Đến thành Trường An thăm nơi Đường Tăng dịch kinh Phật
Đến Tây An (Trung Quốc), thành Trường An xưa, du khách sẽ có dịp thăm tháp Đại Nhạn, nơi Đường Tam Tạng dịch kinh Phật và là nơi lưu giữ những áng kinh Phật cổ.
Thành phố Tây An (xưa là thành Trường An), thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, là một trong những đô thị cổ nhất ở Trung Quốc với hơn 3.100 năm lịch sử.
Trường An nằm trên đồng bằng Quan Trung là cái nôi của nền văn minh lưu vực sông Hoàng Hà, nơi 13 vương triều Trung Quốc là Tây Chu, Tần, Tây Hán, Tùy, Đường, Minh… chọn làm kinh đô trong suốt 1.100 đến 1.500 năm. Ghi dấu nhiều biến thiên trong lịch sử Trung Quốc, thành Trường An gắn liền với những nhân vật như Tần Thủy Hoàng, Đường Minh Hoàng, Võ Tắc Thiên… Nơi đây còn là điểm xuất phát phía Đông của Con đường tơ lụa huyền thoại.
Đến Tây An ngày nay, du khách vẫn còn thấy những “đường xưa lối cũ” của một kinh đô hoa lệ, phố hội tấp nập. Bên cạnh những di tích hoành tráng như khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với các hầm chứa đội quân đất nung, khu du lịch viên Phù Dung Đại đường, tường thành Trường An 600 năm tuổi, phố cổ Thư Viên Môn,… Tây An còn nổi tiếng là một thành phố có những địa điểm cổ kính và trầm mặc.
Tòa nhà cổ nổi tiếng nhất trong thành phố là Tháp Đại Nhạn (Dayan), được xây dựng cách đây 1.300 năm, vào thời nhà Đường, khi Phật giáo cực kỳ hưng thịnh ở Trung Quốc.
Tháp Đại Nhạn gắn liền với câu chuyện thỉnh kinh Tây Trúc (Ấn Độ ngày nay) của Đường Tam Tạng (tức sư Huyền Trang, được nhiều người Việt Nam biết đến với tên gọi Đường Tăng) và là nơi lưu giữ những áng kinh Phật cổ.
Tòa tháp có 7 tầng, cao 64,5 mét, bằng đất nện, thiết kế hình nón vuông, và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An. Công trình này nằm trong quần thể Đền Đại Từ Ân. Ngay mặt trước quần thể này là bức tượng sư Huyền Trang lớn. Phía sau quần thể này là Quảng trường Bắc, nơi có đài phun nước lớn và nhiều tác phẩm điêu khắc.
Tương truyền đây là nơi Đường Tam Tạng dịch kinh Phật sau khi đi thỉnh kinh. Năm 629, sư Huyền Trang xuất phát từ Trung Quốc để hành hương đất Phật và năm 645 quay về Trung Quốc. Đường Tam Tạng đã lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về. Tháp Đại Nhạn được xây năm 652 dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng. Ban đầu tháp có 5 tầng và đã được xây lại năm 704 trong thời Võ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh.
Khi leo lên chiếc cầu thang xoắn của tòa tháp này để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tây An, du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng các hình chạm khắc và những bức tượng phật. Mỗi tầng đều có bốn cửa vòm để ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài.
Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận:
Tường thành Trường An được xây dựng từ thời nhà Minh, có lịch sử 600 năm
Tòa nhà cổ nổi tiếng nhất trong thành phố là Tháp Đại Nhạn, được xây dựng cách đây 1.300 năm, gắn liền với tên tuổi Đường Tam Tạng – Ảnh: CTV
Video đang HOT
Tháp nằm trong quần thể Đền Đại Từ Ân
Tòa tháp có 7 tầng, cao 64,5 mét, bằng đất nện, thiết kế hình nón vuông, và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An – Ảnh: CTV
Tên của tháp Đại Nhạn xuất phát từ truyền thuyết về một con ngỗng trời bị gãy cánh vào lúc các nhà sư cầu xin Bồ Tát ban cho thức ăn. Các nhà sư coi đó là dấu hiệu khuyên họ dừng ăn thịt
Đài phun nước ở quảng trường phía sau tháp Đại Nhạn
Bên cạnh những di tích cổ, Cố đô Trường An xưa ngày nay đã trở thành một thành phố phát triển với nhiều tòa nhà chọc trời và cơ sở hạ tầng khang trang. Nếu lên tường thành Trường An tham quan, du khách nên chọn thời điểm mát mẻ – Ảnh: CTV
Bên khu tường thành là khu phố cổ Thư Viên Môn với những dãy phố cổ từ thời nhà Tần, nhà Hán
Đây là khu vực có đông khách du lịch tới tham quan và mua sắm những món quà lưu niệm mang đặc trưng của Tây An
Một cửa hàng bán giấy và bút lông
Một em bé đang chơi một loại nhạc cụ mời du khách mua
Dương Ngọc
Theo NLDO
Ngắm nữ tiếp viên hàng không TQ "xinh đẹp nhất thế giới"
Với khuôn mặt khả ái và nụ cười luôn thường trực, Liu Miaomiao được công nhận là tiếp viên xinh đẹp nhất thế giới, theo báo chí Trung Quốc.
Liu Miaomiao, tiếp viên của hãng hàng không Thâm Quyến, Trung Quốc
Liu Miaomiao, một tiếp viên của hãng hàng không Thâm Quyến, Trung Quốc, được công nhận là tiếp viên xinh đẹp nhất thế giới trong một cuộc thi được tổ chức tại thành phố Thâm Quyến hồi tháng 6, theo China Daily.
Liu, sinh ra ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc, quyết định trở thành một nữ tiếp viên hàng không cách đây 6 năm.
Quá trình đào tạo định hướng trong 3 tháng đã giúp Liu ý thức hơn về công việc của mình.
Liu, sinh ra ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc
"Bên cạnh việc đào tạo các nghi thức, chẳng hạn như tập cười bằng cách cắn đũa, tôi cũng phải hiểu rõ những điều nên và không nên làm trong trường hợp cứu hộ khẩn cấp, ví dụ như khi có cháy. Những sai lầm nhỏ có thể gây ra thảm họa lớn," cô nói.
Sau khi được thăng chức trở thành tiếp viên trưởng vào năm 2014, Liu bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những thách thức và khó khăn cụ thể trong các chuyến bay hàng ngày.
Liu quyết định trở thành một nữ tiếp viên hàng không cách đây 6 năm
Ví dụ, Liu kể lại câu chuyện một chuyến bay từ Bắc Kinh bị trì hoãn do bộ phận kiểm soát không lưu chưa thể dọn đường băng cất cánh vì có quá đông chuyến bay ngày hôm đó. Liu và các đồng nghiệp cố gắng giải thích lý do cho hành khách. Họ rất nổi giận vì sự chậm trễ.
Tuy nhiên, Liu đã giúp họ bình tĩnh trở lại bằng nụ cười của cô. Điều khiến cô rất vui sau đó là nhiều hành khách đã xin lỗi cô vào cuối chuyến bay.
Công việc này khiến cô cảm thấy tự hào mỗi khi nghĩ rằng mình đã truyền cảm hứng cho ai đó để trở thành tiếp viên hàng không, Liu cho biết.
Sau khi được thăng chức trở thành tiếp viên trưởng vào năm 2014, Liu bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những thách thức và khó khăn cụ thể trong các chuyến bay hàng ngày
Bí quyết của Liu là luôn mỉm cười
Công việc này khiến cô cảm thấy tự hào mỗi khi nghĩ rằng mình đã truyền cảm hứng cho ai đó để trở thành tiếp viên hàng không
Theo Trà My - Straits Times (Dân Việt)
Cầu Trung Quốc xây xong 2 tiếng đã sập Một chiếc cầu đá ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) đã sập một phần chỉ 2 tiếng sau khi công nhân hoàn tất công trình và dỡ giàn giáo. Cây cầu đá bị sập một phần chỉ 2 tiếng sau khi hoàn công. (Ảnh: SCMP) Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, đây là chiếc cầu đá ở huyện Đan Phương,...