Kéo co sẽ là di sản văn hóa của nhân loại?
“Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” sẽ được đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Website của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch vừa đưa tin, Bộ này ban hành Quyết định xây dựng hồ sơ đề cử đa quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo đó, Bộ giao cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh có di sản Nghi lễ và các cơ quan liên quan tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước trong khu vực châu Á xây dựng Hồ sơ.
Trước đó, đầu tháng 12/1013, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Ủy ban UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao) về việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống đệ trình UNESCO xem xét đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015.
Kéo co được cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… ở nhiều địa phương thực hành từ lâu đời và lưu truyền cho tới ngày nay. (Ảnh: cinet.gov.vn)
Video đang HOT
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước trong khu vực châu Á có di sản văn hóa phi vật thể Kéo co truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc gia. Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO trong năm 2014 để được xét đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015.
Keo co la môt loai hinh di san văn hoa phi vât thê đăc săc thuôc loai hinh cac thưc hanh xa hôi, nghi lê va lê hôi, co ơ nhiêu nươc trong khu vưc châu A-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Ở Viêt Nam, Kéo co đươc cac công đông ngươi Kinh, Thai, Tay, Nung, Giay… ơ nhiêu đia phương trên cả nước thưc hanh từ lâu đời va lưu truyên cho tơi ngay nay.
La môt biêu đat văn hoa găn vơi nhưng cư dân nông nghiêp trông lua nươc, di san nay thê hiên quan niêm vê nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin va ươc nguyên của con người, đặc biệt là cua công đông cư dân nông nghiêp về mưa thuân, gio hoa, mua mang tôt tươi, cuôc sông âm no, hanh phuc, sinh sôi, nay nơ va tôn vinh sưc manh của sự đoan kêt.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết, viêc hơp tac cung xây dưng hô sơ đa quôc gia se la cơ hôi tôt đê Viêt Nam tăng cương hôi nhâp khu vưc va quôc tê. Đồng thời, giup quang ba vê di san văn hoa va hinh anh cac đia phương co di san cung như hinh anh đât nươc, con ngươi Viêt Nam…
Theo Khampha
Kiểm kê để bảo vệ di sản
Sở VH-TT&DL Hà Nội vừa bắt tay triển khai Đề án "Tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội" giai đoạn 2013-2015. Với cả nghìn di sản hiện có, việc kiểm kê hẳn sẽ là thách thức lớn.
Giá trị quan họ còn đâu khi biểu diễn chỉ cốt để thu tiền
Đến năm 2015: Hoàn thành 70%
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, số lượng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô là rất lớn. Trong đó, theo thống kê của Sở VH-TT&DL, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề với 244 nghề truyền thống, 1.095 lễ hội, với các lễ hội lớn như Chùa Hương, Cổ Loa, Thánh Gióng.... trên toàn bộ 29 quận, huyện, thị xã. Trong đó, nhiều loại hình di sản đang trong tình trạng mai một, có nguy cơ biến mất, cần gấp rút bảo vệ. Bởi vậy, nội dung của đề án lần này không chỉ dừng ở việc thống kê mà tiến hành phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp bảo vệ thích hợp đối với các loại hình di sản. Trọng tâm của đề án chính là các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Theo bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở VH-TT&DL Hà Nội, UBND Thành phố đã chỉ đạo, trong đó đến năm 2015 sẽ hoàn thành 70% khối lượng tổng kiểm kê. Đi cùng với đó là việc vạch ra các kế hoạch, chương trình hành động cũng như các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn di sản, trong đó có việc tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó, là việc sớm thành lập Ủy ban kiểm kê cấp thành phố với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn di sản, tổ chức tập huấn và ứng dụng những phương pháp mới để tăng cường nhận thức cộng đồng.
Kiểm kê phải đi kèm với việc bảo tồn giá trị truyền thống
Không chạy theo "hội chứng di sản"
Rõ ràng, với số lượng di sản phong phú và đồ sộ mà Hà Nội đang sở hữu, trong một thời gian ngắn không thể tiến hành kiểm kê toàn bộ. Bên cạnh việc thống kê theo giai đoạn, lộ trình vạch sẵn, hàng năm, cần thiết phải có báo cáo bổ sung để nắm được tình trạng thực tế. Chỉ tính riêng các lễ hội lớn nhỏ hàng năm được tổ chức trên địa bàn Thủ đô, để xác định rõ ràng nguồn gốc, quá trình hình thành cũng như giá trị của từng lễ hội cũng không hề đơn giản. Bên cạnh đó, đối với những di sản khó "cân đo đong đếm" như tập quán xã hội hay các tri thức dân gian, thì bên cạnh việc áp dụng những phương pháp mang tính trực quan như khảo sát, chụp ảnh, quay phim... cần có thêm những hoạt động nghiên cứu chiều sâu.
Hiện nay, đối với cả hai lĩnh vực di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đều có dấu hiệu chạy theo danh hiệu. Nỗ lực để được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể nhân loại nhưng sau những lễ vinh danh ồn ào thì công tác quản lý, gìn giữ giá trị di sản lại rơi vào yên ắng. Những bài học về diễn xướng quan họ Bắc Ninh bị bóp méo; hát xoan bị "cải biên" theo hơi hướng của chèo, hay cồng chiêng Tây Nguyên đứng trước nguy cơ "chảy máu"... chỉ một thời gian không lâu sau khi được công nhận đã hết sức rõ ràng. Sự phát triển ồ ạt, thiếu đi sự định hướng và tiết chế không chỉ gây ảnh hưởng đến giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, mà đi chệch mục tiêu bảo tồn di sản đã đề ra. Hơn thế, việc tôn vinh những di sản văn hóa phi vật thể nhất thiết phải đi kèm với sự quan tâm xứng tầm đối với những người nắm giữ di sản - đó chính là các nghệ nhân. Việc xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cũng như khả năng duy trì, phát huy di sản phụ thuộc rất nhiều vào những "di sản sống" này - vốn lại đang hết sức bị thờ ơ.
Suy cho cùng, việc kiểm kê di sản văn hóa phải phục vụ cho những mục đích thiết thực và hướng về cộng đồng. Đây sẽ là tiền đề để xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai, thúc đẩy nhận thức và hành động đúng đắn, kịp thời hỗ trợ hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
MAI ANH
Theo ANTD
Ví, dặm Nghệ - Tĩnh được đề nghị là Di sản thế giới Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh vừa chính thức được lựa chọn là di sản đại diện cho Việt Nam xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới năm 2014. Muộn nhất là vào ngày 31-3 tới, hồ sơ về loại hình Dân ca này sẽ được nhanh chóng hoàn thiện để trình lên Tổ chức...