Đến lượt Nhật Bản cũng cấm các cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE
Hết Mỹ, Australia, New Zealand đến Anh và bây giờ là Nhật cũng cấm Huawei.
Nhật Bản dự kiến sẽ công bố kế hoạch cấm mua các thiết bị của Huawei và ZTE, để sử dụng trong cơ quan chính phủ. Mục đích là để tăng cường an ninh mạng và ngăn chặn rò rỉ thông tin.
Tờ báo Yomiuri xác nhận thông tin này, cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố quy tắc sửa đổi về việc mua sắm thiết bị công nghệ vào thứ hai tới đây.
Hồi tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch không cho phép Huawei và ZTE tham gia đấu thầu các hợp đồng xây dựng hệ thống thông tin.
Trước đó, Mỹ cũng đã cấm các thiết bị của Huawei. Trong khi đó, Australia và New Zealand ngăn không cho các nhà mạng sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei. Tập đoàn BT của Anh cũng không còn sử dụng thiết bị Huawei cho các mạng 3G và 4G của mình nữa.
Video đang HOT
Khó khăn liên tiếp xảy đến với Huawei giữa lúc giám đốc tài chính kiêm phó chủ tịch tập đoàn này Mạnh Vãn Chu bị nhà chức trách Canada bắt hôm 1/12 theo đề nghị từ Mỹ.
Theo GenK
Mỹ thuyết phục đồng minh không dùng thiết bị viễn thông Huawei
Theo Thời báo Phố Wall, chính phủ Mỹ bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm thuyết phục nhà cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông các nước đồng minh không dùng thiết bị viễn thông Huawei.
Theo nguồn tin của Thời báo Phố Wall, quan chức Mỹ trình bày những gì mà họ cho là có nguy cơ về an ninh mạng đến quan chức viễn thông và chính phủ của các nước đồng minh đang sử dụng thiết bị Huawei, bao gồm Đức, Ý và Nhật Bản. Đồng thời, Mỹ cũng cân nhắc viện trợ tài chính cho phát triển viễn thông tại những quốc gia không dùng thiết bị do Trung Quốc sản xuất.
Nguồn tin cho rằng lo ngại của Mỹ nhằm vào việc sử dụng thiết bị viễn thông Trung Quốc tại các nước có cơ sở quân sự Mỹ. Bộ Quốc phòng có mạng viễn thông và vệ tinh riêng để liên lạc nhạy cảm nhưng phần lớn lưu lượng tại các cơ sở quân sự lại di chuyển qua mạng thương mại.
Chiến dịch khởi động trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày một gia tăng. Washington đã áp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến đòn trả đũa từ Bắc Kinh. Mỹ cũng thắt chặt các quy định đầu tư nước ngoài nhằm vào các thương vụ liên quan đến Trung Quốc.
Động thái tại nước ngoài của Mỹ đưa ra đúng thời điểm các nhà cung cấp dịch vụ Internet và không dây chuẩn bị mua sắm phần cứng mới cho thế hệ mạng 5G. 5G hứa hẹn kết nối siêu nhanh, là tiền đề cho xe tự lái và vạn vật kết nối. Quan chức Mỹ lo ngại viễn cảnh các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc gián điệp hoặc vô hiệu hóa kết nối đến vũ trụ kết nối này, bao gồm cả linh kiện trong các nhà máy.
Hồ sơ của Mỹ nhằm ngăn cản quan chức viễn thông và chính phủ không sử dụng linh kiện Huawei trong cả mạng chính phủ lẫn thương mại. Một quan chức nói Bắc Kinh có thể buộc các doanh nghiệp nước này làm theo yêu cầu từ nhà chức trách. Ngoài ra, mạng Internet và không dây trong vài năm tới có thể dễ bị tấn công mạng và gián điệp hơn. Chẳng hạn, ngày nay, trang thiết bị tháp di động phần lớn tách biệt với hệ thống "lõi" nơi luân chuyển phần lớn lưu lượng dữ liệu và thoại của mạng lưới. Tuy nhiên, trong mạng 5G mà các nhà mạng chuẩn bị lắp đặt, phần cứng tháp di động sẽ thực hiện một số nhiệm vụ từ "lõi" và phần cứng đó có nguy cơ bị lợi dụng để phá hoại "lõi" qua tấn công mạng. Vì vậy, quan chức Mỹ lo ngại thiết bị tháp di động của Huawei và ZTE có thể làm ảnh hưởng đến mạng lưới viễn thông.
Huawei hiện là hãng smartphone lớn thứ hai thế giới, sau Samsung, đồng thời là nhà cung cấp thiết bị viễn thông số 1 toàn cầu, bao gồm phần cứng trong tháp di động, mạng Internet và cơ sở hạ tầng khác để kích hoạt liên lạc hiện đại. Công ty bị cấm cửa tại Mỹ sau một báo cáo năm 2012 gọi nó là nguy cơ an ninh quốc gia. Nhà chức trách Mỹ nói Huawei có thể bị Bắc Kinh yêu cầu gián điệp hoặc phá hoại mạng viễn thông. Tuy nhiên, Huawei liên tục bác bỏ những lời cáo buộc này và khẳng định thiết bị của họ cũng an toàn như các đối thủ phương tây như Nokia, Ericsson do tất cả nhà sản xuất chia sẻ các dây chuyền cung ứng chung.
Chính quyền Tổng thống Trump và Quốc hội Mỹ năm nay cũng khởi động nỗ lực đa dạng nhằm thắt chặt quy định với Huawei và các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc khác, bao gồm ZTE. Chẳng hạn, Ủy ban truyền thông liên bang (FTC) hạn chế các cơ quan liên bang trợ giá nhà mạng nếu họ mua thiết bị Trung Quốc.
Dù không được kinh doanh trên đất Mỹ, Huawei vẫn thống trị thị trường thiết bị viễn thông thế giới. Năm 2017, hãng nắm 22% thị phần, Nokia 13%, Ericsson 11% và ZTE 10%.
Một số thành viên của nhóm "Five Eyes", liên minh tình báo 5 thành viên giữa các nước nói tiếng Anh, cũng công khai thách thức Huawei. Tháng 8/2018, chính phủ Australia cấm Huawei và ZTE khỏi mạng 5G. Tháng 10/2018, nhà chức trách Anh nói đang xem xét việc sắp xếp lại thị trường thiết bị viễn thông, động thái mà những người đứng đầu ngành cho rằng nhắm thẳng vào Huawei.
Tuy vậy, nỗ lực cản trở Huawei tại nước ngoài của Mỹ không hề dễ dàng: Huawei đã vô cùng phổ biến với các nhà mạng tại những nước đồng minh. Một số nhà mạng lớn tại đây cho biết Huawei cung cấp phần lớn sản phẩm và thường tùy biến theo nhu cầu của họ, ngoài ra còn có yếu tố chi phí và chất lượng.
Neil McRae, Giám đốc kiến trúc mạng của nhà mạng lớn nhất nước Anh, BT, phát biểu tại một hội thảo: "Chỉ có một nhà cung ứng 5G thực sự hiện nay, đó là Huawei. Những người khác cần phải bắt kịp".
Theo Báo Mới
2018 là năm buồn của công nghệ Trung Quốc Khi mà công nghệ Trung Quốc tưởng như sắp vượt mặt đối thủ tại Silicon Valley, họ lại một bước rơi xuống 'địa ngục'. Trong vài khoảnh khắc sáng giá, Tencent và các hãng công nghệ Trung Quốc tưởng như sẽ lấn lướt các đồng nghiệp tại thung lũng Silicon. Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng sa sút. Cuộc chiến thương mại với...