“Đến Steve Jobs còn bỏ học giữa chừng”: CEO của một loạt công ty lớn ở Mỹ sẽ tuyển thêm nhân sự mà không xét đến bằng cấp
CEO của Apple, IBM cho tới Siemens đều cho biết họ sẵn sàng tuyển dụng nhân viên không có bằng đại học để tạo thêm cơ hội việc làm.
Giám đốc điều hành của các công ty lớn cho biết tại một diễn đàn của Nhà Trắng hôm thứ Tư rằng họ đang tuyển dụng nhiều người Mỹ không có bằng đại học, khi họ phải đối mặt với vấn đề những ứng viên ngày càng khan hiếm cho các công việc.
Nhà Trắng đã mời các CEO của các tập đoàn lớn tham gia hội đồng cố vấn của chính quyền Trump về các vấn đề lực lượng lao động, bao gồm Apple, IBM Corp, Lockheed Martin, Siemens USA và Home Depot, là những thành viên của hội đồng gồm 25 thành viên, đồng chủ trì bởi con gái và là cố vấn của Tổng thống Donald Trump – Ivanka Trump và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.
Giám đốc điều hành IBM Ginni Rometty cho biết: “Chúng tôi có cơ hội tuyển dụng rất nhiều người – và không phải lúc nào họ cũng có bằng đại học, bằng cấp dưới bốn năm sẽ có được một công việc lương rất tốt trong nền kinh tế mới”.
CEO Tim Cook của Apple cho biết gần 50% số nhân lực mà công ty thuê ở Mỹ năm ngoái không có bằng đủ bốn năm. “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng bằng đại học là thứ mà bạn bắt buộc phải có”, ông Cook nói và thêm rằng “người sáng lập của chúng tôi là một người bỏ học đại học”, theo một tài liệu tham khảo chi tiết về Steve Jobs.
Ông Cook nói rằng ông tin tưởng “mạnh mẽ” rằng trình độ mã hóa máy tính phải là một yêu cầu trước khi sinh viên Mỹ tốt nghiệp trung học.
Giám đốc điều hành của Lockheed Martin, Marillyn Hewson, cho biết 14.000 người đã được Lockheed thuê năm ngoái, một nửa số đó không có tấm bằng 4 năm và 6.500 người đang trong quá trình học. Công ty đã tăng cường đào tạo lực lượng lao động, cô nói.
Trump cho biết ông muốn giúp các công ty tìm được nhân sự và ông muốn có nhiều người nhập cư có tay nghề cao hơn vì tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức thấp 4%. “Theo một cách nào đó, tôi hài lòng với nó”, ông Trump nói về tỷ lệ thất nghiệp thấp. “Nhưng mặt khác, tôi không muốn làm khó bạn”.
Video đang HOT
Tháng trước, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết cơ hội việc làm của Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 12 ở mức 7,3 triệu. Nhà Trắng cho biết các cơ hội việc làm thể hiện “sự không phù hợp giữa các kỹ năng cần thiết và những người được đào tạo, đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức để giúp nhiều người Mỹ tham gia lực lượng lao động hơn”.
Các thành viên hội đồng tư vấn sẽ làm việc “để phát triển và thực hiện chiến lược cải tổ lực lượng lao động Mỹ để đáp ứng tốt hơn những thách thức của thế kỷ 21″, Nhà Trắng cho hay.
Thành viên hội đồng cũng bao gồm các giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ và Hiệp hội Các nhà Sản xuất Quốc gia (NAM), cũng như các thống đốc bang Iowa và Indiana, chủ tịch của Hiệp hội Xây dựng Bắc Mỹ và thị trưởng Charlotte, Bắc Carolina, trong số những người khác
Theo Genk
Steve Jobs, kẻ trì hoãn vĩ đại
Chỉ cần gõ hai chữ "trì hoãn" vào khung tìm kiếm google, các bạn dễ dàng tìm thấy hàng loạt bài viết về vấn đề này. Các bài viết đa số đều nhằm cố hạn chế và ngăn chặn thói quen này. Họ cho rằng đó là một thói quen xấu sẽ ngăn cản sự thành công.
Tuy nhiên Adam Grant, một giáo sư chuyên ngành quản lý tại Đại học Wharton cho rằng cần làm rõ khái niệm "trì hoãn" trong những trường hợp cụ thể. Có hai cách để nói về sự trì hoãn:
Ngày nay, khi nhắc đến "trì hoãn" thì hầu hết chúng ta sẽ nghĩ tới sự lười biếng và thiếu trách nhiệm.Nhưng ở Ai Cập cổ đại, họ định nghĩa "trì hoãn" là "chời đợi đến thời điểm thích hợp", đây chính là sự "trì hoãn" mà chúng ta thấy ở những nhà tư tưởng, nhà sáng tạo vĩ đại như Steve Jobs.
Việc trì hoãn có thể gia tăng sự sáng tạo, giúp bản thân có thể hình thành những ý tưởng lớn hơn, xuất sắc hơn và Grant đã nhắc đến Steve Jobs, cố CEO của Apple như là một ví dụ điển hình.
Theo Grant, nghiên cứu chỉ ra rằng "trì hoãn" là một điểm yếu khi tính chất công việc chú trọng vào năng suất, nhưng nó lại là một điểm mạnh trong các công việc đòi hỏi sự sáng tạo.
"Steve Jobs đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu những hướng đi mới, những ý tưởng mới, thay vì tiếp cận những giải pháp truyền thống vốn đã quá rõ ràng và quen thuộc", Grant nói.
Trì hoãn một cách có chiến lược:
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học người Nga, Bluma Zeigarnik: Khi chúng ta hoàn thành một nhiệm vụ, chúng ta sẽ ngừng suy nghĩ về nó, nhưng khi nó bị gián đoạn và bị bỏ dở, nó vẫn sẽ lởn vởn trong đầu của chúng ta. Trì hoãn một cách chiến lược là bỏ dở những công việc mang tính chất sáng tạo nào mà các bạn đang thực hiện để cho phép nhiều ý tưởng sáng tạo khác nảy sinh hơn. Ý kiến này tương đồng với ý kiến mà Grant đã nêu trong cuốn sách của ông: "Hoàn thiện dần bằng các phép thử và tinh chỉnh theo những cách khác nhau".
Grant nói thêm rằng: "Tôi không nói bạn từ bỏ hẳn mọi thứ, bởi vì như vậy thì sau cùng chẳng có gì được hoàn thành. Nhưng có rất nhiều cách để tạm dừng một dự án, khuyến khích mọi người chậm lại và cùng nhau đánh giá mọi thứ xem có hướng nào khác để giải quyết công việc đó hiệu quả hơn không?"
Qua bài phỏng vấn giữa giáo sư Grant và Business Insider chúng ta hiểu thêm về khái niệm "trì hoãn" cũng như hiểu thêm về con người của Steve Jobs, "trì hoãn" để trở nên hoàn thiện hơn.
Steve Jobs đã từng nói: "When you're a carpenter making a beautiful chest of drawers, you're not going to use a piece of plywood on the back, even though it faces the wall and nobody will ever see it. You'll know it's there, so you're going to use a beautiful piece of wood on the back. For you to sleep well at night, the aesthetic, the quality, has to be carried all the way through."
Mình xin tạm dịch là: "Khi bạn là một người thợ mộc đóng một cái tủ ngăn kéo đẹp, bạn sẽ không sử dụng một tấm gỗ ván ép cho phần lưng, cho dù mặt lưng sẽ quay vào tường và chẳng ai thấy nó. Nhưng bạn vẫn biết nó ở đó vì vậy bạn sẽ sử dụng một tấm gỗ đẹp cho phần lưng. Để bạn có thể ngủ ngon giấc vào mỗi tối, thẩm mỹ và chất lượng phải được thực hiện xuyên suốt và đồng bộ."
Có thể thấy những người có thiên hướng "trì hoãn" như Steve là vì họ bị ám ảnh bởi "sự hoàn hảo". Steve Jobs luôn muốn các sản phẩm dưới thời của ông hoàn hảo nhất có thể. Chúng không chỉ tốt về hiệu năng mà còn phải đơn giản để sử dụng, không chỉ mang phong cách thiết kế tối giản mà còn phải đẹp ở mọi góc cạnh. Nhìn vào các sản phẩm được giới thiệu dưới thời của Steve, từ các thiết bị phần cứng như: iPod; iPhone; iPad; Macbook; iMac; Mac mini, cho tới phần mềm như: iTunes, iOS, macOS, tvOS, App Store, cho tới các toà nhà Apple Store hay di sản lớn nhất mà ông để lại: Apple Campus và Apple Park, chắc hẳn các bạn sẽ đồng ý với mình về điều này.
Tất nhiên đằng sau ông còn là cả một đội ngũ tài năng làm việc không ngừng nghỉ để kết tinh ra được những sản phẩm đó. Nhưng mình tin rằng ở vai trò là người chỉ đạo, người định hướng, người tổng duyệt thì Steve Jobs đã cho "trì hoãn" rất nhiều lần nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm của Apple khi đưa ra thị trường phải luôn đạt được sự hoàn hảo nhất.
Nhân đây cũng mời các bạn xem lại hình ảnh những sản phẩm mang tính di sản, được giới thiệu bởi Steve Jobs, một người "trì hoãn" vĩ đại.
iPod, sản phẩm đã làm thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc
iPhone, một tượng đài chưa thể đánh đổ trong thế giới smartphone
iPad, vua một cõi thế giới tablet
Macbook Air, một chuẩn mực về vẻ đẹp cho netbook nói riêng và laptop nói chung
Apple Campus và Apple Park, nơi mà những người nối bước Steve để cho ra những sản phẩm Apple tuyệt vời hơn.
Theo Tinh Te
Nhiều sếp công nghệ đổi tên theo trào lưu 'Tim Apple' Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vô tình gọi CEO Apple Tim Cook là 'Tim Apple' khiến cư dân mạng thế giới có làn sóng đổi tên hài hước. CEO Apple Tim Cook đổi tên theo cách Tổng thống Trump gọi ông - Ảnh: Twitter Trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 7.3, Tổng thống Mỹ có lần cảm ơn sếp Apple và...