Đến nhà hàng C.TAO thưởng thức món Hoa chính gốc
Không chỉ với các nước khu vực châu Á, ẩm thực Trung Hoa còn chinh phục được cả những thực khách phương Tây.
Tại TP. HCM, thị trường ẩm thực Trung Hoa vẫn luôn sôi nổi, từ những khu bán đồ ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng. Vài năm trở lại đây, đi đôi với nhu cầu thưởng thức của thực khách, nhiều nhà hàng Trung Hoa với thực đơn được nâng tầm cả về sắc lẫn vị liên tục ra đời.
Tao Chinese Restaurant (C.TAO) – nhà hàng chuyên về ẩm thực Trung Hoa do nữ ca sĩ kiêm người mẫu Đàm Thu Trang sáng lập. Dù chỉ vừa khai trương hơn nửa năm, C.TAO luôn nhận được sự ủng hộ của những thực khách sành ăn nhất mỗi khi nhắc đến ẩm thực Trung Hoa.
Ẩm thực Trung Hoa đa dạng, bắt mắt tại C.TAO.
Ngoài việc sở hữu những món ăn tinh tuý của trường phái ẩm thực Hong Kong (Trung Quốc) như các loại dimsum, món quay, món xào đậm vị người Hoa… đội ngũ điều hành của C.TAO còn để tâm đến từng chi tiết nhỏ của nhà hàng.
Để mang đến những bữa tiệc thịnh soạn nhưng vẫn gần gũi và đảm bảo sức khỏe, C.TAO đã tuyển chọn những đầu bếp người Việt, gốc Hoa có nhiều năm kinh nghiệm để phục vụ thực khách. Từng món ăn đều được các đầu bếp dành nhiều thời gian nghiên cứu để giữ được hương vị đặc sắc, đậm đà của ẩm thực Trung Hoa vừa phù hợp khẩu vị của người Việt.
Nguyên liệu được sử dụng để chế biến đều là những thực phẩm tươi, sạch cùng với cách chế biến gia giảm dầu mỡ và gia vị đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, nước chấm cho từng món ăn cũng được nấu tươi mỗi ngày, giúp thực khách thưởng thức trọn vẹn hương vị của mỗi món ăn.
C.TAO sử dụng màu nâu ấm cúng thay vì màu đỏ đậm chất Trung Hoa như thường thấy. Đàm Thu Trang cho biết ngoài việc tạo nên sự khác biệt, cô còn muốn tạo nên một không gian sang trọng nhưng vẫn ấm áp và gần gũi cho thực khách. C.TAO được trang trí như một căn phòng khách, thích hợp cho những buổi họp mặt người thân, bạn bè, hay đồng nghiệp. Vì vậy, đến với nhà hàng, thực khách không cần quá cầu kỳ trong việc lựa chọn trang phục để phù hợp với không gian.
Không gian sang trọng nhưng vẫn giữ được sự gần gũi của C.TAO.
Video đang HOT
Không chỉ thưởng thức những món ngon trong không khí sang trọng, ấm áp và gần gũi, thực khách đến nhà hàng còn có dịp thưởng thức những màn trình diễn điệu nghệ của đầu bếp. Với khu vực nhà bếp được bao phủ bằng kính, thực khách sẽ được chứng kiến các đầu bếp biểu diễn tài nghệ thông qua các món ăn.
Với tông màu nâu đất, thiết kế bên trong C.TAO mang đến cảm giác vừa gần gũi vừa sang trọng.
Được xem là giấc mộng huy hoàng về ẩm thực phương Đông, cái tên “C.TAO” là sự kết hợp giữa taste (hương vị), Asian (mang âm hưởng phương Đông) và organic (thực phẩm hữu cơ). Theo đó, hương vị là tiêu chí đầu tiên quyết định thành bại của một nhà hàng. Đội ngũ điều hành nơi đây hiểu rõ mỗi món ăn được tạo ra đều phải chỉn chu, tinh tế về cả mùi vị và cách bày trí.
Một nét đặc trưng trong ẩm thực Hong Kong (Trung Quốc) đó là thường ít cay, chỉ vừa đủ để kích thích vị giác, không sử dụng nhiều dầu mỡ để các nguyên liệu hòa quyện với nhau, thanh tao và trong trẻo. Với sự kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu và vị thuốc như hải sâm, bào ngư, vi cá… ẩm thực Hong Kong (Trung Quốc) mang đến những món ăn đậm âm hưởng phương Đông. Cuối cùng, organic (thực phẩm hữu cơ) là điều cốt lõi để tạo nên một chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ cho thực khách.
C.TAO mang đến cho thực khách những cuộc phiêu lưu vị giác trọn vẹn.
Thực khách yêu thích ẩm thực Hong Kong (Trung Quốc) có thể ghé C.TAO – Chinese Restaurant tại số 190-192 Võ Văn Kiệt, quận 1, TP.HCM. Hiện tại, nhà hàng đang có chương trình khuyến mại 10% cho thực đơn món ăn đối với khách hàng đặt tiệc từ 30 khách trở lên. Bên cạnh đó, C.TAO còn tặng kèm quà tặng hấp dẫn là gói chụp ảnh miễn phí, giúp thực khách lưu lại những hình ảnh đẹp trong ngày vui của mình.
Theo zing.vn
Những tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các nước châu Á
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước Á Đông cũng duy trì một số tập tục trong dịp tháng 7 âm lịch. Mỗi nước có một tên gọi và những quan niệm khác nhau.
Trung Quốc: Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, rằm tháng 7 âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Chinadaily.
Vào ngày này, người Trung Quốc sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn dâng lên tổ tiên. Ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế. Ảnh : Chinadaily.
Nhật Bản: Obon hay còn được gọi là Bon (ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Người Nhật tổ chức lễ hội này vào tháng 8 dương lịch để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Nghi lễ Toro Nagashi (thả thuyền giấy) cũng giống hoạt động thả đèn hoa đăng ở Việt Nam. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. Ảnh: Flickr.
Vũ điệu Bon-Odori là một trong những nét đặc trưng trong lễ hội Obon của người Nhật. Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Ông đã cầu xin Phật Tổ giải thoát cho người mẹ quá cố của mình khỏi kiếp đày đọa dưới địa ngục.Cảm kích trước sự giúp đỡ của Phật Tổ, ông đã nhảy múa một cách vui mừng khi mẹ mình được cứu. Điệu múa Bon-Odori bắt nguồn từ đó mà thành. Ảnh: Japanuchi, Tokyobling.
Trong lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát. Người dân đổ ra đường tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống. Lễ hội thường kết thúc với những đợt biểu diễn pháo bông đẹp mắt. Ảnh: Rule Of Sam Photography.
Malaysia: Malaysia cũng có những phong tục trong tháng 7 âm lịch gần giống với người Trung Quốc như thả đèn, đốt vàng mã... Ảnh: Malaymail.
Những người theo đạo Phật đến các ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cho các vong linh và đốt hình nộm của vị thần cai quản địa ngục Tai Su Yeah những ngày cuối của lễ hội. Ảnh: Malaymail.
Singapore: Phong tục ngày rằm tháng 7 ở Singapore vẫn được gìn giữ trong cộng đồng người Hoa. Tương tự như văn hóa người Việt, ngoài việc làm cơm cúng, tới chùa, làm nhiều việc thiện, người Singapore cũng kiêng kỵ nhiều điều vào tháng này như không huýt sáo, chụp ảnh, hoặc đi ngoài đường ban đêm... Ành: theculturetrip.
Thái Lan: Xứ chùa vàng có lễ hội Phi Ta Khon hay còn gọi là lễ hội ma xó, được tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm tại huyện Dan Sai, tỉnh Loei. Nguồn gốc của lễ hội này vốn nhằm tôn vinh sự trở lại của Phật, hoàng tử Vessandorn sau chuyến hành trình khổ hạnh. Ảnh: Thaitravelblog.
Theo tục truyền miệng của người dân địa phương, lễ hội này đã đánh thức những hồn ma. Chính vì thế, người dân tham gia lễ hội mặc những trang phục kỳ quái, đeo mặt nạ ma quỷ, múa những động tác chiến đấu với các hồn ma. Lễ hội độc đáo này thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan địa phương. Ảnh: Thaitravelblog.
Theo zing.vn
Những quán hủ tiếu ngon nổi tiếng giữa lòng Sài Gòn Hủ tiếu bò viên gốc Triều Châu, hủ tiếu mực giòn sần sật hay hủ tiếu ốc lạ miệng là những món ăn đã tạo được thương hiệu mà bạn nhất định phải thử khi đến Sài Gòn. Hủ tiếu bò viên gốc Triều Châu Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TP.HCM), quán có tên là Trường...