Đến Mỹ mà cũng đôi lúc ‘ngó lơ’ thiên tài
Thương vụ mua lại nền tảng nhắn tin di động WhatsApp với giá trị lên đến 19 tỷ USD của Facebook cũng đang khiến người ta bất ngờ và choáng ngợp trước đại gia công nghệ này.
Tuy vậy, sau khi thông tin trên được tiết lộ, những người ủng hộ và yêu mến cha đẻ và đồng sáng lập WhatsApp lại được dịp hả hê khi họ nhớ lại tin nhắn của Brian Acton khi trên Twitter vào ngày 3/8/2009 khi ông bị facebook từ chối nhận vào làm việc.
Nguyên văn tin nhắn ghi rằng: “Facebook turn me downed. It was a great opportunity to connect with some fantastic people. Looking forward to life’s next adventure.” (Facebook đã từ chối tôi. Đó là một cơ hội tốt để có thể làm việc với những con người tuyệt vời tại đây. Nhìn về phía trước và tiếp tục cuộc dấn thân kế tiếp). Khi nó được đăng tải, không ít người tin rằng đó không chỉ là lời tự động viên mà hơn hết còn là dự báo cho một bước ngoặt mới mẻ đang được ấp ủ.
5 năm sau, vụ chuyển nhượng kỷ lục đã diễn ra trong sự bất ngờ của hàng triệu người. Brian Acton, người tạo ra nền tảng nhắn tin di động có hơn 450 triệu người dùng hoạt động hàng tháng đã ngẩng cao đầu trước người đã từ chối mình trước đó.
Video đang HOT
Nhìn vào hồ sơ của Brian Acton, không ít người ngạc nhiên khi anh thất bại trong việc gia nhập vào đội quân của Facebook. Từng là kỹ sư đảm bảo chất lượng tại hảng đồ họa Adobe, 1994 – 1996 là kỹ sư phần mềm tại Apple, trước khi nhắm vào Facebook, ông từng là nhân viên của Yahoo. Định mệnh quá khứ dường như chối từ Brian để anh lên ngôi trong thì hiện tại.
Câu chuyện của Brian cũng khiến người ta nhớ đến lần bị “chối từ” ngay chính công ty mình sáng lập ra của CEO công nghệ lừng danh Steve Jobs vào năm 1985 sau thất bại của Macintosh Office (một giải pháp tích hợp cho văn phòng bao gồm một hệ thống mạng, một máy chủ chứa file và một máy in laser) và thế hệ Mac thứ hai.
Steve Jobs và Brian Acton là 2 trường hợp điển hình của ý chí là tố chất thiên tài thực sự. Câu chuyện kịch tính của họ khơi gợi rất nhiều bài học quý giá, nhất là với những người trẻ tuổi.
Nước Mỹ rộng lớn không ít lần từ chối những nhân tài có thể tạo dư chấn toàn cầu. Điều đáng nói là sau những lần “ngó lơ” đó, đương sự chưa bao giờ thôi từ bỏ ước mơ.
Steve chính thức trở lại Apple sau rất nhiều khó khăn khi công ty này mua lại Công ty máy tính NeXT vào năm 1997 để rồi sau đó, sự oanh tạc và phủ sóng của các sản phẩm “táo cắn dở” trên toàn thế giới rõ ràng là một hiện tượng. Brian Acton cũng khiến người ta khâm phục khi anh là nhân vật thứ 2 sáng lập WhatsApp vào 11/2009 cùng với cựu nhân viên Yahoo khác là Jan Koum, để đến nay, tên tuổi anh lại càng vang xa với con số 19 tỷ gây choáng ngợp.
Brian Acton và đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum
Brian rõ ràng đã tạo nên điều kỳ diệu khi khiến một đại gia vô đối như Facebook phải dè chừng và xem WhatsApp như một nỗi lo nếu đem lên bàn cân của thị trường tin nhắn di động.
Nhiều người cho rằng ông rất ngạo nghễ khi đưa nhiều “yêu sách” cho Facebook làm thương vụ nêu trên gây sốt trên mặt báo. Thế nhưng nhìn vào hành trình ra đời và phát triển của ứng dụng đắt giá này, hẳn ai cũng phải cảm thông và dành cho Brian sự kính nể và trọng vọng.
Steve Jobs và giờ đây là Brian Acton đã và đang là những nhân vật không chỉ mang tầm ảnh hưởng mà còn là cảm hứng và tấm gương về óc sáng tạo và không ngừng phấn đấu trong thời đại của chất xám và sự cấp tiến. Khó khăn, thử thách không khiến người ta phải từ bỏ mà chính là động lực để những sáng tạo mới mẻ có khả năng thay thế cuộc sống con người được ra đời.
Chuyện bị chối từ của Brian Acton hay Steve Jobs xét cho cùng không phải là sự phủ định, nói đúng ra nó là sự trì hoãn của những những phát kiến và tư tưởng lớn. Rõ ràng, vẻ đẹp hay sáng tạo nào cũng cần có thời gian thử thách. Thành công chỉ đến với ai theo đuổi tới cùng những ước mơ.
Theo Genk
Đồng sáng lập Whatsapp từng phải sống bằng "tem phiếu"
Từ một người sống trong nghèo khó, đã vươn lên thành tỷ phú thế giới mới ở tuổi gần 40, tất cả là nhờ công nghệ.
Đồng sáng lập Whatsapp (trái) Jan Koum từng phải sống bằng tem phiếu khi nhập cư vào Mỹ.
Koum năm nay 37 tuổi và đến Mỹ năm 16 tuổi từ quê nhà Ucraina. Sau khi đến Mỹ, gia đình anh tan vỡ và họ buộc phải sinh tồn bằng cách xin tem phiếu của chính quyền.
Thực tế thì chỗ mà gia đình Koum nhận trợ cấp thực phẩm ngay gần với trụ sở của Whatsapp hiện nay, chỉ cách vài ba dãy nhà.
Thế nhưng Koum và đồng sáng lập Brian Acton từng bị Facebook đánh trượt trong kỳ tuyển dụng vẫn có thể xây dựng nên Whatsapp và bán cho Facebook với giá 19 tỷ USD. Ngay cả trong trường hợp thương vụ này không được chính phủ Mỹ cho phép, Whatsapp vẫn nhận được khoản đầu tư 2 tỷ USD từ Facebook.
Theo Forbes ước tính, Koum nắm khoảng 45% cổ phần của Whatsapp, trong khi Acton nắm khoảng 20%. Như thế, Koum sẽ sở hữu khoảng 6,8 tỷ USD và Acton có khoảng 3 tỷ USD, dựa theo giá cổ phiếu Facebook hiện tại.
Theo PLXH/BI
Viber, Whatsapp bán mình và tương lai "tận thế" cho các ứng dụng nhắn tin miễn phí Rakuten mua Viber với giá gần 1 tỷ USD và Facebook thâu tóm Whatsaap với giá 19 tỷ USD có thể chính là tiếng chuông báo hiệu "ngày tàn" của các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí (OTT) đến sớm hơn. "Bong bóng OTT" như nhiều nhà phân tích công nghệ nhận xét đã nổ sớm hơn dự định. Khi ngay...