Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo đó, sửa đổi mục tiêu đề ra cho năm 2025 như sau: Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt 50 trở lên.
Quyết định mới cũng bổ sung lộ trình trình thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, năm 2020-2021, rà soát tình hình thực hiện và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2022, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2023, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
Video đang HOT
Năm 2024, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045. Năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
Theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017, Chính phủ chủ trương pát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
Cùng với đó, phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.
Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế…
Giảm chi phí, tăng tỷ trọng đóng góp của logistics vào GDP
Theo kế hoạch của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 5-6% (hiện là 4-5%) trong khi chi phí logistics sẽ giảm xuống tương đương 16-20% GDP.
Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Theo đó, mục tiêu phát triển được sửa đổi, nêu rõ đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 5-6% (hiện là 4-5%), tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics tương đương 16%-20% GDP.
Hiện nay, dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, xếp hạng chỉ số LPI của Việt Nam ở mức 39/160 nước tham gia nghiên cứu. Trong khi đó, theo kế hoạch, xếp hạng chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) sẽ đạt 50 trở lên.
Quyết định cũng bổ sung lộ trình trình thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, năm 2020 - 2021, rà soát tình hình thực hiện và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2022, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
Năm 2023, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2024, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045.
Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2020 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhận định chi phí logistics ở nước ta còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam cũng chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam chưa có doanh nghiệp lớn, cung ứng đồng bộ các dịch vụ logistics, chưa kể nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Giá cả hàng hóa nhìn chung ổn định Theo thông lệ hằng năm, trong dịp Tết Nguyên đán, sức mua các loại hàng hóa, thực phẩm trên thị trường tăng mạnh, kể cả trước hoặc sau Tết. Tuy nhiên, trái ngược với dự báo, giá hàng hóa những ngày trước và trong Tết, năm nay nhìn chung ổn định, thậm chí không những không tăng mà giảm giá mạnh ở nhiều...