Đến thành phố Asheville, quên đường về vì bia ngon quá
Thành phố Asheville có vẻ như khá mờ nhạt nếu phải so với hàng loạt đô thị lớn của Mỹ. Nhưng khi trời vào thu thì khó có thành phố nào sánh ngang vai với Asheville. Màu vàng phủ ngang cả một đô thị vừa hiện đại, vừa cổ kính.
Lẽ ra sẽ không có chuyến đi này, nếu như một anh bạn đã lâu không gặp gởi lời mời tha thiết. Thường thì ở Mỹ người ta tổ chức đám cưới khá đơn giản và gọn nhẹ. Vậy nên tôi thu xếp bắt chuyến bay hơn 4 tiếng bay xuyên trời Mỹ từ Boston đáp xuống thành phố Asheville.
Ashevilla vào thu nhìn từ trên đồi
Vừa bước khỏi phi trường cái mát dịu của trời thu làm tan ngay sự mệt mỏi sau vài giờ nằm “cứng đờ” trên ghế. Thành phố Asheville đây rồi. Trước khi thực hiện tròn nhia vụ với bạn, thì phải tròn phận sự của mình. Một kế hoạch du hí nho nhỏ được tôi vạch ra.
Ngược lại với suy nghĩ của tôi, thành phố Asheville được các phượt thủ, ô tô thủ, máy bay thủ vô cùng yêu mến. Thật ra nếu từ Boston lái xe sang thành phố Asheville phải ngót nghét 13 tiếng hơn. Vậy nên tôi mới bấm bụng mua vé máy bay giá rẻ, nhưng thành phố AsheVille không làm tôi thất vọng chút nào hết.
Con đường parkway ngập lá vàng khi thu sang
Giờ tôi mới biết thành phố Asheville là capital của vùng núi phía Bắc Carolina. Thành phố Asheville được bao quanh bởi parkway Blue Ridge, đồng thời còn có thêm nhiều dạng địa hình phong phú, thích hợp cho mọi chuyến phiêu lưu của du khách. Nơi đây còn có vô số di tích lịch sử tại khu vực downtown, kèm theo đó là nhiều nhà hàng và chocolate ngon nức tiếng.
Thành phố Asheville còn có cái tên khá đã là Beer City vì nơi này là quê hương của microbreweries, một thứ nguyên liệu tạo nên mọi loại bia thượng hạng. Vì vậy chắc chắn nếu dự đám cưới, tôi phải hỏi “where’s my beer?”
Video đang HOT
Nhậu bia đêm tại downtown thành phố Asheville
Nhiều người đánh giá sự phát triển của thành phố Asheville là nhanh siêu tốc, nhưng điều khiến bạn ngạc nhiên là nơi đây vẫn gắn bó mật thiết với truyền thống nước Mỹ. Chính nền văn hóa rất American của Asheville đã tạo nên một vùng đất tự do hiếm hoi giữa khu vực nổi tiếng bảo thủ.
Chính sự tự do của thành phố Asheville đã kéo về đây rất nhiều nghệ sĩ, cũng như dân Hippy yêu thiên nhiên, tóc tai dài thậm thượt.
Nơi đây còn là nơi con sông French Broad River chảy qua. Dưới cái nắng vàng nhẹ và không khí chừng 22 độ trong một chiều ở thành phố Asheville, tôi ngồi một mình thơ thẩn bên sông. Tất nhiên là không thể thiếu Starbuck.
Chèo thuyền vượt sông French Broad River
French Broad River là con sông già thứ ba trên toàn thế giới, nhiều nhà khoa học khẳng định nước nơi đây đã chảy trước cả khi sự sống khởi nguồn. Tôi cúi chào bô lão French Broad River hiền hòa. Nếu không có bô lão này chảy ngang thì làm sao có một thành phố Asheville huy hoàng như hôm nay.
À, nếu đã ghé thành phố Asheville, đừng quên Dinh thự Biltmore. Đây là là khu dinh thự tư nhân rộng nhất Hoa Kỳ với diện tích hơn 16 hecta. Tất nhiên đây là dinh thự nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ, đón hàng triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm. Dinh thự Biltmore có thiết kế đặc trưng cùng những món đồ nội thất xa xỉ được đem về từ khắp mọi nơi trên thế giới. Dinh thự rộng lớn này được Washington Vanderbit II cho xây dựng từ năm 1889 đến năm 1895. Thời điểm đó gia đình Vanderbit là một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ với nguồn thu khổng lồ đến từ ngành đường sắt và cảng biển.
Dinh thự Biltmore hoành tráng
Phong cách kiến trúc Dinh thự Biltmore được xây dựng mô phỏng các tòa lâu đài ở châu Âu vì vậy nó thường được du khách gọi với cái tên “tòa lâu đài Mỹ”. Bước thơ thẩn trong khuôn viên rộng lớn của dinh thự, tôi mới thấy nể con mắt sành điệu và cách chơi của đại gia made in American này. Tại sao lại gọi là lâu đài, gọi là pháo đài hay thành trì còn kịp.
Trước đó, tôi còn ghé qua Biltmore Village, trước đây là Best, là một ngôi làng nhỏ. Khu vực này giờ đây hoàn toàn nằm trong thành phố Asheville. Nó tiếp giáp với lối vào chính của Dinh thự Biltmore. Nơi này được biết đến với tên gọi thị trấn tốt nhất, chính quý ông George Vanderbilt đã tạo nên ngôi làng này như một thị trấn dành cho những công nhân của mình.
Một góc ngôi làng Biltmore Village
Ngôi làng này đã được thiết kế để phản ánh nét đẹp của một làng quê nước Anh. Ngôi làng có nhà thờ riêng và vẫn còn hoạt động đến tận hôm nay. Ngôi làng cũng có một bệnh viện, cửa hàng, một trường học, một nhà ga đường sắt, và các dịch vụ công cộng khác.
Ngôi làng nhỏ ở thành phố Asheville đẹp đến nỗi, tôi cứ ngơ ngẩn hoài trước những hàng cây vào mùa thay lá, trước những mái nhà nho nhỏ xinh tươi. Máy ảnh có chụp liên tục cũng khng6 lưu giữ nổi những khoảnh khắc đẹp đẽ hôm ấy. Và tràn vào lòng tôi là vị bia tươi đặc trưng của thành phố Asheville, mát lạnh và ngon lạ tới mức, tôi đã uống mà chẳng nhớ mình say từ bao giờ.
Theo Trí thức trẻ
Dự báo số người chết do siêu bão Michael còn tăng
Theo truyền thông Mỹ, số người chết do siêu bão Michael sẽ tăng cao trong vài ngày tới khi hàng trăm người sống dọc theo Florida Panhandle vẫn chưa được giải cứu.
Hiện trường nơi cơn bão Michael đi ngang qua - Ảnh: Reuters
Tại khu vực bão tàn phá nặng nề này, điện vẫn bị cắt và người dân phải sống trong bóng tối trong khi lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận được hiện trường.
Tính tới ngày 13.10 (giờ Mỹ), các quan chức Mỹ cho hay rằng ít nhất đã có 18 người thiệt mạng ở Florida, Georgia, Bắc Carolina và Virginia vì cơn bão Michael. Tuy nhiên, con số thiệt mạng tạm thời này sẽ tăng cao trong những ngày tới khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được những khu vực hẻo lánh nhất bị thiệt hại vì cơn bão này.
Hiện các đội cứu hộ khó tiếp cận hiện trường do không có điện, sóng điện thoại... đang di chuyển đến từng khu nhà dọc bờ biển Mexico Beach, Cảng St. Joe để tìm người bị nạn.
"Chúng tôi vẫn chưa vào một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất", Brock Long, quản lý của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) cho biết, khẳng định rằng nhiều khả năng lực lượng cứu hộ sẽ phát hiện thêm các thi thể của người dân xấu số.
Mạng lưới tìm kiếm và cứu nạn tình nguyện tại Houston CrowdSource Rescue cho biết các đội cứu hộ của họ đang cố gắng tìm kiếm khoảng 2.100 người bị mất tích hoặc bị mắc kẹt và cần giúp đỡ ở Florida.
Ông Marchetti cho biết các nhóm tìm kiếm tình nguyện viên của ông, bao gồm phần lớn các nhân viên cảnh sát và nhân viên cứu hỏa, đã giải cứu 345 người từ hiện trường đổ nát do cơn bão Michael gây ra.
Siêu bão Michael đã đổ bộ vào bờ biển vịnh Mexico vào chiều 10.10, là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ từng gánh chịu, với sức gió lên đến 249,44 km/h. Nó đã đẩy một bức tường nước biển vào trong đất liền, gây ra lũ lụt lan rộng tại nhiều tiểu bang ở Mỹ.
Thành Thái (theo Reuters)
Theo motthegioi
Gượng dậy sau bão Đã 2 tuần trôi qua kể từ khi siêu bão Florence đổ bộ vào Mỹ làm hàng chục người thiệt mạng, công tác khắc phục hậu quả ở những khu vực cộng đồng người Việt chịu ảnh hưởng vẫn tiếp tục. Một số con đường ở Bắc và Nam Carolina vẫn bị đóng Chị Trang Nguyễn kể, sau khi nước đã phần nào...