Đến năm 2018, hơn 20% dân số Mỹ sẽ từ bỏ truyền hình
Sự bùng nổ của công nghệ internet đang khiến người dân Mỹ ngày càng hờ hững hơn với truyền hình. Ước tính đến năm 2018, hơn 20% dân số Mỹ sẽ từ bỏ việc ngồi hàng giờ dán mắt vào kênh trả tiền trên TV.
Lí giải về nguyên nhân “li dị” với các kênh truyền hình của một 1 bộ phận người dân Mỹ, báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Forrester Research cho rằng không phải do nội dung của truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh quá “nghèo nàn”, không đáp ứng nổi nhu cầu của người xem mà do chi phí để xem truyền hình trả tiền quá đắt. Thay vào đó, họ có xu hướng chuyển sang sử dụng các dịch vụ internet băng thông rộng. Forrester Research dự đoán tỉ lệ phần trăm các hộ gia đình Mỹ đăng kí sử dụng thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ giảm khoảng 3% từ mức 82% hiện tại xuống còn 79% vào năm 2018.
Mặc dù, sự suy giảm của thuê bao truyền hình trả tiền tại Mỹ được dự đoán sẽ còn tiếp tục kéo dài, song Forrester Research lại lạc quan tin tưởng rằng kịch bản sụp đổ của công nghệ truyền hình Mỹ chỉ bị “thổi phồng”. Thậm chí, hãng nghiên cứu này còn kêu gọi các nhà tiếp thị không nên phân tâm bởi những báo cáo về tình hình hỗn loạn của ngành công nghiệp truyền hình trả tiền trong thời gian qua. Ngoài ra, Forrester Research ra sức bảo vệ cho các dịch vụ truyền hình trả tiền như tính bản quyền hay nói cách khác chính là sự sở hữu của các chương trình độc quyền mà internet không sẵn có.
Tuy nhiên, theo Business Insider, một trong những lập luận thiếu chính xác mà Forrester Research đưa ra chính là nội dung của các kênh truyền hình cáp luôn đạt chất lượng tốt nhất. Nhưng thực tế thì không hẳn vậy.
Video đang HOT
Đầu tư của Netflix đã đơm hoa kết trái với các chương trình đang thu hút được sự chú ý như “House of Cards” hay “Orange is the New Black”. Trong khi giới trẻ ngày càng trung thành hơn với thói quen xem tất cả các chương trình mà họ quan tâm trên trang YouTube. Chính vì vậy, họ cũng sẽ thấy thoải mái hơn khi lựa chọn các chương trình yêu thích một cách linh hoạt trên những chiếc SmartTV kết nối internet của Samsung hay Sony.
Trong khi đó, chính Forrester Research cũng phải thừa nhận rằng hạn chế của truyền hình trả tiền chính là sự bó buộc người tiêu dùng buộc họ phải trả tiền cho tất cả thời gian truy cập chỉ để xem một chương trình. Chất lượng tốt nhất cũng sẽ chỉ mang tính chất “trang trí” một khi không qua được cửa ải “tiêu dùng” của người xem.
Hơn nữa, không thể phủ nhận thực tế rằng một bộ phận người dân Mỹ đã quyết định sống thiếu truyền hình cáp. Theo tờ Business Insider, năm 2013 có thể coi là một năm tồi tệ nhất từ trước đến nay của ngành công nghiệp truyền hình trả tiền tại nền kinh tế số 1 thế giới.
Theo đó, chỉ riêng trong Q3/2013, những nhà cung cấp truyền hình lớn nhất của Mỹ đã để tuột mất 113.000 thuê bao. Xu hướng này sẽ được dự đoán sẽ còn tiếp tục nở rộ trong thời gian tới, và nó sẽ không chỉ gói gọn ở trong nước Mỹ. Theo báo cáo của Google, từ năm 2010, người Việt Nam đã dành 5 – 6 giờ/ngày để truy cập internet, gấp đôi thời gian xem truyền hình, chỉ dành 1 giờ rưỡi cho báo giấy và tạp chí. Vì vậy, có thể bạn sẽ không phải ngạc nhiên khi một sớm mai thức dậy, truyền hình truyền thống chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong thế giới truyền tải nội dung, mà thay vào đó là nền tảng của những nội dung trực tuyến với sự phát triển nhanh chóng, chất lượng ổn định và sự dễ dàng trong truy cập.
Theo Sống Mới/Business Insider
Teen rời Facebook do chán hay do "ai cũng phải già"?
Việc giới trẻ rời xa Facebook cũng có thể được giải thích bằng nguyên nhân: ai cũng phải già hơn sau mỗi năm...
Có thể vì teen lớn dần lên, còn người dùng mới ở độ tuổi này lại ít đi đã bị hiểu lầm là giới trẻ rời bỏ Facebook.
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của Facebook tới người dùng thuộc mọi độ tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Mặc cho thông tin giới trẻ đang dần rời xa Facebook vì nhiều lí do, như chán nản, sợ phụ huynh... thì tổng thể lượng người dùng thường xuyên của mạng xã hội này vẫn không hề giảm.
Nhắc tới nghi vấn giới trẻ đang xa lánh Facebook, hãng iStrategyLabs đã thực hiện một nghiên cứu và vừa đưa ra báo cáo khá bất ngờ. Theo đó, hãng này đặt một câu hỏi khác là "Giới trẻ đang rời Facebook vì chán hay vì ai cũng phải lớn tuổi hơn?".
Ngụ ý của iStrategyLabs chính là việc qua mỗi năm, một lượng lớn người dùng ở độ tuổi teen sẽ không còn teen nữa, như vậy lượng người dùng này vẫn còn tồn tại nhưng đã bị hiểu lầm là từ bỏ Facebook. Tất nhiên, nghi vấn mới của iStrategyLabs cũng chỉ là một dự đoán, bởi vì các nghiên cứu trước kia chưa hẳn không tính tới vấn đề này.
Theo báo cáo của iStrategyLabs, tính từ năm 2011 tới nay, Facebook bị mất khoảng 3 triệu người dùng tuổi teen, ngược lại người dùng trên 55 tuổi đang tăng trưởng ổn định với mức 80,4% so với cùng kì. Nghiên cứu của iStrategyLabs xét tuổi teen là từ 13 đến 17 tuổi, so sánh giữa năm 2011 và năm 2014, tức trong khoảng thời gian này lượng người dùng tuổi teen được xét đến ban đầu đã trưởng thành và vượt quá tuổi teen.
Báo cáo của iStrategyLabs về tỉ lệ tụt giảm người dùng tuổi teen trên Facebook và sự tăng trưởng mạnh lượng người dùng trên 55 tuổi.
Riêng Facebook cũng xác nhận và lo ngại về tình hình tụt giảm người dùng tuổi teen trên trang mạng xã hội của mình. Một số nhà phân tích cho rằng, quảng cáo trên Facebook ngày càng làm quá, cùng với các hoạt động tiêu cực như like ảo, like ẩn, lời mời nhảm... là nguyên nhân của vấn đề trên. Trong khi đó, giới trẻ lại là lực lượng quan trọng cho công việc quảng cáo của Facebook vì nhóm người dùng này được đánh giá là thích khám phá và tò mò trước những gì họ nhìn thấy.
Theo Khám Phá
Thị trường truyền hình trả tiền: Hết "cấm chợ", lại "ngăn sông"? Với những động thái gần đây, thị trường Truyền hình trả tiền đang vấp phải sự lo sợ cạnh tranh hơn bao giờ hết. Cho đến thời điểm này, Viettel ít nhất đã hai lần "dự kiến" khai trương dịch vụ truyền hình cáp (THC) nhưng rồi cuối cùng đành phải trì hoãn. Cho đến gần đây, qua lời phát biểu của ông...