Đến Ninh Bình để thấy non nước quê mình xinh đẹp nhường nào
Nằm cách Hà Nội hơn 100km, sau khoảng hai giờ xe chạy là chúng ta có mặt tại mảnh đất Ninh Bình, được thăm Cố đô Hoa Lư lịch sử.
Đến đây du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của cảnh sắc thiên nhiên và chắc hẳn sẽ bị mê hoặc, cuốn hút vào chốn bồng lai tiên cảnh nơi đây.
Trải nghiệm trong rừng Cúc Phương nguyên sơ
Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích 25.000 ha và là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7C. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô.
Men theo con đường nhỏ dẫn vào khu rừng, từng tầng lớp thực vật, cây cối hiện ra trước mắt là bức tranh thiên nhiên nguyên sơ, chưa chịu sự tác động nào của con người. Càng đi sâu du khách càng khám phá nhiều điều thú vị, được trải nghiệm trong không gian rộng lớn, bao la của núi rừng, dường như đang trở về thuở hồng hoang. Từ những lớp thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi rừng có thể hình thành nên đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Đây cũng là nơi rất phong phú về các cây gỗ và cây thuốc.
Đặc biệt, ở đây có các cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có những loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao…
Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường, hàng năm thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách du lịch khám phá, trải nghiệm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nguyên sơ, vừa có thể nghỉ nghơi trong không gian thoáng đãng, xanh mát của rừng già vừa có dịp tìm hiểu thêm về thiên nhiên xung quanh, hay tham gia vào các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu văn hóa lịch sử.
Danh thắng Tràng An- vẻ đẹp bất tận
Video đang HOT
Khác với vẻ hoang sơ của rừng quốc gia Cúc Phương, thì danh Thắng Tràng An lại mang một vẻ đẹp hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời tạo nên một thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Đó là nơi rất đặc biệt, nơi văn hóa tiếp xúc với kỳ quan, bí ẩn và vẻ hùng vĩ của thế giới tự nhiên. Ghé chân khu sinh thái, ta bắt gặp vẻ tráng lệ được tạo bởi thế núi muôn hình vạn trạng, và những dòng sông suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, thung lũng kỳ bí đẹp đến nao lòng.
Bến Tràng An, chùa Bái Đính khua mái chèo lướt nhẹ, du khách như ngược dòng không gian, thời gian trở về với chiều sâu lịch sử của Cố đô xưa. Non nước mây trời hiển hiện lộng lẫy, huyền ảo trước mắt sẽ làm ta xao xuyến, cảm xúc khó tả khi đặt chân đến vùng đất này. Chèo thuyền dọc dòng sông mênh mông thơ mộng, những dãy núi đá vôi với nhiều hang động ẩn chứa nhiều hoài niệm sừng sững hiên ngang. Nước ở Tràng An trong đến mức, khiến ta có thể soi gương, có thể chạm vào dễ dàng những búi tảo, lớp sỏi dưới đáy.
Khi thuyền đưa vào hang, chúng ta như được hòa mình vào động tiên trong lành mát rượi, đem lại cảm giác thư thái, sảng khoái. Vào sâu bên trong du khách sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của những mỏm đá vẫn còn nguyên trạng mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Sức hút khó cưỡng trong mỗi hang động tự nhiên ấy chính là cái sâu thẳm, kỳ bí, ma mị tựa như mỗi câu chuyện lịch sử xa xưa vọng về.
Khu du lịch sinh thái Tràng An – nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình vẫn được coi là “nơi mơ đến, chốn mong về” của du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây vinh dự được Tổ chức Unesco vinh danh công nhận là di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.
Tạm rời xa những ồn ào phố thị, hào nhoáng của cuộc sống công nghiệp bộn bề, chúng ta hãy vui vẻ xách ba lô lên và đi để thấy rằng, non nước quê hương mình đẹp biết bao, tự hào biết mấy. Giữa bát ngát mênh mông trời mây, giữa sự tráng lệ hùng vĩ của núi non, vùng đất Kinh đô Hoa Lư xưa cứ hấp dẫn, cuốn hút như vốn dĩ hàng trăm năm vẫn thế cho dù trải qua bao thăng trầm vạn vật thì nét vàng son của lịch sử vẫn in đậm trong thế núi, dáng sông
Ngôi chùa hơn 500 năm tuổi được mệnh danh 'Nam thiên đệ nhị động' ở Ninh Bình
Chùa Bích Động ở Cố đô Hoa Lư được xếp hạng đẹp thứ 2 sau động Hương Tích và được mệnh danh là 'Nam thiên đệ nhị động'.
Chùa Bích Động là ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa là di tích lịch sử văn hóa nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Theo sử sách, chùa Bích Động có tên cổ "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng", nghĩa là (ngôi chùa bằng đá đẹp như ngọc chốn thâm sơn cùng cốc). Chùa được hình thành năm 1428, đầu thời Hậu Lê với quy mô ban đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi.
Chùa cổ Bích Động nằm tựa lưng vào núi và được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động"
Năm 1705, có hai vị hòa thượng Trí Kiên và Trí Thể (quê Nam Định) đến đây thấy núi Bích Động có địa thế đẹp và đã có chùa, hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa để tu hành.
Chùa Bích Động được chúa Trịnh Sâm đặt tên vào năm 1774 trong một lần đến đây. Chùa là công trình kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút như hình lưỡi đao, hoặc như đuôi con chim phượng.
Chùa tựa lưng vào núi với những cây cổ thụ tạo nên nét cổ kính
Kiến trúc của chùa được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba tòa không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt. Điều đặc biệt ở chùa Bích Động là núi, chùa và động bổ sung cho nhau giữa những cây đại thụ.
Trong quần thể chùa Bích Động có 3 ngôi chùa lớn là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Hạ có 5 gian được xây dựng dưới chân núi bằng gỗ lim, đá khối với kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh (chữ Hán).
Chùa Hạ được xây dựng bằng gỗ lim, đá khối với kiến trúc theo kiểu chữ Đinh
Trong khuôn viên chùa còn giữ nguyên những kiến trúc cổ
Chùa Trung nằm ở lưng chừng núi Ngũ Nhạc. Đây là một ngôi chùa rất độc đáo khi một nửa ngôi chùa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên và có 3 gian thờ Phật...
Chùa Thượng hay còn gọi là chùa Đông nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Đường lên phải vượt qua 40 bậc đá theo sườn núi.
Khi du lịch chưa phát triển, chùa Bích Động nằm ẩn mình giữa chốn thâm sơn cùng cốc, là chốn thanh tịnh để nhiều người đến chiêm bái, nương nhờ cửa phật. Đây cũng là tác phẩm nghệ thuật cổ kính, hòa nhập giữa con người với thiên nhiên và là bức tranh non nước, sơn thủy hữu tình...
Trên vách núi đá trước chùa Trung là hai chữ Bích Động khắc sâu vào vách đá
Bức tường chùa Hạ có khắc chữ Hán cổ
Hiện nay, nơi đây là điểm tham quan hấp dẫn, không thể thiếu đối với những đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi khi đến Ninh Bình.
Khách Tây thích thú khám phá ngôi chùa cổ
Một nữ khách người Mỹ chia sẻ, "Tôi chọn đến Ninh Bình vì ở đây phong cảnh rất đẹp. Còn đến chùa Bích Động, tôi có thể cảm nhận được sự yên tĩnh, thư thái và vô cùng bất ngờ khi không hiểu vì sao họ có thể xây dựng được ngôi chùa nằm cheo leo trên vách đá, hang núi như vậy."
Anh Nguyễn Tuấn Anh, hướng dẫn viên du lịch cho biết, mỗi khi dẫn tour đến Ninh Bình, trong lịch trình của các đoàn khách Tây, Ta đều không thể thiếu chùa Bích Động, nơi thanh tịnh, mát mẻ và phong cảnh hữu tình, níu chân du khách gần xa.
Cổng tam quan cố đô Hoa Lư có gì đặc biệt? Cổng vào di tích cố đô Hoa Lư là một trong những công trình cổng tam quan "khủng" có kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng đá xanh khối lớn có "1 không 2" ở Ninh Bình hiện nay. Theo tìm hiểu của PV, cổng thành phía Đông cố đô Hoa Lư (cổng chào cố đô Hoa Lư) được xây dựng cạnh đường...