Đến New York, nhất định phải thử những món ăn này
Văn hóa ẩm thực New York bị ảnh hưởng bởi luồng người dân nhập cư và số lượng lớn thực khách nên rất đa dạng.
Những người nhập cư từ Ý và châu Âu đã giúp thành phố nổi tiếng về bagel (bánh mì hình dáng giống bánh xe), bánh pho mát, và pizza. Thành phố cũng là nơi có nhiều nhà hàng nổi tiếng tại Mỹ. Có thể nói ẩm thực New York đa dạng gồm cả ẩm thực Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nga, Anh, Hy Lạp, Ma-rốc, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản cũng như vô số các loại ẩm thực mang tính sắc tộc khác. Chúng tôi đã khám phá ra một số món ăn phổ biến vô cùng hấp dẫn mà người dân New York ưa chuộng, nếu bạn có dịp đến thăm New York nhất định phải thử.
Bánh hăm-bơ-gơ đen
Bánh kem pho mai
Bánh mì đen cùng thịt bò hun khói
Bánh rán dâm bụt
Bánh rán
Bánh vòng tròn pho mai
Video đang HOT
Gà và bánh quế
Kem
Khoai tây và pho mai
Mì miso
Mì ống pho mai
Món bánh thịt chiên giòn
Món sô – đơ cà chua
Pho mát nướng
Pizza mới
Pizza truyền thống
Ricotta Gnudi
Sanwich và gà rán
Tôm hùm Newburg
Theo petrotimes.vn
Thời buổi lạ kì, một ký lươn nhỏ xíu xiu có vị "nhạt nhẽo" cũng bị hét giá tới... 26 triệu đồng
Từ loại lươn chỉ dành cho gia súc ăn, giờ lại xuất hiện trên bàn ăn của nhà hàng sang trọng bậc nhất với giá hơn 1000 euro.
Trong kí ức của Mike Randolph - phóng viên của mảng ẩm thực du lịch trên kênh BBC - ngày xưa ở người ta hay bắt lươn angula cho gia súc ăn. Thấm thoát thoi đưa thế nào, mấy con lươn nhạt nhẽo ấy đã chễm chệ nằm trên bàn của các nhà hàng sang trọng nhất Tây Ban Nha, với cái giá "hết hồn"... 1000 euro (khoảng 27 triệu đồng)/kg.
Lươn angula có gì "hot"?
Nếu thoạt nhìn bề ngoài, những con lươn biển bé tí và èo uột này trông chẳng khác gì một đám... sâu lúc nhúc. Tuy ông bà ta thường nói là tốt gỗ hơn tốt nước sơn, vẻ ngoài không hấp dẫn thì hẳn bên trong cũng phải có "huyền cơ" gì đấy, song món lươn này thì lại chẳng có vị gì quá đặc biệt, theo như nhà báo Mike Randolph. Anh này từng nói: "khó mà nói nó ngon hay dở, vì nó cơ bản là chẳng có vị gì!"
Không ngọt, chẳng mặn, chẳng có vị beo béo hay vị hải sản dai giòn đặc trưng. Lươn angula nhạt và... trơn tuột. Và cũng bởi vì nhạt nhẽo quá, kích cỡ lại nhỏ khiến "chả bõ dính răng", ngày xưa người ta đem angula làm thức ăn gia súc hoặc xào nó ngập trong dầu olive vả tỏi để có chút hương vị, tạo nên một món ăn cứu đói cho người nghèo.
Lươn angula nhỏ xíu và... nhạt nhẽo.
Thế nhưng, chuyện đó có ai ngờ, vào năm 2016, một nhà hàng quyết định "chơi lớn" khi mở cuộc đấu giá cho món... lươn angula. Cái món "nhạt nhẽo" vốn thường làm thức ăn cho gia súc ấy lại được đấu giá, và còn ra đi với giá hết hồn là 5.500 euro/1kg!
Thừa thắng xông lên, nhà hàng tiếp tục mở đấu giá nhưng "chỉ" bán được khoảng 1000/1kg, vẫn là mức giá khủng sánh ngang với các loại cao lương mỹ vị hạng nhất. Ngày nay, ăn lươn angula dường như là thú vui thời thượng ai cũng nên thử một lần trong đời. Có những người ghé các nhà hàng Tây Ban Nha 20 lần trong năm, vào đúng mùa lươn để thưởng thức món này chứ chẳng tha thiết gì các loại thịt thà hấp dẫn khác trong menu. Cao điểm, một tuần người ta có thể tẩu tán 2-3 kg lươn và nhét túi vài ngàn euro - bằng nửa tháng lợi nhuận cộng lại.
Các đầu bếp Michelin cũng bắt đầu đưa lươn Tây Ban Nha vào công thức của mình, chứng minh nó đã vượt khỏi biên giới của trào lưu để biến thành nguyên liệu cao cấp, sánh ngang với gan ngỗng và nấm truffe!
Sự "hot" kì lạ của loại lươn này chứng minh một cuộc đảo chiều ngoạn mục trong ăn uống. Người ta dường như chẳng còn quan tâm ăn ngon hay không, mà tìm kiếm nhiều giá trị khác trong ẩm thực.
Trải nghiệm độc đáo
Dù angula không "ngon" theo chuẩn thông thường, nhưng việc thưởng thức một "đàn lúc nhúc" những con lươn bé tí trơn tuột trong miệng cũng đem lại trải nghiệm thú vị như ăn bạch tuộc sống vậy. "Trên hết là cái chất của nó!" chủ nhà hàng phục vụ lươn angula, Gonzalo Hevia, đã nhận xét như vậy.
Quả nhiên, mùi vị không phải là tất cả. Dẫu "nhạt nhẽo" nhưng kết cấu của lươn angula khá thú vị: trơn, mềm và xốp, đi ngược với cái giòn dai cần có ở hải sản thông thường. Cũng bởi vì không có vị cá hay thịt đặc trưng, nó được tin là đem lại hương vị thuần khiết bậc nhất của nước biển - một loại "vị" độc đáo mà lịch sử loài người hiếm khi được nếm!
Thể hiện... "đẳng cấp"
Cũng có một bộ phận lớn những người ăn angula đơn giản vì... nó đắt. Nghe có vẻ "làm màu" nhưng nếu vài năm trước, người ta đổ xô đi mua cá caviar và bò kobe để thể hiện đẳng cấp sang trọng, thì bây giờ sự "độc dị" của angula đã lên ngôi. Theo tâm lý người thông thường, nếu không thừa tiền thì chẳng ai lại đi thường thức cái món vừa nhạt, vừa nhỏ vừa đắt cắt cổ ấy cả!
"Sự không đụng hàng luôn có vai trò quan trọng trong ẩm thực mà" - ông chủ González giải thích. Ông so sánh angula với những chai rượu trị giá 5000 euo, đắt hơn nhiều giá trị thực của chúng, nhưng đem lại sử khẳng định địa vị độc nhất vô nhị cho những nhà tài phiệt.
Giá trị văn hóa
Tuy nhiên, bỏ qua hết các động cơ có phần phù phiếm trên, việc duy trì và yêu mến món lươn angula cũng có những ý nghĩa văn hóa, lịch sử và thậm chí là nhân đạo sâu sắc. Ngày xưa, đây là món xuất hiện trong các dịp lễ lạc của cộng đồng, với niềm tin rằng nó là "món ăn quốc dân" ai cũng có thể chi trả và thưởng thức. Những con lươn xào lăn trong dầu olive, tỏi và ớt hết sức mộc mạc ấy lại là cầu nối giữa giàu nghèo, sang hèn, và luôn được đặc biệt yêu thích tại Tây Ban Nha.
"Cảm giác được thuộc về một cộng đồng nào đó" mới là ý nghĩa sâu sắc nhất của món lươn Angula, theo chủ nhà hàng Nagore Irazuegi.
Tương tự những món ăn "cắt cổ" khác, angula dấy nên tranh luận về giá trị của thực phẩm trong thời hiện đại. Có người cho rằng việc bỏ hàng chục triệu đồng cho một món ăn là quá phí phạm, nhất là khi nó chưa chắc đã ngon. Thế nhưng, những quả táo chục triệu, những chai rượu nghìn đô và những con lươn con không lấy gì làm hấp dẫn này vẫn cứ "hot" dần đều, khẳng định cho những giá trị ngày một phong phú của ăn uống: Ăn để ngon, để vui, nhưng cũng để trải nghiệm và suy ngẫm.
Nguồn: BBC Travel
Tưởng thời đại khách hàng là thượng đế đã mai một, nhưng vẫn có nhà hàng chiều khách "tới bến" như thế này Nếu như nhà hàng Omakase ở Nhật không cho khách gọi món thì nhà hàng theo chủ trương "khách thích ăn gì thì phục vụ cái đó", thậm chí đòi hỏi món ngoài menu cũng được luôn. Chúng ta đã biết về phong cách phục vụ "bất cần" của nhiều nhà hàng, về những nơi mà khách hàng chẳng phải là thượng đế...