Đến Hải Phòng thưởng thức bánh trôi nước “mini”
Bánh trôi tàu hay còn gọi là sủi dìn, là món ăn có nguồn gốc bắt đầu từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Đây là món ăn vặt đường phố ưa chuộng ở đây.
Dừng chân ở một quán nhỏ bất kỳ ven đường trên khắp thành phố, gọi một bát sủi dìn nghi ngút khói mà xì xụp mới cảm nhận rõ hơi ấm lan tỏa đầu lưỡi. Người ta thường dắc vừng đen, dừa và lạc lên trên để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Để có một món bánh trôi ngon và hấp dẫn, người đầu bếp phải kỳ công chọn lựa rất kỹ càng từ nguyên liệu như bột nếp, vừng đen, dừa nạo,gừng tươi, đường thốt nốt hay mật mía. Loại gạo được chọn để làm vỏ bánh phải là loại nếp thơm, to tròn, đều hạt, nhiều nơi cầu kỳ hơn một chút còn đặt hàng ở quê. Gạo nếp được phơi già hạt để khi đun lên bột bánh nở, dai và thơm hơn. Gạo trước khi đem xay thành bột được ngâm trong nước cùng chút muối trắng khoảng một ngày, thỉnh thoảng thay nước để tránh bị chua, sau đó được đem đi xay. Sau nhiều công đoạn như lặng, hút ẩm… sẽ có thứ bột mềm để nặn bánh. Nhân bánh được làm từ vừng đen, lạc rang giã nát và cùi dừa nạo, đun nóng cùng một lượng nhỏ nước theo một tỉ lệ nhất định để đảm bảo đủ độ bùi và béo ngầy ngậy.
Sau khi đã có vỏ và nhân bánh, công đoạn nặn bánh cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm. Những chiếc sủi dìn nhỏ xinh xắn được nặn đều tay sao cho vừa miệng mà nhân bánh không bị lộ ra ngoài, hơn nữa cũng phải vo nắn thật khéo để khi thả vào nồi nước bánh không bị vỡ nát mới đạt yêu cầu. Từng mẻ sủi dìn sau khi nặn sẽ được thả vào nồi nước đang sôi, chừng 5 – 7 phút bánh nổi lên thì vớt ra bát ăn cùng với nước dùng nóng.
Nước dùng làm sủi dìn có vị đặc trưng riêng, thơm dậy mùi cay nồng của gừng tươi giã nhỏ nấu với mật mía hoặc đường thốt nốt. Màu vàng cánh gián song sánh của nước dùng khi tưới lên sủi dìn trông rất bắt mắt và hấp dẫn.
Không ít thực khách khi lần đầu được thưởng thức sủi dìn tại thành phố Hoa Phượng Đỏ đã phải ngạc nhiên vì sự lôi cuốn kỳ lạ của thứ bánh dân dã này. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… Tất cả tạo nên một phong vị riêng có cho thức quà giản dị rất Hải Phòng.
Theo DLVN
Video đang HOT
Những quán chè ấm lòng vào mùa Đông ở Hà Nội
Trời Hà Nội vào Đông se se lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức các món ăn nóng hổi, đặc biệt là các món ăn vặt. Chè là một trong những món ăn không thể thiếu trong mùa này.
Chè chuối nướng, sắn nóng hay bánh trôi tàu là những món chè nóng hổi, thơm ngon bạn nên thử mối khi có dịp đi du lịch Hà Nội vào mùa Đông.
Quán chè 35B Nguyễn Bỉnh Khiêm
Quán vào buổi chiều thường tấp nập thực khách. Ở đây có món bánh đúc và các loại chè nóng ngon có tiếng. Tuy giá hơi cao so với những chỗ khác nhưng hàng này vẫn được nhiều người chọn ăn vì mang đúng hương vị của Hà thành. Quán lại là địa điểm lâu năm quen thuộc, được coi là "chốn cũ" của nhiều thế hệ học sinh.
Bên cạnh chè chuối khá ngon thì chè sắn lại bị chê là quá ngọt. Ngoài ra nên ăn trước một bát bánh đúc nóng rồi mới ăn đến chè nếu bạn đến vào tầm đói bụng. Quán mở cửa sau 15h30.
Chè sắn nóng 39 Lý Quốc Sư
Chè sắn là món ăn hầu như chỉ có vào mùa lạnh. Chè sắn ở Lý Quốc Sư nổi tiếng bởi vị bùi, thơm, nước chè sánh, nâu vàng ngon miệng, những miếng sắn được cắt vuông vức hình bao diêm, mềm dẻo không quá bở, nhìn thôi đã đẹp mắt.
Có người thường ăn một lúc 2-3 bát mới đã cơn thèm. Bạn nhớ phải đến sớm vì chè hết rất nhanh. Quán mở cửa từ 10h sáng đến 12h đêm, giá khoảng 10.000-15.000 đồng/bát.
Chè Bà Thơm, 146 Quán Thánh
Bằng những nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận cùng với cách thức nấu cổ truyền hoàn toàn không dùng tới chất phụ gia và phẩm màu, những món chè của Bà Thơm đã giữ được trọn vẹn hương vị tự nhiên và màu sắc nguyên thủy của từng thành phần.
Quán chè này từng xuất hiện trong các chương trình giới thiệu đặc sản Hà Nội trên truyền hình, mở cửa từ 14h30 đến 23h.
Xôi chè bà Thìn, 1 Bát Đàn
Xôi chè là một món ăn đặc trưng và thanh tao của người Hà thành xưa. Món bao gồm xôi vò đỗ xanh và chè. Xôi được đồ lên rất khéo, từng hạt béo, mềm và không dính bết lại với nhau, có màu vàng ươm hấp dẫn. Nếu bạn không thích vị ngọt đậm, nên chọn cho mình bát chè hoa cau trộn cùng xôi vò. Chè hoa cau ở đây được nấu cùng bột sắn có rắc thêm hạt đỗ xanh, chính vì vậy nên nó có vị ngọt mát.
Trước đây quán ở 93 Hàng Bồ, giờ chuyển về số 1 Bát Đàn.
Chè nóng, bánh trôi tàu, 77 Hàng Điếu
Tất cả món của quán đều do cô chủ tự tay làm. Nhiều bạn nhận xét thích nhất trân châu của quán, to, dẻo ngon khó cưỡng, đúng kiểu tự làm chứ không phải trân châu đen Trung Quốc. Chè hạt sen thì bở nhưng không nát còn nguyên hình hạt, vị ngọt mát vừa phải. Bánh trôi to tròn mịn, bánh chay ngon, dẻo, ngọt vừa.
Tuy nhiên chỗ ngồi khá ít và chật, nếu mua mang về thì tiện hơn. Quán mở cửa từ 9h sáng đến 23h đêm, giá 10.000 đến 25.000 đồng một bát.
Theo Vnexpress
Về Bạc Liêu ăn ghẹ sữa chiên giòn Một lần ra bãi biển Gành Hào thuộc tỉnh Bạc Liêu, tôi đã chứng kiến cảnh bà con ngư dân thu hoạch ghẹ sữa, đồng thời cũng được thưởng thức món ghẹ sữa chiên giòn, một bữa tiệc thật no nê. Ghẹ sau khi đánh bắt, bà con cư dân biển vùng này chọn ra những con trưởng thành để bán ghẹ thịt....