Đến nhà tôi chơi đúng một lần, vừa trông thấy mẹ tôi, người yêu đã hầm hầm mặt rồi đòi chia tay
Tôi đồng ý với lời đề nghị chia tay của người yêu vì biết chắc rằng nếu chúng tôi đến với nhau cũng sẽ không hạnh phúc.
Tôi và Tiên yêu nhau được hơn 1 năm nay. Dù vậy, tôi luôn giấu giếm cô ấy một việc quan trọng. Đó là tình trạng bệnh của mẹ tôi. Mẹ tôi bị tâm thần 5 năm nay nhưng gia đình tôi giữ bà ở nhà chăm và đi khám định kì chứ không đưa mẹ vào viện tâm thần. Mẹ tôi khi tỉnh thì ăn nói cũng như người bình thường nhưng khi lên cơn thì la hét ầm ĩ. Những khi đó, bố tôi phải túc trực một bên. Cũng may chị dâu tôi là một người phụ nữ rất tốt. Chị ấy chăm mẹ chồng chu đáo, lo lắng đầy đủ chứ không có bất cứ phân biệt hay sự ghét bỏ gì. Đó cũng chính là lý do khiến tôi nể phục và trân trọng chị ấy hơn.
Bố tôi luôn nói rằng gia đình chỉ có hai con trai, đất nhà lại rộng rãi nên nếu tôi có cưới vợ thì xây nhà riêng cạnh nhà bố mẹ. Nếu chưa đủ tiền xây nhà thì cứ ở hẳn cùng bố mẹ và anh chị cũng tốt. Nhà tôi 3 lầu, cũng khang trang, khá giả, đầy đủ tiện nghi chứ không thua kém ai.
Chủ nhật vừa rồi, tôi đưa Tiên về nhà chơi, tiện thể ăn bữa cơm gia đình xem như ra mắt. Ban đầu cô ấy cũng hào hứng, vui vẻ lắm. Nhưng rồi khi thấy mẹ tôi đầu xù tóc rối la hét ầm ĩ trên lầu, mặt cô ấy tái lại. Khi nghe tôi và anh trai kể lại chuyện của mẹ mình, cô ấy bỗng thay đổi thái độ hẳn.
Ngay sau đó, cô ấy đòi chia tay với lý do không muốn mang thêm gánh nặng vào người. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bữa cơm trở nên gượng gạo hẳn khi Tiên cất lời hỏi thẳng thắn: “Vậy cưới về thì chúng ta ở riêng hay ở chung và có phải chăm mẹ không?”. Tôi ngượng ngùng bảo sẽ ở chung vài năm, đủ tiền thì xây nhà riêng ngay cạnh để còn tiện chăm mẹ, không thể bỏ mẹ cho vợ chồng anh trai chăm sóc hoàn toàn được. Cô ấy im lặng. Chị dâu tôi cười cười, giải vây cho tôi bằng cách nói với Tiên rằng chúng tôi có thể ra ở riêng, mẹ cứ để chị ấy lo cũng được. Nhưng sắc mặt Tiên vẫn cau có lại.
Ngay sau đó, cô ấy đòi chia tay với lý do không muốn mang thêm gánh nặng vào người. Tôi thừa hiểu gánh nặng ấy là gì nên đồng ý ngay. Không những thế, anh trai cũng khuyên tôi nên suy nghĩ lại chuyện kết hôn vì Tiên không phải mẫu người có thể là một người vợ, người con dâu tốt.
Hiện giờ chúng tôi đã chia tay nhau rồi và tôi cũng mất lòng tin vào con gái. Chẳng lẽ người con gái nào cũng sợ hãi khi làm dâu, đặc biệt là chăm sóc một người mẹ chồng bị tâm thần sao? Liệu tôi có thể tìm được người vợ nào giống chị dâu nữa không?
Gìn giữ hôn nhân không phân biệt mạnh, yếu
Từ xưa đến nay, người đời tự mặc định cho cánh đàn ông chúng tôi là 'phái mạnh'. Nhiều lúc tôi thấy ngột ngạt vì danh hiệu 'trời ơi đất hỡi' ấy.
Ngày chúng tôi còn yêu nhau, tôi luôn cố gắng đi làm thêm thật nhiều việc để có một khoản tiền dư giả lo cho cuộc sống tương lai của 2 đứa. Những ngày vất vả, mệt nhọc tôi chẳng dám than vãn nhiều vì sợ cô ấy lo lắng nhiều. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ rằng, mình là đàn ông phải là chỗ dựa cho một nửa của mình.
Hồi cưới nhau, "bản lĩnh đàn ông" của tôi cần được đề cao hơn. Bây giờ tôi không chỉ sống cho tình yêu của 2 người, mà còn trách nhiệm làm chồng, làm cha, làm con đang đè lên vai. Tôi lao vào kiếm tiền để trang trải cuộc sống gia đình, để cho vợ con không phải sống khổ sở.
Tôi đã gồng gánh tất cả, đã kìm nén những cảm xúc tiêu cực nhất của bản thân để làm chỗ dựa cho gia đình. Tôi không chỉ làm việc gấp đôi bình thường, mà còn quan tâm đến vợ, đến con.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, dù là đàn ông hay đàn bà, phái mạnh hay phái yếu thì đều có trái tim và những xúc cảm không thể cưỡng lại. Tôi cũng biết buồn, biết chạnh lòng trước những câu nói của vợ tôi. Tôi cũng muốn được giận hờn vu vơ, muốn được yếu lòng như một con người bình thường.
Lý do nào cho rằng đàn ông không được khóc, đàn ông sao lại yếu đuối? Đó chỉ là những xúc cảm bình thường của một con người, nhưng sao đàn ông không được quyền làm điều đó?
Những cô vợ có biết rằng, đàn ông chúng tôi có thể gánh vác được tất cả mọi khó khăn, chỉ cần sau lưng có một hậu phương vững chắc. Chúng tôi cần có người lắng nghe những áp lực, chứ không phải nghe những lời cằn nhằn, trách móc. Chúng tôi cũng ước ao được lãng mạn, được ôm trong vòng tay nhỏ bé của vợ. Nhiều lúc tôi tự hỏi, liệu có ai đang sống cho mình?
Sự hy sinh thầm lặng mà đàn ông dành cho gia đình và xã hội như ngọn núi vô hình và nghiễm nhiên coi đấy là trách nhiệm của chúng tôi. Đàn ông luôn đơn độc bước đi trên cuộc đời vì vậy họ cần một người sẻ chia, lắng nghe và tôn trọng.
Cuộc sống hôn nhân là chặng đường dài mà 2 người cần thấu hiểu và cảm thông cho nhau, chứ không phải "vin" vào phái yêu hay phái mạnh mà ỷ lại. Hỡi những người phụ nữ, chúng ta hãy sống chia sẻ tình thương cho nhau, đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm nhận. Chúng tôi cũng cần được yêu thương và quan tâm.
Không muốn nhận lại bố sau 18 năm bị bỏ rơi Năm 6 tuổi, bố bỏ mẹ con tôi để có gia đình khác, dưới tôi còn có hai đứa em sinh đôi. Mẹ ôm hai em ra đi, còn tôi ở lại nhà nội, ở được một năm nội bệnh nên bác (anh trai bố) đưa tôi về ở cùng. 7 tuổi tôi đã cảm nhận hết những tổn thương và tủi thân,...