Đến Lý Sơn chiêm ngưỡng đôi ngọc cốt cá voi hơn 200 năm tuổi lớn nhất Đông Nam Á
Sau hơn 200 năm được người dân Lý Sơn ( Quảng Ngãi) bảo quản, bộ ngọc cốt của đôi cá voi được phục dựng trưng bày ở lăng Tân.
Với người dân xứ đảo tiền tiêu, cá voi như người bạn thân thiết và là thần hộ mệnh trên những chuyến đi biển mưu sinh.
Sau hơn 200 năm được người dân Lý Sơn cất giữ cẩn thận bên trong gian thờ ở lăng Tân (thôn Đông, An Vĩnh), năm 2021 theo nguyện vọng của nhân dân, chính quyền huyện Lý Sơn đã phục dựng lại hài cốt đôi cá voi (hay còn gọi là cá Ông) để trưng bày.
Dự án phục dựng 2 bộ xương cá Ông lăng Tân có tổng vốn đầu tư trên 14 tỷ đồng, bao gồm nhà trưng bày. Hai bộ xương cá Ông được phong tước Đồng Đình Đại Vương và Đức Ngư nhị vị tôn thần. Chiều dài mỗi bộ xương lần lượt 18m và 22m, cao gần 4m.
Người dân Lý Sơn cho biết, việc phục dựng bộ ngọc cốt đôi cá Ông lớn nhất Đông Nam Á là niềm vui rất lớn, vì không chỉ thể hiện sự tôn kính thần Nam Hải mà còn biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tinh thần người dân quê hương Hải đội Hoàng Sa.
Do bộ ngọc cốt được cất giữ trong các hòm đơn sơ và trải qua thời gian trăm năm nên phần lớn bị hư hỏng, để phục dựng các chuyên gia phải sử dụng thêm những thanh sắt cố định, sau đó lắp ghép từng đoạn xương lại.
Mỗi bộ ngọc cốt cá Ông có tới hơn 50 đốt xương sống, đường kính đốt sống trên 40cm; 28 xương sườn, mỗi xương sườn dài gần 10m; xương đầu dài 4m; xương ngà dài 4,7m. Để phục dựng hai bộ ngọc cốt cá Ông, hơn chục kỹ thuật viên cùng các chuyên gia cần mẫn hơn 2 tháng thi công khung đỡ, xử lý xương mục, sơn phủ bóng phần xương.
Theo các bậc cao niên ở đảo Lý Sơn, bộ ngọc cốt Đồng Đình Đại Vương đã được thờ cúng tại lăng Tân qua nhiều đời. Ngay cả những người cao tuổi nhất trên đảo cũng không biết chính xác cá Ông đã “lụy” vào bờ từ khi nào. Nhưng tích lưu truyền lại thì “cụ” dạt vào bờ vào buổi sáng nhưng người dân đưa cụ lên bờ chôn cất không được, sau lễ cúng thì đến giữa ngọ việc di chuyển trở nên dễ dàng.
Do nhiều phần xương bị hư hỏng nên để phục dựng, các chuyên gia phục dựng phải dùng phương pháp nhựa hóa một số phần xương mục và tôn tạo phần đầu cá bằng nhựa composite.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, đến thời điểm hiện tại đây là bộ xương cá voi khủng còn tương nguyên vẹn được bảo quản tốt nhất.
Những đốt xương cá Ông được lớp lớp thế hệ người dân Lý Sơn bảo quản tồn tại qua chiều dài hơn 200 năm lịch sử. Với người dân nơi xứ đảo, cá Ông là biểu tượng của một vị thần luôn giúp đỡ ngư phủ khi hoạn nạn trên biển.
Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết, từ khi bộ xương cá voi được phục dựng đã giúp đảo ngọc có thêm một địa chỉ du lịch mới. Từ khi đưa vào hoạt động đón khách tham quan, lăng Tân đón khoảng 200 nghìn lượt khách.
Hàng vạn người kéo nhau lên núi chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á
Dòng người lên đến con số hàng vạn không ngừng đổ về vùng Núi Bà tại xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định) để tham dự lễ hội chùa Ông Núi, nơi đặt công trình tượng Phật ngồi, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á thuộc Dự án Quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào tháng 11-2017
Đến trưa ngày 11-3 (tức 24 tháng Giêng âm lịch), dòng người vẫn tiếp tục đổ về dự lễ hội chùa Ông Núi, còn có tên là Linh Phong thiền tự, đặt lưng chừng đỉnh Chóp Vung, Núi Bà (xã Cát Tiến).
Năm nay, số lượng người đến dự lễ chùa Ông Núi đông hơn mọi năm do gần chùa còn có tượng Phật ngồi được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Tượng Phật ngồi thuộc Dự án Quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào tháng 11-2017.
Dòng người không ngừng đổ về pho tượng Phật ngồi cao 69m, tọa lạc trên một tòa sen nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 129m so với mặt nước biển
Đến 12 giờ trưa ngày 11-3, dòng người vẫn không ngừng đổ về núi chóp Vung để hành hương, dự lễ.
Tương truyền, ngôi chùa này được cất dựng cách nay khoảng trên 300 năm. Ông Núi (Y Mộc Sơn Ông) là tên người dân tự đặt, tên thật Lê Bang (tên ghi tại phần mộ thờ sau Linh Phong thiền tự). Ông hành nghề kiếm củi chữa bệnh cho vua và dân nghèo, tu tại hang đá Núi Bà.
>> Một số hình ảnh PV ghi lại tại lễ hội chùa Ông Núi:
Hai bên đường lên núi để tham quan tượng Phật ngồi khổng lồ, du khách còn được chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán được tác bằng đá .
Dòng người đi bộ trên 28 thang đá (mỗi thang có 7 bậc) để lên núi hành hương dự lễ.
Do lượng khách quá đông nên nhiều người phải băng đường rừng vừa được san ủi để lên núi.
Dòng người đổ lên núi càng lúc càng đông dù đang buổi trưa nắng.
Do đường núi hẹp, người dự lễ quá đông nên xảy ra tình trạng chen lấn, ùn ứ... Công an tỉnh Bình Định phải cắt cử lực lượng canh trực tại các nẻo đường lên tượng Phật và chùa Ông Núi để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách.
Dòng người đổ về hành hương, dự lễ.
Năm nay chùa chuẩn bị số lượng lớn thực phẩm chay gồm 5 tấn gạo, 7 tấn dưa cải, 3 tấn cải bắp, 2 tấn quả su... để tổ chức lễ trong 2 ngày (11, 12-3)
Dòng người đổ đến hang đá được cho là nơi ông Núi từng tu luyện để thắp hương, cúng khấn.
Năm nay lượng khách từ các tỉnh như Quảng Ngãi, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, TPHCM, Hà Nội... đổ về chiêm bái tượng Phật ngồi này đôn g bất ngờ
Lý Sơn - Làng bích họa thứ 2 ở Việt Nam Đến với huyện, đảo Lý Sơn, ngoài những điểm đến quen thuộc, giờ đây du khách còn được chiêm ngưỡng những bức tranh sống động tại ngôi làng bích họa vừa mới ra mắt hồi đầu tháng 6. Nhắc đến làng bích họa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Tam Thanh, Quảng Nam. Tuy nhiên, mới đây một ngôi làng bích họa được...