Đền Trần Thái Bình – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tối 12/2 (tức 13 đến 18 tháng giêng âm lịch), tại khu di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã khai mạc lễ hội đền Trần năm 2014 và đón nhận Bằng chứng nhận lễ hội đền Trần – Thái Bình là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Đền Trần Thái Bình là lễ hội lớn của tỉnh, được tổ chức hàng năm vào dịp đầu Xuân nhằm khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của Nhà Trần – triều đại phong kiến Việt Nam đã làm nên những trang lịch sử hào hùng ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên – Mông.
Đây cũng là dịp để các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh thể hiện lòng tri ân với các bậc liệt tổ, các vị vua, các vị tướng, hoàng thân quốc thích Nhà Trần có công với đất nước, qua đó, giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh trống khai hội.
Trao bằng của Bộ VHTTDL công nhận Đền Trần – Thái Bình là di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia.
Phát biểu tại lễ hội, đồng chí Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khẳng định: Lễ hội Đền Trần Thái Bình là lễ hội mang những giá trị văn hóa độc đáo, đồng thời đề nghị trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Thái Bình, huyện Hưng Hà cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản; tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ quản lý di sản; có kế hoạch đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, giao thông, bến bãi, nơi ăn nghỉ phù hợp tại khu vực tổ chức lễ hội.
Video đang HOT
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương dâng hương bái yết các Vua Trần.
Một cảnh tái hiện lại sử thi “Âm vang hào khí Đông A”
Lễ rước kiệu Linh vị các Vua Trần
Trước giờ khai mạc, lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như: Lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về đền Trần, lễ bái yết, lễ tế mộ các vua Trần…
Ngoài ra, trong suốt thời gian tổ chức lễ hội, còn diễn ra nhiều hoạt động dân gian truyền thống như: Thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật lầu, thi kéo co… các tiết mục văn hóa văn nghệ đặc sắc như: màn trống hội, múa kỳ lân, múa rồng, hoạt cảnh chèo sử thi “Âm vang hào khí Đông A”.
Lễ hội đền Trần – Thái Bình sẽ kéo dài từ 12 – 17/2 (tức 13 đến 18 tháng giêng âm lịch) tại khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái binh.
Bảo Hải
Theo_VnMedia
Hình ảnh đền Trần trước giờ khai hội
Lễ hội đền Trần (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) được khai mạc vào tối nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng cho ngày khai hội trang trọng và thành kính.
Sân khấu đã sẵn sàng cho giờ khai hội
Thái Bình là nơi phát tích của triều Trần. Từ Thái Bình dòng họ Trần đã có mặt ở Thăng Long và đảm nhận những vị trí quan trọng. Trần Thủ Độ, người khai mở và đưa dòng họ Trần lên ngôi vua. Trong lịch sử của dân tộc, đây là triều đại lừng lẫy bậc nhất 3 lần đánh tan quan xâm lược Nguyên.
Vào dịp đầu năm, nhân dân lại nô nức mở hội ghi nhớ công ơn của bậc tiền nhân, đã làm rạng danh cho dân tộc.
Ban tổ chức đã cùng Sân Khấu Việt chuẩn bị thiết kế thi công và cho đến thời điểm này đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị.
Sau đây là những hình ảnh trước lúc khai mạc đại lễ:
Theo Xahoi
Đờn ca tài tử - di sản phi vật thể của nhân loại Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 của Việt Nam đươc UNESCO công nhận la Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế. Tối 11/2, Bộ Văn hóa,...