Đến lượt HP ngậm ngùi rao bán bằng sáng chế công nghệ
HP là một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hoàn cảnh khó khăn khiến hãng phải rao bán các phát minh sáng chế liên quan đến công nghệ di động.
Mặc dù hãng máy tính thứ hai trên thế giới HP đã thử sức mình trên thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, tuy nhiên đến nay thì hãng này đã không thành công trong việc tạo ra một sản phẩm có tác động đáng kể trên thị trường. Trước đây, HP đã mua hãng sản xuất điện thoại thông minh Palm để tiếp cận webOS – hệ điều hành của điện thoại thông minh Palm nhưng HP đã không thể phát triển webOS hiệu quả,cuối cùng đã phải từ bỏ hệ điều hành này đồng thời chấp nhận bán lỗ hệ điều hành webOS cho công ty LG.
Tuy không thể cạnh tranh hiệu quả trong thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng nhưng HP đã giữ lại một lượng lớn bằng sáng chế về thiết bị di động vốn mua lại từ Palm trước đó và hiện có tin rằng HP đang xem xét bán những bằng sáng chế này.
Trước đó dù đã bán webOS cho LG nhưng hãng HP vẫn quyết định giữ lại các bằng sáng chế có liên quan và chỉ cấp phép sử dụng những bằng sáng chế này cho LG. Và đang có rất nhiều dấu hiệu cho thấy HP đã tìm cách để bán hẳn các bằng sáng chế này. Các nguồn tin trong HP thông báo rằng công ty đã tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng về danh mục bằng sáng chế của mình, đồng thời cũng dỡ bỏ một số điều kiện ràng buộc để bán nhanh hơn.
Hiện không có thông báo chính thức nào từ HP cũng như thông tin về các đối tác mà HP đã tiếp cận. Tuy nhiên chúng ta có thể chắc chắn rằng một trong những công ty được tiếp cận là LG và cũng dễ hiểu ràng nếu LG đã được cấp phép sử dụng bằng sáng chế thì nhà sản xuất điện thoại thông minh này cũng sẽ sẵn lòng mua luôn những bằng sáng chế này.
Gần đây vấn đề sở hữu bằng sáng chế đã trở thành một nguồn lực tài chính “màu mỡ”, đặc biệt là những bằng sáng chế có liên quan đến công nghệ di động. Google đã mất đến 12,5 tỉ đô la Mỹ để mua Motorola Mobility, đặc biệt là danh mục bằng sáng chế của công ty này trong năm 2011. Trong khi đó liên minh Microsoft và Apple cũng đã chi đến 4,5 tỉ đô la Mỹ để mua hơn 6.000 bằng sáng chế thiết bị di động từ hãng Nortel Networks. Nếu việc mua bằng sáng chế là một chiến lược để chiếm lĩnh thị trường thì việc bán ra bằng sáng chế được xem như là một nỗ lực cuối cùng để thu về lượng tiền mặt cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Toàn cảnh triển lãm công nghệ CeBit 2013
Triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Hanover (Đức) với sự tham gia của hơn 4.100 công ty đến từ 70 quốc gia.
CeBit từ lâu vẫn được coi là triển lãm công nghệ lớn nhất, CES là triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất và Mobile World Congress là triển lãm công nghệ di động lớn nhất thế giới.
Với 350.000 lượt khách tham quan năm ngoái và dự kiến con số tương tự năm nay (diễn ra ngày 598/3), phát ngôn viên của CeBit khẳng định với AFP rằng sự kiện của họ vẫn có quy mô lớn gấp đôi hai "đối thủ" kể trên. Tuy vậy, đối với giới truyền thông, khoảng 2-3 năm gần đây, CeBit không còn sôi động và hấp dẫn so với CES và MWC nữa.
Kiến trúc độc đáo của trung tâm triển lãm Hannover Messe.
CeBit là nơi hội tụ của những doanh nghiệp công nghệ và viễn thông hàng đầu, nên vẫn có lượng khách tham dự lớn.
Thủ tướng Đức Andrea Merkel là gương mặt quen thuộc tại sự kiện.
CeBit năm nay không chỉ là nơi công bố sản phẩm mà còn có các cuộc thi video game.
Người chiến thắng cuộc thi Starcraft II do Intel tài trợ.
Intel trình diễn mẫu laptop sử dụng chip Haswell - thế hệ Core thứ tư dự kiến được bán ra giữa năm nay.
Thẻ microSD của Secusmart có thể cài trong các smartphone như BlackBerry Z10 để mã hóa dữ liệu.
Theo VNE
Doanh thu từ dữ liệu di động sẽ sớm vượt qua doanh thu thoại Các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ di động sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các dạng dữ liệu khác so với các cuộc gọi thoại thông thường, theo ý kiến của GSMA. GSMA (Hiệp hội di động toàn cầu) - đại diện cho ngành công nghiệp di động- cho biết sự phát triển bùng nổ của các thiết...