Đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh khá khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Một góc thành phố Điện Biên phủ
Phạm vi ranh giới quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên là 9.541,25 km2.
Video đang HOT
Mục tiêu lập quy hoạch phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; với lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; là một trong những tỉnh dẫn đầu về phát triển lâm nghiệp của cả nước, điển hình về giảm nghèo bền vững với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo đảm môi trường bền vững; bảo tồn và phát huy hiệu quả bản sắc dân tộc, các nét đẹp văn hoá các dân tộc; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nội dung Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07-5-2019 của Chính phủ, trong đó, phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Điện Biên và thực trạng phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Các nội dung đề xuất nghiên cứu tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Điện Biên phải bảo đảm cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và quy định của pháp luật; tập trung vào nghiên cứu cơ sở hình thành, phương hướng phát triển các vùng, địa phương, các ngành, lĩnh vực để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
Expo Dubai 2021: Cơ hội để Việt Nam quảng bá và kết nối doanh nghiệp
Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) tại ASEAN.
Với kim ngạch thương mại song phương UAE-Việt Nam luôn chiếm khoảng 30% trong tổng thương mại song phương UAE-ASEAN, Việt Nam là cửa ngõ quan trọng để UAE thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường ASEAN. Ngược lại UAE là một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam tại Trung Đông - Châu Phi.
Số liệu thống kê gần đây cho thấy, kim ngạch thương mại song phương hàng nămgiữa Viêt Nam - UAE luôn duy trì ở mức cao (2017 là 10,3 tỷ USD; 2018 là 8,19 tỷ USD; 2019 là 8,16 tỷ USD; 2020 ước đạt trên 5 tỷ USD Mỹ do ảnh hưởng của đại dịch covid), tuy nhiên con số này có thể đạt trên 10 tỷ USD trong thời gian tới. Đáng lưu ý hàng năm, Việt Nam thường xuất siêu sang UAE, đưa UAE tiếp tục trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung đông Châu Phi và là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trên thế giới.
"Việt Nam mong muốn có nhiều hơn các doanh nghiệp UAE tham gia các dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, logistics, dầu khí, năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu, chế biến nông sản, du lịch, xây dựng, vận tải hàng không", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ tại buổi tiếp Bộ trưởng Kinh tế UAE khi dẫn đầu đoàn doanh nghiệp sang thăm và làm việc tại Việt Nam thời gian qua.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Bộ trưởng Kinh tế UAE.
UAE trở thành trung tâm kinh tế của thế giới Hồi giáo và được chọn đăng cai Diễn đàn kinh tế Hồi giáo thế giới, Hội nghị thượng đỉnh năng lượng thế giới 2019 và Triển lãm thế giới Expo2020 Dubai (được hoãn lại sang năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch đang diễn ra trên thế giới).
Theo đại sứ quán UAE tại Việt Nam, kỳ họp tới đây của Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - UAE, cùng với sự kiện Expo 2020 Dubai (được hoãn sang năm 2021) sắp được tổ chức tại Dubai từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/3/2022 sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, nông sản thực phẩm, thủy hải sản và nhiều sản phẩm nổi tiếng khác của Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Đây cũng là dịp cho các doanh nghiệp Việt xúc tiến các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua các diễn đàn, hội thảo, các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, qua đó có thể tìm kiếm các đối tác phù hợp cũng như ký kết được các hợp đồng quan trọng. Một điều hết sức đặt biệt là Triển lãm Thế giới Expo 2020 Dubai lần đầu tiên tổ chức tại một quốc gia Ả rập của khu vực Trung Đông- Châu Phi, sẽ tạo sự kết nối hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
UAE được biết đến là một quốc gia với nền kinh tế đa dạng, đầy tiềm năng, dựa trên sức sáng tạo, luôn có mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 10 thế giới với mức 70.000 USD. Ngày càng nhiều các tập đoàn lớn có uy tín của UAE đang đẩy mạnh đầu tư sâu rộng thông qua nhiều dự án khai thác dầu khí, cảng biển, khách sạn du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ hàng không, công nghiệp, khai khoáng ... tại Việt Nam(như Tập đoàn Mubadala, DP World, Nakheel Group, Emirates Airlines, Dubai Investment Group, Dubai Export Group...). Bên cạnh đó, nhiều công ty và tập đoàn có trụ sở tại UAE tiếp nhận số lượng lớn lao động là công nhân lành nghề của Việt Nam, những người đã có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước UAE.
2 tháng đầu năm, gần 5,5 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam Số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/2/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước...