Đến năm 2035, thế giới có trên một nửa dân số đối mặt với nguy cơ béo phì
Theo một báo cáo mới, đến năm 2035, trên một nửa dân số thế giới có thể bị thừa cân hoặc béo phì nếu không có hành động cụ thể.
Bản đồ năm 2023 của Liên đoàn Béo phì Thế giới ( WOF) dự đoán rằng 51% dân số thế giới, tương đương 4 tỷ người, sẽ bị béo phì hoặc thừa cân trong vòng 12 năm tới.
Theo báo cáo này, tỷ lệ béo phì đang gia tăng đặc biệt nhanh chóng ở trẻ em và ở các nước có thu nhập thấp. Chủ tịch WOF Louise Baur đánh giá dữ liệu này là “cảnh báo rõ ràng” và các nhà hoạch định chính sách cần hành động ngay bây giờ để ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bà đồng thời nhấn mạnh: “Thật đáng lo ngại khi thấy tỷ lệ béo phì gia tăng nhanh nhất trong nhóm trẻ em và thanh thiếu niên. Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới cần làm tất cả những gì có thể để tránh viễn cảnh thế hệ trẻ phải trả giá về sức khỏe, xã hội và kinh tế”.
Video đang HOT
Trong báo cáo còn có nội dung rằng béo phì ở trẻ em có thể tăng hơn gấp đôi so với mức năm 2020, lên 208 triệu bé trai và 175 triệu bé gái vào năm 2035. Từ đó, gánh nặng chi phí đối với xã hội do tình trạng sức khỏe liên quan đến thừa cân là đáng kể.
WOF đánh giá đến 2035, chi phí này trên 4 nghìn tỷ USD hàng năm, tương đương 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Tuy nhiên, các tác giả của báo cáo cho biết họ không đổ lỗi cho các cá nhân mà kêu gọi tập trung vào các yếu tố xã hội, môi trường và sinh học liên quan đến các điều kiện.
Báo cáo sử dụng chỉ số khối cơ thể ( BMI) để đánh giá, con số được tính bằng cách lấy cân nặng của một người theo kilogram chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số BMI trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Vào năm 2020, 2,6 tỷ người rơi vào các nhóm này, tương đương 38% dân số thế giới.
Báo cáo cũng cho thấy rằng hầu hết các quốc gia dự kiến rơi vào tình trạng béo phì gia tăng mạnh nhất trong những năm tới là những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình ở châu Á và châu Phi. Dữ liệu trong báo cáo sẽ được đệ trình cho các nhà hoạch định chính sách của Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên vào tuần tới.
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha tiếp tục tăng
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha trong tháng 2 tiếp tục tăng do thực phẩm và dịch vụ đồng loạt tăng giá.
Đây là tháng thứ 2 liên tiếp, lạm phát tại hai nước này tăng sau khi giảm vào tháng cuối của năm 2022.
Khách hàng mua đồ trong siêu thị ở Rennes, miền Tây Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê Pháp (Insee) công bố ngày 28/2 cho biết lạm phát trong tháng 2 của Pháp là 6,2%, tăng so với mức 6,0% của tháng trước đó.
Theo Insee, giá thực phẩm tại Pháp trong tháng này đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng từ mức 13,3% của tháng 1. Trong khi đó, giá năng lượng giảm từ mức tăng 16,3% của tháng trước còn 14% trong tháng 2 này.
Giá tiêu dùng leo thang đã đẩy tỷ lệ lạm phát của Pháp đã lên mức cao chưa từng thấy kể từ những năm 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, tăng giá tại Pháp vẫn thấp hơn so với nhiều nước láng giềng trong khu vực sử dụng đồng euro mà nguyên nhân một phần nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, lạm phát của nước này trong tháng 2 đã tăng từ mức 5,9% của tháng 1 lên 6,1% do giá thực phẩm và điện tăng cao. Lạm phát lõi - không tính giá năng lượng và thực phẩm tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu này, tăng tới 7,7% trong tháng 2 so với mức tăng 7,5% của tháng trước đó.
Giống như các quốc gia khác trên khắp châu Âu, Tây Ban Nha đã phải vật lộn với lạm phát tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và mở cửa nền kinh tế trở lại sau dịch COVID-19. Lạm phát của nước này từng lên mức đỉnh 10,8% vào tháng 7/2022, buộc Chính phủ Tây Ban Nha công bố một loạt biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt của người dân. Các biện pháp này đã tiêu tốn khoảng 50 tỷ euro (53 tỷ USD) của Tây Ban Nha từ đầu năm 2022.
Trong khi đó, kinh tế Phần Lan đã rơi vào suy thoái trong quý IV/2022, còn kinh tế Thụy Điển giảm sút mạnh hơn dự báo ban đầu.
Theo số liệu thống kê chính thức, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Phần Lan giảm 0,6% trong quý thứ 2 liên tiếp xuống mức âm. Trong dự báo mới nhất hồi tháng 12/2022, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Phần Lan dự báo GDP sẽ giảm nhẹ vào năm 2023, khoảng 0,2%, trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2024 và 2025.
Tại Thụy Điển, GDP của nước này trong quý IV/2022 giảm 0,9%, sâu hơn mức dự báo 0,6% được đưa ra đầu tháng 2/2023. Ngân hàng trung ương Thụy Điển dự kiến GDP sẽ giảm 1,1% trong năm nay, tương đương với mức trung bình của châu Âu, theo dự báo mới nhất được công bố vào đầu tháng 2/2023.
Ấn Độ có thể vượt Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong năm nay Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Giám đốc quản lý, điều hành Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ (Invest India), ông Deepak Bagla dự báo Ấn Độ đang sẵn sàng vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Đường phố ở Thủ đô New...