chài, nghe người dân kể câu chuyện về mảnh đất này, nơi ngày xưa một vùng chiêm trũng, khó khăn cách trở nhưng bao đời vẫn giữ cách sống hồn hậu, ân tình.
Đến Vạn Buồng, ngoài cảm nhận cuộc sống thanh bình, bạn còn được tận hưởng ẩm thực “rặt quê”. Còn gì thú vị hơn khi ăn trái bắp nướng, con cá tràu nướng chấm muối trắng giã nhuyễn ớt xanh, con cá diếc nấu rau răm, dĩa rau lang luộc, quả cà tím chiên thơm lừng tươi nguyên từ nhánh sông, bờ bãi. Đến Vạn Buồng vào mùa hè tuyệt nhất, bạn còn chần chừ gì nữa…
Quảng Nam: Cây cô đơn giữa lòng hồ Phú Ninh thu hút bạn trẻ đổ xô đến check-in
Những ngày đầu xuân, một địa điểm check-in của giới trẻ xứ Quảng đang rần rần trên mạng xã hội, đó là cây cô đơn nằm giữa ốc đảo nhỏ ở lòng hồ Phú Ninh, thôn Long Khánh, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Cây cô đơn giữa lòng hồ Phú Ninh.
Cách bờ đập Long Sơn 2, xã Tam Đại chừng 20m có một ụ đất nhỏ nổi lên giữa lòng hồ Phú Ninh. Chính giữa ụ đất chỉ có một cây sanh cao chừng 5m, tán lá xum xuê soi bóng xuống mặt nước xanh ngắt. Người dân địa phương gọi đó là cây cô đơn giữa ốc đảo.
Theo lời những người sinh sống ở thôn Long Khánh, cây cô đơn này được họ trồng từ nhiều năm trước. Người dân cũng đã thử trồng những cây khác trên ụ đất nhưng sau một thời gian ngắn đều chết, chỉ sót lại một cây sanh nói trên. Đây cũng là điều bí ẩn mà họ không thể lý giải được.
Thời khắc cây cô đơn đẹp nhất có lẽ là lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Nhiều bạn trẻ ở xứ Quảng đổ xô đến đây để check-in, ghi lại khoảnh khắc hoàng hôn đổ xuống hồ Phú Ninh bên cạnh cây cô đơn.
Nhiều cặp đôi còn chọn khung cảnh cạnh cây cô đơn này để chụp hình cưới.
Khu vực cây cô đơn là điểm ngắm hoàng hôn lý tưởng.
Cũng có những bạn trẻ nhanh nhạy, đến đây bán cà phê, nước giải khát, trà sữa trên bờ đập vào chiều tối cho khách ngồi ngắm hoàng hôn ở khu vực cây cô đơn.
Độc đáo hệ sinh thái sông Đầm Ngay tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có một hồ điều hòa thiên nhiên rộng hơn 650 ha. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với hơn 500 loài động thực vật sinh sống. Đó là hồ sông Đầm thuộc 3 xã Tam Thăng, xã Tam Phú và phường An Phú, TP Tam Kỳ. Mênh mông sông nước sông Đầm. Ông...