Đến tuổi 40, có 4 thứ càng không tranh dành thì hồng phúc càng nhiều, tai họa càng ít
Là con người, sống ở đời càng tranh giành lợi ích thì càng thu thiệt và khiến bản thân khổ cực. Một đời dài lắm, đừng vì chút lợi ích nhỏ mà giành dật hơn thua. Hãy bao dung cho nhau thay vì so đo, thua thiệt những chuyện cỏn con.
1. Lời nói
Rất nhiều người cho rằng tranh giành được lời nói trước người khác thì đó là vô cùng hả hê. Vậy nhưng khi bạn chiếm dụng được ưu thế đó thì bạn đã mất rất nhiều thứ rồi. Bạn sẽ không nhận được sự đánh giá cao từ người khác. Thay vào đó họ chỉ thấy bạn vô cùng kiêu ngạo, cái tôi quá lớn và cực kỳ cay nghiệt.
Hãy mặc kệ những lời gièm pha. Bởi cái gì vô căn cứ, không đúng sự thật thì tốt nhất là đừng để ý. Cứ an nhiên mà sống để hạnh phúc và an yên hơn. Tranh giành lời nói với gia đình, người thân, anh em bạn bè thì càng ngày bạn sẽ càng mất đi mối quan hệ với họ.
(ảnh minh họa)
2. Lợi ích trước mắt
Là con người, sống ở đời càng tranh giành lợi ích thì càng thu thiệt và khiến bản thân khổ cực. Một đời dài lắm, đừng vì chút lợi ích nhỏ mà giành dật hơn thua. Hãy bao dung cho nhau thay vì so đo, thua thiệt những chuyện cỏn con.
3. Danh lợi, hư vinh
Tiền bạc rồi cũng sẽ không theo bạn sang thế giới bên kia. Danh lợi cũng không thể tồn tại mãi mãi. Vậy nên đừng lúc nào tham vọng, hãy cố kiểm soát tham vọng của bản thân. Có như vậy thì mới khiến bạn hướng đến những điều thiện, làm những điều tiến bộ.
Video đang HOT
(ảnh minh họa)
Khi lòng dạ bạn thâm, sân, si thì chắc chắn sẽ khiến bạn mê muội, mù quáng và tự đẩy bản thân vào những hoàn cảnh khó khăn hơn. Thậm chí bạn còn phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
4. Thể diện
Nhiều người cho rằng thể diện là do tranh dành mới có được. Nhưng thực ra là thể hiện chính là thứ do người khác thừa nhận một cách chính xác, khách quan.
Đừng bao giờ muốn ra oai với người khác mà bắt đầu hứa suông. Bạn sẽ khiến người khác đánh mất niềm tin vào bạn. Không những vậy hồng đức của bạn cũng theo đó mà biến mất hết.
Theo Truy Nguyệt
Khoevadep
Giá trị của hư vinh: Cái áo nào cũng khoác
Cụ Tam Nguyên Yên Đổ năm xưa vịnh tiến sĩ giấy cười cợt thói háo danh đã nhiều; cụ Tú Xương hỏng thi chán đời, chán mình, chán cảnh thiên hạ đua nhau vớt trăng dưới nước cũng đã nhiều...
Đang có nhiều tranh luận xung quanh tên gọi của cuộc thi nhan sắc "Hoa hậu Thế giới Việt Nam", các chuyên gia ngôn ngữ thì cho rằng cụm từ tên gọi của cuộc thi này "không chỉ trái với logic kết hợp ngôn ngữ thông thường mà còn vô nghĩa" (Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam), nhiều khán giả xem cuộc thi thì hoang mang vì sự tối nghĩa của danh xưng này.
Suy cho cùng thì gọi mãi sẽ thành quen, cái sai xài hoài cũng thành đúng, lộng giả riết thành chân. Nhưng đúng sai có lẽ không quan trọng bằng danh hiệu mà cá nhân đang muốn sở hữu vậy, mặc cho hư vinh thì làm gì có giá trị.
Nhưng có lẽ do đặc tính một miếng giữa đàng hơn một sàng xó bếp đã thành nếp nghĩ, mục tiêu phấn đấu của dân tộc mình mất rồi.
Người được thăng quan tiến chức, ai cũng chúc mừng vinh thân phì gia, phú quý xa hoa thụ hưởng, ít ai chúc mừng vì cái chung mà phụng sự, vì quốc gia mà gắng sức, ngoại trừ những lời đọc trước micrô.
Tấm áo khoác nào cũng muốn, bất chấp y phục xứng kỳ đức, mặc cho làm người nhất định phải hiểu không khoác nhầm áo, không ngồi nhầm ghế...
1. Thật ra không phải đến bây giờ những cuộc thi nhan sắc mới để lại ầm ào trong dư luận, không có tin mua bán giải thì cũng là thí sinh giả mạo bằng cấp, không chuyện bằng cấp thì cũng là chuyện sửa mắt sửa mũi dao kéo phẫu thuật trước khi thi..., đủ cả.
Rồi một dạo nhiều cuộc thi thi nhau hiện hữu, thi nhau có scandal, thi nhau có thí sinh đoạt giải cao tham gia các đường dây sex tour, người ta đã chán hẳn những cuộc thi người đẹp này.
Tuy nhiên, dư luận chán thì không hẳn các cuộc thi sẽ không còn hiện hữu nữa, thậm chí là còn xuất hiện nhiều hơn trước với những cơ cấu giải thưởng kỳ lạ hơn trước rất nhiều, kiểu như sau những hỗn loạn sẽ có hỗn mang thay thế vậy.
Đến "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" cũng co,á mà "Hoa hậu du lịch sinh thái" cũng có luôn, rồi đủ thể loại người đẹp ngành, người đẹp sở, người đẹp chuyên khoa... Cuộc sống thật kỳ lạ.
Người đẹp chỉ là một mảng nhỏ cho những xiềng xích danh hiệu mà nhiều người tưởng rằng đấy chính là trang sức cá nhân.
Ngay như chương trình Nông thôn mới, một chương trình hết sức ý nghĩa của quốc gia cũng có những biến tướng vì danh hiệu, ngày càng rời xa mục đích tốt đẹp ban đầu. Chủ thể của nông thôn mới chính là người dân, huy động sức dân, người dân tạo ra của cải và thụ hưởng.
Đằng này, nhiều cán bộ cơ sở để đạt thành tích nông thôn mới đã hiểu rằng chỉ cần có đường điện trạm là có thể thoải mái treo bảng hiệu nông thôn mới mà làm đủ cách để tận thu, khoét sâu vào những bất hòa giữa người dân và cán bộ địa phương.
Báo giới phản ánh đủ cả, từ tận thu với lý do làm đường làm cầu cho đến bút phê lăng nhăng vào hồ sơ nhập học của tân sinh viên, đơn xác nhận nhân thân để đi làm của người trong độ tuổi lao động... Giấy chứng sinh, giấy báo tử cũng bị mang ra mặc cả về các khoản thu chưa đóng nhằm thúc đẩy nông thôn mới. Đủ đằng cả hết, không thiếu bất cứ chuyện bi hài nào không xảy ra.
Minh họa trong trang: Hùng Dingo.
2. Ở những thành phố lớn, cứ mỗi đợt xét tặng danh hiệu cá nhân, tấn phong học hàm học vị là thêm lần nhiều nỗi ồn ào, từ đạo văn cho đến không đủ chỉ tiêu cứ vậy mà xuất hiện.
Người ta thấy công trình nghiên cứu của ông này sao lại giống công trình nghiên cứu của ông kia, người ta lại phát hiện công trình nghiên cứu của ông kia sao lại giống ông trước nữa.
Và rồi người ta thảng thốt khi thấy những công trình tiến sĩ hẳn hoi nhưng không có một giá trị nào cho thực tiễn, kiểu như nghiên cứu về một phạm trù vô cùng huyền bí nào đó nhưng vẫn đạt điểm cao như thường, nhưng vẫn bảng nhãn đề tên như thường.
Và rồi cũng không quá khó khăn để truy tìm ra những viện chuyên cung cấp bằng thạc sĩ tiến sĩ, những nơi được gọi là lò ấp. Những nhốn nháo của đời sống này lại càng tích lũy nhiều hơn năng lượng tiêu cực và tư duy nghi ngờ của đám đông.
Có vẻ thấy bằng cấp trong nước không oai, nhiều quan chức quyết tâm có được bằng cấp của nước ngoài, là bằng cấp của nước ngoài hẳn hoi nhưng lại học bằng tiếng Việt, tiếng là du học nhưng lại ngồi một chỗ đi vòng quanh thế giới, thật sự không đâu ra đâu.
Đến cái bằng không được Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước mình công nhận, vẫn cứ cố vơ vào người. Oai đâu chưa thấy, người ngợi khen đâu chưa thấy, chỉ thấy toàn những sai phạm bị kết luận yêu cầu làm rõ, trong những yêu cầu làm rõ ấy có cả làm rõ bằng cấp không hợp lệ.
3. Trong phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực để bàn về đạo đức học sinh phổ thông do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có nói một ý tôi cho rằng rất đúng: "Giáo dục đạo đức chưa chạm đến trái tim học sinh".
Nói giáo dục đạo đức chưa chạm đến trái tim học sinh là một cách nói hình tượng, chứ sẽ rất khó dễ giáo dục đạo đức có hiệu quả khi mà giữa trang sách và đời thực lại có những mâu thuẫn quá rõ ràng, quá chênh lệch.
Khi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi hoàn toàn không có mưu cầu bàn điều gì lớn lao trong bối cảnh thói hư vinh đã thành điều bình thường như hơi thở, nên chỉ mong có ai đó đọc thấy và ngẫm nghĩ về lòng tự trọng cũng như liêm sỉ của con người.
Ngẫm nghĩ rồi bàn với nhau, rồi hướng dẫn nhau cũng là một cách tìm về nẻo sáng vậy. Giữ cho chính mình tránh sa đà vào những ảo vọng sáo mòn, cũng là giữ cho mình một nhân cách.
Ngô Nguyệt Lãng
Theo CAND
Kéo chồng khỏi tay nhân tình nhờ... 2 chiếc áo ngực vợ mua hàng đổ đống Lâm quay sang nhìn vợ mà thấy lòng mình đau thắt bởi Hương đã vì anh hi sinh mọi thứ vậy mà anh lại chán ghét, chê vợ sau sinh xấu xí mà đang tâm ra ngoài ăn nằm với người đàn bà khác... Giàu vì bạn, sang vì vợ, đã thế Lâm lại là người rất trọng hình thức nên từ khi...